Các doanh nghiệp ngày càng nhận ra một điều rằng không phải chương trình đào tạo nào cũng phù hợp với tất cả nhân viên của họ, một số nhân viên có vẻ không còn hào hứng khi tham gia những chương trình đào tạo này.
Theo một nghiên cứu của ATD năm 2015, chỉ có 38% nhà quản lý tin rằng chương trình đào tạo của họ đáp ứng nhu cầu của người học. Nói cách khác, 62% nhà quản lý vẫn chưa thật sự làm tốt công việc đào tạo của mình.
Bởi vậy, bộ phận L&D nên phân tích nhu cầu đào tạo trước khi triển khai đào tạo và cho phép nhân viên được học theo nguyện vọng của họ. Đây cũng chính là một trong những hình thức đào tạo phổ biến hiện nay - Adaptive learning (học tập thích ứng).
Vậy, hình thức này có điểm gì đặc biệt và cách triển khai như thế nào? Cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Adaptive learning hay còn gọi là học tập thích ứng, là một trong những xu hướng khi thiết kế chương trình đào tạo. Đây là phương pháp đào tạo rất linh hoạt cho phép tùy chỉnh, điều chỉnh nội dung học tập cũng như tốc độ, phương pháp học cho từng học viên dựa trên phân tích thông tin về khả năng, kiến thức và phong cách học tập của họ.
Có nghĩa là việc học tập sẽ hoàn toàn dựa trên nhu cầu cá nhân của mỗi nhân viên. 4 yếu tố cốt lõi của phương pháp học này là đặc điểm cá nhân, hiệu suất cá nhân, phát triển cá nhân, điều chỉnh thích ứng. Mô hình học tập này dựa trên lý thuyết Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) đánh giá tính cách mỗi người. Lý thuyết này cho rằng mỗi người có những đặc điểm và sở thích riêng biệt nên không phải nội dung nào cũng phù hợp với tất cả.
Khi học tập theo hình thức Adaptive learning, nhân viên sẽ được chủ động học kỹ năng mà mình đang yếu hoặc cần cải thiện, nâng cao. Nếu đào tạo e-learning, nhân viên sẽ được học theo tốc độ của riêng họ và có thể học bất cứ lúc nào chỉ cần có thiết bị di động, máy tính kết nối internet.
Theo thống kê cho biết, có khoảng 58% nhân viên thích học hoặc đào tạo theo tốc độ của riêng mình và 49% nhân viên thích học hoặc đào tạo khi cần thiết.
Xem thêm: 11 phương pháp đào tạo nhân sự chuẩn cho doanh nghiệp
Áp dụng Adaptive Learning vào đào tạo mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Dưới đây là một số lợi ích chính:
Adaptive learning giúp việc đào tạo trở nên hiệu quả hơn vì nhân viên sẽ tập trung vào những khía cạnh học tập mà họ cần cải thiện thay vì phải học những kỹ năng mà họ đã nắm vững. Tức là họ được họ điều mà họ muốn học chứ không phải học theo sự chỉ định của công ty. Khi được học điều họ muốn, họ sẽ học hành nghiêm túc, tăng khả năng ghi nhớ kiến thức và áp dụng ngay vào để giải quyết công việc.
Học viên thường có động lực cao hơn khi họ tham gia vào quá trình học dựa trên nhu cầu cá nhân. Họ cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ, điều này tạo động lực để hoàn thành chương trình đào tạo.
Học tập thích ứng tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên học tập bằng cách cung cấp nội dung dựa trên trình độ của từng nhân viên. Với cách làm này sẽ hạn chế được sự lặp lại thông tin và ưu tiên thông tin có chọn lọc, trọng tâm. Nhân viên chỉ cần tập trung vào nội dung cần chú ý, từ đó nâng cao được trải nghiệm học tập của mỗi người.
Bên cạnh đó, hình thức học tập thích ứng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
Sự tương tác giữa nhân viên bị hạn chế: Adaptive Learning thường dựa vào các hệ thống và nội dung học tập trực tuyến. Điều này có thể làm giảm sự tương tác trực tiếp giữa học viên và giảng viên hoặc đồng nghiệp, dẫn đến mất đi cơ hội học hỏi từ sự giao tiếp trực tiếp.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào công nghệ: Hệ thống Adaptive Learning phụ thuộc vào công nghệ, và sự phụ thuộc này có thể tạo ra vấn đề khi có sự cố kỹ thuật hoặc khi nhân viên không quen thuộc với công nghệ. Điều này có thể làm giảm khả năng học tập của một số người.
Cần rất nhiều thời gian và nguồn lực để thiết kế chương trình đào tạo: Vì chương trình đào tạo thiết kế cho từng nhu cầu học tập cụ thể nên khi triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn như phải cần một nguồn lực và đầu tư thời gian để thiết kế bài giảng, lộ trình học tập, tài liệu, phương pháp cho từng cấp độ học viên khác nhau.
Để ứng dụng hình thức học tập thích ứng vào tổ chức, bộ phận L&D thực hiện theo các bước sau:
Ở bước này, bộ phận L&D sẽ cần phải xác định một số vấn đề về khoảng cách kỹ năng, trình độ, kiến thức, phong cách học tập của từng học viên để có thể hiểu rõ mong muốn học tập cũng như năng lực của họ. Từ đó tạo ra chương trình đào tạo phù hợp nhất.
Ví dụ như một số người có thể ưa thích học trực tiếp, trong khi người khác có thể ưa thích học trực tuyến hoặc thông qua các phương tiện khác.
Dựa trên thông tin từ bước 1, bộ phận L&D có thể thiết kế các khóa học tùy chỉnh cho từng học viên hoặc nhóm nhân viên có nhu cầu tương tự. Nội dung của khóa học cần được tạo ra một cách chi tiết và phù hợp với mục tiêu đào tạo. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng bài giảng, tài liệu học tập, bài tập, và các phương pháp giảng dạy khác.
Quá trình đào tạo không kết thúc sau khi khóa học đã được triển khai. Bộ phận L&D cần liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất của học viên. Dựa trên phản hồi từ học viên và thông tin mới nhất về ngành nghề, nội dung học tập cần được cập nhật và điều chỉnh để đảm bảo rằng nó luôn phản ánh sự phát triển của học viên và các yêu cầu công việc mới.
Để đảm bảo rằng chương trình đào tạo Adaptive Learning đang hoạt động hiệu quả, quá trình đánh giá là rất quan trọng. Bộ phận L&D cần đặt ra các chỉ số hiệu suất và tiêu chí đánh giá để đo lường sự tiến bộ của học viên và đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo.
Để ứng dụng Adaptive learning vào đào tạo doanh nghiệp, sẽ cần phải giải quyết một số thách thức như sau:
Bộ phận L&D cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung đào tạo bởi vì Adaptive learning yêu cầu nội dung đào tạo phải được thiết kế một cách chi tiết, rõ ràng để đáp ứng nhu cầu học tập của từng cá nhân chứ không phải áp dụng một chương trình đào tạo cho đa dạng đối tượng.
Với Adaptive learning, bộ phận sẽ cần tổng hợp được các khóa học, tài liệu học tập, lộ trình học tập để có thể thiết kế những chương trình theo như nhu cầu học tập mong muốn của giảng viên.
Adaptive learning yêu cầu các dữ liệu về học viên phải được thu thập và phân tích một cách chính xác để tạo ra những bài học phù hợp với khả năng học tập, mục tiêu học tập của từng cá nhân.
Adaptive learning phải ứng dụng một số công nghệ tiến tiến như là AI, Machine learning, Big data để phân tích và đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình học tập. Do đó cần có sự đầu tư vào công nghệ và tạo ra trải nghiệm xuất sắc cho học viên.
Bản thân các nhà quản lý là những người hiểu rõ nhất về nhân viên của mình, tức là họ đang mạnh ở điểm gì và cần cải thiện ở điểm gì nên họ có thể đóng vai trò là người hướng dẫn và cùng với bộ phận L&D thực hiện thiết kế lộ trình học tập cho từng nhóm hay nhân viên của mình.
Dưới đây là một số ví dụ về hình thức học tập thích ứng tại nơi làm việc:
1. Xây dựng lộ trình học tập được cá nhân hóa
Học tập thích ứng liên quan đến việc tạo ra các lộ trình học tập được cá nhân hóa cho nhân viên. Dựa trên vai trò công việc, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp, nhân viên sẽ được đào tạo theo một lộ trình được thiết kế sẵn theo kỹ năng hoặc ngành nghề.
2. Kết hợp microlearning và đào tạo đúng lúc
Adaptive learning tại nơi làm việc bao gồm đào tạo đúng lúc, nhân viên được cung cấp cơ hội học tập vào những thời điểm cần thiết. Trong đó, microlearning cực kỳ thích hợp vì nội dung được xây dựng theo các mô-đun ngắn chứa các thông tin trọng tâm nhằm giải quyết những khó khăn mà nhân viên gặp phải khi làm việc hằng ngày. Cách học này giúp cho người học nhanh chóng tiếp thu được kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả.
3. Kết hợp Gamification
Các yếu tố đào tạo Gamification có thể được tích hợp vào Adaptive learning để tăng cường sự tham gia và động lực học tập của nhân viên như trò chơi, xếp hạng học tập, ghi nhận nhân viên, khen thưởng… Bằng cách tạo ra môi trường học tập tương tác, cạnh tranh, học tập thích ứng sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực, sự thích thú và không gây ra những áp lực, lo lắng cho người học.
Adaptive learning đề cao tính tự học của nhân viên, cho phép nhân viên tự học, tự trau dồi và nâng cao kỹ năng mà mình còn thiếu, mở rộng kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc, phát triển bản thân.
Để đáp ứng mục tiêu này, bộ phận L&D có thể tham khảo hệ thống LMS Gitiho for Leading Business, một trong những giải pháp chuyển đổi số hoạt động đào tạo nâng cao hiệu suất dành cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay. Không chỉ hỗ trợ cho hình thức học tập thích ứng mà LMS còn giúp triển khai hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp, xây dựng văn hóa học tập và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phát triển nhân viên.
Hiện Gitiho có sẵn hơn 500+ khóa học online đa dạng mọi lĩnh vực các ngành nghề, nội dung được xây dựng chuyên sâu bởi những giảng viên đầu ngành, kinh nghiệm chuyên sâu mang đến cho học viên những kiến thức giá trị áp dụng ngay vào công việc.
Hơn nữa, Gitiho còn có tính năng lộ trình học tập được xây dựng sẵn theo vị trí ngành nghề, các kỹ năng giúp người học có định hướng khi học tập trong một lĩnh vực cụ thể. Đây cũng chính là cách tối ưu hóa chương trình đào tạo và thúc đẩy nhân viên học tập có mục đích.
Bộ phận L&D cũng có thể thực hiện đo lường, đánh giá hiệu quả đào tạo nhân viên trên hệ thống LMS một cách dễ dàng với những báo cáo có sẵn và các chỉ số như tỷ lệ hoàn thành khóa học, thời gian học, điểm kiểm tra…
Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Vai trò của LMS trong đào tạo doanh nghiệp
Adaptive learning giúp nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên bằng cách thiết kế các chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu riêng của từng người. Nó mang đến trải nghiệm học tập lấy nhân viên làm trung tâm và đảm bảo rằng nhân viên được học theo nhu cầu, học những gì mà họ cần học và chưa biết chứ thay vì phải tuân theo một chương trình đào tạo chung cho tất cả.