chào cô,
Người lao động muốn đi làm sau 4 tháng nghỉ sinh thì trên hệ thống báo giảm sẽ báo là 4 tháng hay 6 tháng ạ.
Khi người lao động quay lại sau 4 tháng nghỉ sinh thì người sử dụng lao động sẽ báo tăng. Ngoài báo tăng trên hệ thống mình cần nộp thêm hồ sơ sửa đổi gì không ạ.
Cảm ơn cô
Trường hợp lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian nói trên mà muốn đi làm sớm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019 và Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:
- Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
- Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý.
- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
(Đây là các giấy tờ em cần bổ sung)
----
Theo khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019, lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Nội dung này tiếp tục được khẳng định tại khoản 2 Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Em báo giảm 4 tháng (mặc dù hưởng là 6 tháng nhưng báo giảm 4 tháng vì tháng thứ 5 đi làm vẫn đóng BHXH trở lại bình thường)
---
Tuy nhiên với trường hợp người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì việc đóng BHXH sẽ được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư https://luatvietnam.vn/bao-hiem/thong-tu-59-2015-tt-bldtbxh-bo-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-101834-d1.html như sau:
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Cùng với đó, điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định https://luatvietnam.vn/bao-hiem/quyet-dinh-595-qd-bhxh-bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-114106-d1.html cũng hướng dẫn về việc đóng BHXH của lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh như sau:
6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Như vậy, kể từ thời điểm đi làm, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).
---
Lưu ý Thông tư 06 mới cập nhật này nữa em nhé
8. Bổ sung vào cuối khoản 1 điều 3 như sau:
Theo Luật thì được phép nghỉ trước 2 tháng bạn @Giang Lại nhé.
Việc viết đơn không thuộc Luật bảo hiểm bắt buộc mà viết đơn chỉ là để công ty có kế hoạch nhân sự và sắp xếp phù hợp thôi. Nên viết trước bao lâu tùy theo từng công ty quy định, thường là trước 2 tháng để sắp xếp nhân sự tiếp nhận công việc của người nghỉ thai sản đó.