Top doanh nghiệp đã đăng ký cho nhân viên
Bạn sẽ học được gì?
Khoá học này sẽ có:
Video
22h 23m giờ học
Article
0 bài viết chuyên môn
Material
5 tài liệu đính kèm
Exam questions
7 đề thi ghi nhớ kiến thức
Nội dung khoá học
14 Chương . 116 bài giảng . 22h 23m giờ học
Mở rộng tất cả các phầnMô tả khoá học
Con người là một trong những yếu tố quan trọng của công ty, là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Chính vì thế, các nghiệp vụ quản trị nhân sự đóng vai trò quyết định cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức.
Nếu bạn đang muốn theo đuổi nghề nhân sự bài bản, ngoài đam mê thì bạn cần có kiến thức nền tảng và sự kiên trì theo đuổi nó. Để giúp cho học viên nhanh chóng vào nghề, Gitiho cung cấp HRG01 - Học Nhân sự Tổng hợp - Trở thành chiến binh nhân sự vững nghiệp vụ trong 16 giờ.
Nội dung khóa học bao gồm 91 bài giảng trong 22 giờ học, giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được lý thuyết về nhân sự, quản trị nhân sự và thành thạo các nghiệp vụ C&B, tuyển dụng, đào tạo, và cả hành chính.
Đây là khóa học chứa đầy đủ hầu hết các nội dung mà người làm nhân sự cần phải biết. Bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và lộ trình học bài bản để nhanh chóng theo đuổi thành công nghề nhân sự.
Đồng thời, khóa học được tổ chức với hình thức video quay sẵn, bạn có thể học online bất cứ nơi nào, bất kỳ khi nào rảnh mà không cần tốn thời gian đến trường, lớp hay theo lịch cố định của giảng viên.
Với định hướng giúp người đi làm phát triển các kiến thức, kỹ năng. Chính vì thế, Gitiho đã thiết kế khóa học vô cùng đầy đủ, chi tiết và đúng theo thực tế công việc tại doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bạn hiểu nhanh, hiểu sâu và có thể áp dụng ngay vào trong công việc nhân sự của mình.
Hơn nữa, chi phí khóa học rẻ hơn nhiều so với các lớp học tại trung tâm hay lớp học zoom online. Nhưng về chất lượng nội dung cũng không hề kém cạnh một chút nào. Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể ghi vào ô Hỏi đáp để được giảng viên trả lời sớm nhất. Thật tuyệt phải không!
Khi tham gia khóa học, bạn có thể đặt mục tiêu cho mình để mau chóng về đích như:
Nắm được nền tảng kiến thức về quản trị nhân sự và nghiệp vụ ngành nhân sự.
Hình thành tư duy và nắm vững bản chất của pháp luật lao động như luật BHXH, thuế TNDN và các nghiệp vụ liên quan.
Có thể tự tin xây dựng kế hoạch và triển khai quy trình tuyển dụng, đào tạo và hành chính.
Thành thạo nghiệp vụ C&B về tính lương 3P và KPI.
Xây dựng nền tảng kiến thức về nhân sự tổng hợp để tiến tới mục tiêu các vị trí cao hơn như leader, trưởng phòng, giám đốc nhân sự.
Khóa học dành do bất kỳ ai muốn theo đuổi ngành nhân sự, cụ thể:
Sinh viên học chuyên ngành nhân sự chuẩn bị ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Sinh viên học trái ngành nhưng yêu thích nghề nhân sự, hay người đi làm lĩnh vực khác muốn thay đổi công việc sang làm nhân sự.
Những người làm hành chính, C&B muốn học nhân sự để phát triển lên vị trí tổng hợp.
Những ai đang làm trong lĩnh vực hành chính tổng hợp, chưa nắm chắc hệ thống kiến thức, muốn đăng ký thêm khóa học c&b, khóa học về nhân sự tiền lương, hay những khóa khác để nâng cao nghiệp vụ.
Trưởng phòng hay phó phòng nhân sự muốn tìm hiểu kỹ hơn về nghiệp vụ nhân sự tổng hợp để tham vấn cho ban lãnh đạo.
Nghề nhân sự là gì?
Nhân sự đề cập đến bộ phận trong một tổ chức chịu trách nhiệm quản lý tất cả các khía cạnh liên quan đến nhân viên, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi và luật lao động,...
Vai trò của nghiệp vụ nhân sự trong một doanh nghiệp?
Một doanh nghiệp có nghiệp vụ nhân sự tốt sẽ đem đến sự hài lòng và gia tăng năng suất của nhân viên. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển nhân lực lâu dài và đảm bảo nhân viên tuân thủ quy tắc tại nơi làm việc.
Tôi có cần điều kiện gì để tham gia khóa học này không?
Không. Bạn không cần có điều kiện gì để đăng ký tham gia khóa học này.
Làm thế nào để bắt đầu theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự?
Để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự, bạn có thể bắt đầu tham gia khóa học này và hoàn thành một chứng chỉ hay bằng cấp về nhân sự. Đồng thời, hãy tìm hiểu những kiến thức và kỹ năng liên quan đế có thể trở thành một người làm nhân sự giỏi.
