nguyen thi kim lien
nguyen thi kim lien
Thảo luận 2 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 17 lượt xem

cty em đang theo chế độ khoán doanh thu cho chi nhánh...

cty em đang theo chế độ khoán doanh thu cho chi nhánh . do đó trên hợp đồng thể hiện 2 mục lương đóng bảo hiểm xã hội và mức lương theo doanh thu sản phẩm . Cô cho em hỏi : 1/ Trường hợp người lao động không đủ lương để đóng bảo hiểm thì áp dụng báo giảm không lương trong nhiều tháng có được không và có rủi ro gì không ạ ? 2/ Trường hợp doanh thu cao người lao động muốn đóng bảo hiểm cao hơn mức lương trên hợp đồng thì có được không ? và làm sao để hợp thức và không sai luật ạ
Thảo luận 2 câu trả lời
Lượt xem 17 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
nguyen thi kim lien 22:03 - Mar 08, 2023

Chào em, Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

  • Mức lương không được thấp hơn lương tối thiểu--→ nếu công ty có trả lương sản phẩm hay khoán thì vẫn phải đảm bảo mức thấp nhất không được thấp hơn lương tối thiểu, nghĩa là cho dù sản phẩm không đủ mức lương tối thiểu thì công ty vẫn phải trả mức lương tối thiểu

Nhiều công ty chưa hiểu về khái niệm “thu nhập” của người lao động nên cứ nghĩ rằng lương sản phẩm hoặc lương khoán cao hơn thì thay đổi mức đóng bảo hiểm. Mà không phân chia cấu trúc thu nhập của người lao động thành các khoản 

Ví dụ:

  1. Lương cơ bản (là lương đóng BHXH) cố định, chỉ thay đổi 1 năm 1 lần nếu thay đổi lương
  2. Lương sản phẩm (hoặc lương theo đơn giá khoán)

Thì mức bảo hiểm không thay đổi

2/ Trường hợp doanh thu cao người lao động muốn đóng bảo hiểm cao hơn mức lương trên hợp đồng thì có được không ? và làm sao để hợp thức và không sai luật ạ--→ thông thường phải theo đúng thang lương phù hợp với nhóm chức danh của thang lương. 

 

1/ Trường hợp người lao động không đủ lương để đóng bảo hiểm thì áp dụng báo giảm không lương trong nhiều tháng có được không và có rủi ro gì không ạ ?=--→ nghỉ việc từ 14 ngày trở lên thì không tham gia BHXH, báo giảm -→ nếu thực sự báo giảm thì không có vấn đề gì về Luật BH nhưng chỉ có vấn đề là chi phí phải trả cho người lao động khi họ nghỉ do lỗi của công ty.

Điều 99. Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

CÔ KHÔNG HƯỚNG DẪN CÁC VẤN ĐỀ HỢP THỨC LÁCH LUẬT………..

 

 

Vỗ tay vỗ tay
nguyen thi kim lien 23:03 - Mar 08, 2023
em cảm ơn cô nhiều ạ
Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông