E-learning ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động đào tạo nội bộ bởi tính đồng bộ, thống nhất, tiện lợi và tối ưu chi phí, nhân lực, thời gian cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những điểm mạnh trên chỉ thực sự phát huy được nếu bạn lựa chọn được nền tảng e-learning chất lượng cho hoạt động đào tạo nội bộ. Vậy, những yếu tố nào cần có để tạo nên được một nền tảng e-learning chất lượng mà bạn nên áp dụng cho doanh ngiệp của mình? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xem thêm: Đào tạo trực tuyến: Khái niệm, ưu & nhược điểm với doanh nghiệp
XEM NHANH MỤC LỤC
Các tính năng của nền tảng e-learning sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, một hệ thống tối ưu là khi nó đáp ứng được nhu cầu của người học trong quá trình đào tạo và dễ dàng quản lý cho người tổ chức đào tạo. Dưới đây là 5 yếu tố của 1 nền tảng e-learning chất lượng mà bạn nên lựa chọn.
Quy trình đăng kí và đăng nhập vào hệ thống thường mất rất nhiều thời gian của nhân sự. Vì vậy, quy trình càng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, cá nhân hóa cho từng nhân sự là một trong những yếu tố được đề cao đối với một nền tảng e-learning.
Để tránh phải mất thời gian đăng ký tài khoản, nền tảng e-learning nên tích hợp đăng ký và đăng nhập bằng chính tài khoản công việc của nhân sự đó như gmail doanh nghiệp của nhân sự hoặc sử dụng mã nhân viên để đăng ký tài khoản, vừa giúp nhân viên không phải xác nhận danh tính nhiều, vừa giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng hơn theo mã nhân viên.
Bên cạnh đó, nền tảng e-learning nên có chức năng đăng nhập một lần (chỉ cần đăng nhập 1 lần, hệ thống sẽ ghi nhớ và tự động đăng nhập vào các lần sau trên cùng 1 trình duyệt cho nhân sự). Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho nhân sự khi truy cập và nền tảng e-learning đó!\
Bên cạnh đó, nền tảng e-learning còn cần có tính tích hợp cao khi đăng nhập trên máy tính hoặc trên điện thoại để nhân sự không mất thời gian đăng nhập rắc rối, nhiều lần.
Xem thêm: Lợi ích e-learning mang lại cho doanh nghiệp khi đào tạo nội bộ
Một lợi ích to lớn mà e-learning mang lại cho người học chính là học ở mọi lúc, mọi nơi, nên học trên điện thoại thông minh, ipad là điều không thể thiếu vì đây là những thiết bị nhỏ gọn và linh hoạt người học. Vì vậy, việc thiết kế nền tảng e-learning phù hợp với giao diện điện thoại, thậm chí có thể phát triển thêm ứng dụng trên điện thoại (ví dụ như Gitiho.com có app Gitiho) là điều vô cùng quan trọng. Giao diện trên điện thoại cần gọn gàng trong khung màn hình, dễ dàng thao tác và tối ưu các tác vụ như: dừng, bắt đầu hoặc tua video trong quá trình theo dõi video.
Một điểm bất lợi khi đào tạo trực tuyến, đặc biệt là đào tạo thông qua các video bài giảng quay sẵn chính là thiếu đi sự tương tác giữa giảng viên và người học, cũng như giữa các người học với nhau. Vì vậy, khi có vấn đề chưa hiểu trong bài học, người học sẽ không biết làm thế nào để có thể hỏi bạn học hoặc giảng viên. Lúc này, mục thảo luận và hỏi đáp giữa giảng viên với người học là vô cùng cần thiết. Người học có thể đặt câu hỏi trong mục thảo luận, sau đó bạn học hoặc giảng viên có thể vào trả lời và giải đáp thắc mắc giúp. Tuy nhiên, cần đảm bảo giảng viên có được sự giải đáp kịp thời để nhân sự không bị bế tắc khi gặp khó khăn trong bài học nhé!
Đôi lúc vì bận rộn công việc, nhân sự sẽ quên mất lịch học hoặc các bài kiểm tra trực tuyến. Vì vậy, sẽ thật tiện lợi nếu nền tảng e-learning có thông báo hoặc gửi email tự động nhắc nhở cho người học về lịch học hoặc lịch kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu lâu lâu học viên không vào học, nền tảng e-learning cũng có thể thông báo nhắc nhở người học quay trở lại tiếp tục học tập đó!
Học thôi là chưa đủ mà còn cần luyện tập thông qua các bài tập cũng như đánh giá mức độ hiểu biết của học viên sau khóa học thông qua các bài kiểm tra. Vì vậy, nền tảng e-learning cần tích hợp các bài tập theo buổi, có chỗ nộp bài tập, chỗ để giảng viên chấm điểm hoặc nhắc nhở khi nộp muộn. Đồng thời, nền tảng e-learning cũng nên tích hợp kho đề kiểm tra và kho đáp án để tự động chấm điểm, có thể dễ dàng giao bài kiểm tra cho người học, đánh giá chính xác mà không cần mất thời gian và nhân lực cho việc tổ chức kiểm tra và đánh giá sau khóa học.
Ngoài 5 yếu tố kể trên, doanh nghiệp có thể cân nhắc một số yếu tố như: Nền tảng e-learning có thể trò chơi hóa các nội dung bài học hay hoạt hình hóa bài học, giúp bài học không còn khô khan và kích thích sự hứng thú của người học hơn. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quan trọng, vì vậy không nhất thiết phải có trong nền tảng e-learning.
Xem thêm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ đào tạo dựa trên khung năng lực (Phần 2)
Trên đây là 5 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn nền tảng e-learning. Chúc bạn có thể lựa chọn được đơn vị cung cấp nền tảng e-learning chất lượng và đạt hiệu quả cao cho hoạt động đào tạo nội bộ.
Khóa học liên quan