Sau đó, bạn hãy tìm công ty để ứng tuyển vị trí thực tập sinh hoặc làm nhân sự fresher để tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Nếu bạn quan tâm đến khóa học, nhấn ngay vào nút đăng ký để bắt đầu hành trình theo đuổi nghề nhân sự cùng Gitiho nhé!
Đánh giá của học viên
5/5
8 Đánh giá và nhận xét
100 %
0 %
0 %
0 %
0 %
02:48 10/05/2023
09:23 23/01/2023
02:27 24/06/2022
09:07 05/09/2021
08:40 27/07/2021
Giảng viên:
5 điểm đánh giá
16 đánh giá
3,338 học viên
9 khóa học
Học viên cũng mua
Hỏi đáp khóa học
Thảo luận về bài học
2,551 thảo luận
Lã Hữu Tuấn
SprinGO HR [Giảng viên]
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã phản ánh cho chúng tôi. Thực chất các câu hỏi theo phương pháp hiện đại sẽ là những câu hỏi mang tính tư duy và đúc kết trong nội dung đã được học. Vì vậy câu hỏi này là câu hỏi mở rộng theo suy nghĩ riêng của mỗi người.
Tuy nhiên, do 1 số bạn cũng có ý kiến như bạn, nên chúng tôi xóa nội dung này và sau sẽ thay thế câu hỏi khác, tạm thời bạn tiếp tục trả lời các câu hỏi trong bài học nhé.
Cảm ơn bạn rất nhiều!
Vũ Thị Thủy
SprinGO HR [Giảng viên]
Chào em! Giải quyết tình huống này theo công cụ CASE nhé.
Vấn đề pháp lý cần xác định: Khoản tiền hỗ trợ bằng tiền mặt cho người lao động đi khám sức khỏe có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN hay không?
Luật điều chỉnh:
Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi bổ sung);
Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN;
Một số văn bản hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Thuế như Công văn 5032/TCT-TNCN.
Theo khoản 2.5, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công đều phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chi trả trực tiếp chi phí khám sức khỏe cho người lao động (thanh toán cho bệnh viện, có hóa đơn tài chính đúng quy định) thì được xem là khoản phúc lợi không chịu thuế TNCN.
Công văn số 5032/TCT-TNCN ngày 31/10/2014 khẳng định rõ:
Nếu khoản chi khám sức khỏe chi bằng tiền mặt cho người lao động thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN vì không có căn cứ chứng minh là chi phí phúc lợi hợp pháp.
Trong tình huống của bạn, công ty chi khoản hỗ trợ khám sức khỏe bằng tiền mặt cho người lao động.
Khoản này không được gắn với chi phí dịch vụ cụ thể (không có hóa đơn, không thanh toán trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh).
Do đó, về bản chất pháp lý, đây là khoản chi ngoài lương → phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Nếu muốn được miễn tính thuế, công ty cần tổ chức khám sức khỏe tập trung hoặc thanh toán trực tiếp cho đơn vị khám chữa bệnh, có đầy đủ chứng từ hợp pháp.
✅ Kết luận:
Khoản tiền mặt công ty hỗ trợ người lao động để tự đi khám sức khỏe là khoản chịu thuế TNCN.
Trừ khi doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe tập thể và thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp với đơn vị y tế thì khoản chi này mới không tính vào thu nhập chịu thuế.
Công ty nên điều chỉnh chính sách phúc lợi theo hướng chi trả chi phí khám sức khỏe qua thanh toán hóa đơn dịch vụ y tế, thay vì phát tiền mặt cho người lao động để tránh phát sinh thuế TNCN và giảm rủi ro khi quyết toán thuế.
Châu
Em chào thầy cô,
Em thực hiện bài kiểm tra. Đề kiểm tra có 2 câu điền từ và khi em điền câu số 2 chữ sẽ bị nhảy sang câu số 1, em đã thử 3 lần nhưng lần nào cũng bị như vậy. Em chỉ còn 1 lần làm bài cuối cùng, mong bên IT có thể khắc phục phần này sớm để em có thể làm bài được hiệu quả, em cảm ơn!
Trợ Giảng Gitiho
Dạ vâng Gitiho xin giải đáp thắc mắc của Anh/Chị là Gitiho vừa tiến hành kiểm tra thì không bị nhảy câu ạ. Anh/Chị vui lòng kiểm tra lại phần mềm gõ tiếng việt của Anh/Chị, đổi trình duyệt làm bài kiểm tra hoặc kiểm tra xem thiết bị Anh/Chị có bị đè phím không ạ
Vũ Thị Thủy
SprinGO HR [Giảng viên]
Chào em
Vấn đề pháp lý cần làm rõ: Mức trần làm thêm giờ trong năm theo Bộ luật Lao động và trường hợp ngoại lệ cho phép làm thêm lên tới 300 giờ/năm.
Luật điều chỉnh:
Bộ luật Lao động 2019 – Điều 107
Nghị định 145/2020/NĐ-CP – Hướng dẫn chi tiết thực hiện Bộ luật Lao động
? Điều 107, Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thời giờ làm thêm không quá:
40 giờ/tháng
200 giờ/năm, trừ một số trường hợp được phép làm thêm đến 300 giờ/năm.
? Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 liệt kê các trường hợp làm thêm tối đa 300 giờ/năm, bao gồm:
Ngành dệt may, da giày, chế biến nông – lâm – thủy sản
Sản xuất, gia công linh kiện điện tử
Chế biến sản phẩm xuất khẩu theo đơn hàng cố định, thời vụ
Sản xuất điện, viễn thông, lọc hóa dầu, cấp thoát nước
Doanh nghiệp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn.
--
Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
---
Tham chiếu thêm Điều 61 và điều 62 tại Nghị định 145 hướng dẫn thi hành luật.
Không phải tất cả doanh nghiệp đều được sử dụng NLĐ làm thêm tới 300 giờ/năm.
Chỉ được phép khi thuộc nhóm ngành/nghề được liệt kê, hoặc có nhu cầu cấp thiết, đồng thời phải:
Có thỏa thuận với người lao động
Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, bảo hộ sức khỏe, và không làm thêm quá 60 giờ/tháng
Thực hiện thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
✅ Kết luận:
Doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ tối đa 300 giờ/năm nếu:
Thuộc các ngành/nghề được pháp luật cho phép nói trên
Có nhu cầu công việc cấp bách, không trì hoãn được
và có báo cáo/thông báo đầy đủ theo quy định
Trước khi tổ chức làm thêm đến 300 giờ/năm, doanh nghiệp cần rà soát ngành nghề hoạt động, kiểm tra tính hợp lệ của lý do tổ chức làm thêm, và nên ban hành kế hoạch, thông báo làm thêm giờ bằng văn bản để đảm bảo đúng quy định pháp luật và tránh rủi ro xử phạt.
Vũ Thị Thủy
Khoản phụ cấp trang phục không phải tính thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp có cần phải làm quy định về việc có khoản phụ cấp cho người lao động không ạ?
SprinGO HR [Giảng viên]
Chào em, giải quyết tình huống theo công cụ CASE 4 bước đơn giản này nhé
Vấn đề chính:
Khoản chi trang phục cho người lao động có phải tính thuế TNCN không?
Nếu không phải tính thuế, thì có cần quy định bằng văn bản hay không?
Luật điều chỉnh:
Luật Thuế thu nhập cá nhân
Thông tư 111/2013/TT-BTC (Bộ Tài chính) – Hướng dẫn chi tiết thực hiện luật.
Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục Thuế.
? Thông tư 111/2013/TT-BTC, Điều 2, khoản 2.5 nêu:
“Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với khoản phụ cấp trang phục bằng hiện vật hoặc bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm theo quy định của cơ quan sử dụng lao động.”
? Công văn 1166/TCT-TNCN hướng dẫn cụ thể:
Nếu doanh nghiệp chi bằng hiện vật (quần áo, giày, nón) hoặc chi bằng tiền, nhưng:
Có quy định rõ ràng trong chính sách công ty;
Và mức chi không quá 5 triệu đồng/người/năm → Không phải tính thuế TNCN.
Nếu vượt quá 5 triệu đồng/năm, phần vượt sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Nếu công ty không có quy định cụ thể bằng văn bản mà chỉ chi bằng tiền mặt cho nhân viên, thì:
Khoản này dễ bị coi là chi ngoài chính sách, và bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN toàn bộ.
Nếu công ty có văn bản (quy định nội bộ, chính sách nhân sự, thỏa ước lao động tập thể...) nêu rõ về khoản hỗ trợ này:
Và mức hỗ trợ ≤ 5 triệu đồng/năm/người → Không tính thuế TNCN.
Nếu công ty chi bằng hiện vật (mua đồng phục, phát cho NLĐ) → cũng không tính thuế TNCN, không cần điều kiện về mức tối đa, nhưng vẫn nên có chính sách rõ ràng để chứng minh mục đích sử dụng.
✅ Kết luận:
Khoản phụ cấp trang phục (tiền hoặc hiện vật):
Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN nếu:
Có quy định cụ thể bằng văn bản;
Mức chi bằng tiền không quá 5 triệu đồng/người/năm.
Nếu không có chính sách, quy định rõ ràng:
Khoản chi sẽ bị coi là thu nhập chịu thuế.
Do đó, doanh nghiệp nên có văn bản (chính sách nhân sự, quy chế nội bộ, TƯLĐTT...) để chứng minh tính hợp lệ và tránh rủi ro thuế.
Doanh nghiệp nên xây dựng và ban hành quy định chi tiết về chế độ phụ cấp trang phục trong nội quy lao động, hoặc chính sách phúc lợi.
Điều này không chỉ giúp hợp pháp hóa khoản chi, mà còn tối ưu thuế TNCN và hạn chế rủi ro khi quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Nế
Giá ưu đãi chỉ còn 1 ngày
799,000đ
1,500,000đĐăng ký cho doanh nghiệp
Giúp nhân viên của bạn truy cập không giới hạn 500+ khoá học, mọi lúc, mọi nơi