Biểu thuế và các đối tượng đóng thuế, miễn thuế trong biểu thuế

Nội dung được viết bởi Lực td

Biểu thuế xuất nhập khẩu là công cụ rất quan trọng trong việc kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu và tạo nguồn thu Ngân sách Nhà nước, bảo đảm được sản xuất trong nước. Sử dụng biểu thuế sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính chất hàng hoá, sản phẩm được xuất nhập khẩu vào Việt Nam.

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Biểu thuế là gì?

Biểu thuế thực chất là tính thuế cho doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước bao nhiêu tiền, thông qua điều đó nhà nước sẽ xem xét nên hạn chế mặt hàng gì và ủng hộ mặt hàng gì. Chẳng hạn như những mặt hàng mà Việt Nam sản xuất được, Chính phủ sẽ ủng hộ người Việt dùng hàng Việt, cùng với đó là đánh thuế đối với đầu nước ngoài tăng lên một chút. Còn những mặt hàng như thiết bị y tế mà Việt Nam chưa sản xuất được thì số tiền thuế đánh vào mặt hàng này có thể dễ chịu hơn. Chính sách này sẽ ngăn chặn rào cản thuế quan cũng như ngăn chặn những lô hàng cấm nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu di chuyển đi qua biên giới.

Biểu thuế và các đối tượng đóng thuế, miễn thuế trong biểu thuế

Xem thêm: Cách đăng ký nộp tờ khai thuế qua mạng mới nhất 2021

Cách tính biểu thuế tại Việt Nam

Cách tính thuế sẽ dựa vào nguồn gốc của C/O, các hiệp định thương mại Việt Nam được ký kết với các quốc gia khác.

Nguồn gốc của C/O sẽ nằm từ form số 9 đến số 17

  • ACFTA: C/O giữa Asian và Trung Quốc 
  • ATIGA: C/O giữa các nước Asian.
  • AJCEP: C/O giữa Asian và Nhật Bản.
  • VJEPA: C/O giữa Việt Nam và Nhật Bản.
  • AKFTA: C/O giữa Asian và Hàn Quốc.
  • AANZFTA: C/O giữa Asian, Úc và New Zealand. 
  • AIFTA:  C/O giữa Asian và Ấn Độ,
  • VKFTA: C/O giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
  • VCFTA: C/O giữa Việt Nam và Chile.

Do đó có thể thấy rằng biểu thuế này ảnh hưởng rất nhiều đến các Hiệp định FTA giữa Việt Nam ký kết đến các quốc gia.

Biểu thuế và các đối tượng đóng thuế, miễn thuế trong biểu thuế

Ví dụ: Mặt hàng bếp được nhập khẩu từ Thái Lan so sánh với mặt hàng bếp tương tự được nhập từ Đức. Trong đó mặt hàng của Thái Lan sẽ có thêm FTA giữa Việt Nam với Thái Lan cũng như dựa vào C/O form D. Bởi vậy mà mặt hàng bếp của Thái Lan vào Việt Nam với giá thuế ưu đãi. Còn với hàng bếp từ Đức sẽ không được ưu đãi. Từ đó hàng hoá của Thái Lan sẽ rẻ hơn nhiều và cạnh tranh hơn nhiều đối với các hàng hoá tương tự có xuất xứ từ châu Âu. 

(Tuy nhiên vẫn xảy ra một số nghịch lý ở một số công ty vẫn nhập từ châu Âu về để khẳng định đẳng cấp hơn là nhập từ các quốc gia châu Á, đồng nghĩa giá sẽ cao hơn rất nhiều).

Xem thêm: C/O là gì? Thông tin khái quát về chứng từ C/O trong Logistics

Những đối tượng bị áp biểu thuế và không bị áp biểu thuế tại Việt Nam

Những đối tượng hàng hoá áp dụng biểu thuế

  • Hàng hoá, quà biếu, tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế.
  • Hàng hoá được pháp xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Việt Nam.
  • Hàng hoá xuất nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua bán, vay nợ với nước ngoài.
  • Hàng hoá xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Mặt hàng xuất nhập khẩu để làm hàng mẫu để quảng cáo tại các hội trợ triển lãm, viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.

Những đối tượng được miễn trong biểu thuế

  • Dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.
  • Hàng hoá theo da viện trợ nhân đạo hoặc viện trở không hoàn lại của các chính phủ, tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế, phi chính phủ... cho Việt Nam và ngược lại.
  • Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại nhưng chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.

Biểu thuế và các đối tượng đóng thuế, miễn thuế trong biểu thuế

Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu các khoản thu được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Tổng kết

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu thêm về cách tính biểu thuế tại Việt Nam cùng những hiệp định FTA được ký kết giữa Việt Nam với các quốc gia khác nằm gạt bỏ hàng rào thuế quan. Và quan trọng là biết được những đối tượng được miễn thuế trong biểu thuế. Chúc bạn đọc sử dụng tốt những kiến thức này vào công việc của mình!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông