50 hành vi xử phạt hành chính vi phạm Bảo hiểm xã hội (Phần 3)

Nội dung được viết bởi Sabrina

Tiếp tục với chủ đề vi phạm bảo hiểm xã hội từ các phần trước, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các hành vi xử phạt vi phạm hành chính bảo hiểm xã hội và hình thức xử phạt theo pháp luật.

Xem thêm: 50 hành vi xử phạt hành chính vi phạm Bảo hiểm xã hội (Phần 1)

Nắm vững Luật lao động 2019 cùng khóa học HRG04 - Pháp luật lao động

Các hành vi xử phạt hành chính vi phạm bảo hiểm xã hội

Quy định xử phạt vi phạm bảo hiểm xã hội

Có nhiều hình thức xử phạt vi phạm bảo hiểm xã hội. Được đề cập trong Điều 3, Nghị định 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/03/2020, các hình thức được đưa ra để xử phạt vi phạm bảo hiểm xã hội bao gồm:

  1. Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
  2. Phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính bảo hiểm xã hội còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung khác.
vi phạm bảo hiểm xã hội p3 1

Các hành vi xử phạt hành chính vi phạm bảo hiểm xã hội

15. Người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.

  • Cơ sở pháp lý

Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2, 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2 đến 5 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

  • Hình thức xử phạt

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng

  • Biện pháp khắc phục

Buộc người sử dụng lao động trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định khi có hành vi vi phạm

  • Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

16. Người sử dụng lao động không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa

  • Cơ sở pháp lý

Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2 đến 5 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

  • Hình thức xử phạt

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng

  • Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

vi phạm bảo hiểm xã hội p3 2

17. Người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  • Cơ sở pháp lý

Khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2, 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2 đến 5 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 5 đến 7 Điều 54 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

  • Hình thức xử phạt

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

  • Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển
Đoàn trưởng Đoàn trinh sát
Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy
Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển
Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Xem thêm: 50 hành vi xử phạt hành chính vi phạm Bảo hiểm xã hội (Phần 2)

18. Người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực

  • Cơ sở pháp lý

Khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2 đến 5 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

  • Hình thức xử phạt

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng

  • Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

19. Người sử dụng lao động không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động

  • Cơ sở pháp lý

Khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2 đến 5 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

  • Hình thức xử phạt

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng

  • Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

20. Người sử dụng lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động

  • Cơ sở pháp lý

Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2, 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 2 đến 5 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Khoản 4 đến 7 Điều 54 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Mức độ vi phạm

Hình thức xử lý

Với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao độngTừ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao độngTừ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao độngTừ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao độngTừ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Với vi phạm từ 301 người trở lênTừ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
  • Biện pháp khắc phục

Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật

  • Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ
Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển
Đoàn trưởng Đoàn trinh sát
Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy
Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển
Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Xem thêm: 50 hành vi xử phạt hành chính vi phạm Bảo hiểm xã hội (Phần 4)

Tổng kết

Trên đây là các hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội và các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bảo hiểm xã hội tương ứng. Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, bạn hãy tham khảo các bài viết trên blog Gitiho.com nhé.

Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông