Khái quát về chứng từ C/O và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ liên quan

Nội dung được viết bởi Lực td

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chứng từ C/O có thể coi như một "kim bài" giúp họ được giảm thuế khi nhập hàng vào các thị trường khác nhau trên thế giới. Tuỳ vào thị trường mà lượng thuế giảm nhiều hay ít. Đi cùng với đó là các Hiệp định Thương mại giúp hàng xuất khẩu được miễn trừ một số loại phi thuế quan khác. Vậy C/O sẽ đi cùng những Hiệp định FTA của những quốc gia nào? Có những mẫu C/O nào phổ biến hiện nay? Xin cấp C/O ở đâu? Bài viết này Gitiho sẽ cùng bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Xem thêm: C/O là gì? Thông tin khái quát về chứng từ C/O trong Logistics

Khái quát về C/O trong xuất nhập khẩu

C/O là gì?

C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, tuy nhiên khi làm thủ tục hải quan có thể có hoặc không có chứng từ C/O đều được. Theo luật thương mại của Việt Nam: "Xuất xư hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó".

Có thể hiểu đơn giản rằng chứng từ C/O là một tấm voucher giảm giá cho bên nhập khẩu, và mỗi khi nhập hàng về Việt Nam chỉ cần đưa voucher cho hải quan sẽ nhận được ưu đãi giảm thuế. Tuy nhiên có một số tình huống ngược lại: Có C/O nhưng lại tăng thuế lên.

Khái quát về chứng từ C/O và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ liên quan

Mục đích chính của chứng từ C/O

Có 3 mục đích chính cần quan tâm khi sử dụng chứng từ C/O

- Thứ nhất: Giảm thuế.

- Thứ hai: Chống bán phá giá.

Trong chứng từ C/O có thêm giá FOB để căn cứ giúp hải quan xác định liệu chủ hàng có bán phá giá.

 - Thứ ba: hạn ngạch.

Những mặt hàng như sắt, thép từ châu Âu, Trung Quốc cần phải xem hạn ngạch là bao nhiêu thì phải căn cứ trên chứng từ C/O.

(Lưu ý: Hạn ngạch thương mại hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép).

Tựu chung lại, điều quan trọng của C/O là giảm thuế, ngoài ra là chống phá giá và hạn ngạch.

Chứng từ C/O và Hiệp định thương mại tự do FTA 

Hiệp định thương mại tự do liên quan đến quá trình thương lượng từ hai hay nhiều quốc gia để ký kết thương mại nhằm hạ thấp hoặc loại hẳn các rào cản đối với thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mua hàng mọi nơi trên thế giới.

Khái quát về chứng từ C/O và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ liên quan

Chức năng của Hiệp định FTA

- Cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. (Phi thuế quan: sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá,...)

- Cắt giảm thuế theo thời gian: ngay khi kí FTA sẽ được giảm 40%, năm thứ hai giảm 30%, năm thứ 3 giảm 20%,...Đến năm thứ 5 có thể về 0% thuế.

- Quy định dang mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại. Tức, vẫn có những mặt hàng không được cắt giảm thuế.

- Quy tắc về xuất xứ.

- Hạn chế các rào cản khác như hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường,...

Xem thêm: Phân loại mã HS Code trong Logistics: Quy tắc số 1 và 2

Một số Hiệp định FTA mà Việt Nam đang tham gia

Hiện tại, Việt Nam ký kết 6 FTA với tư cách thành viên ASEAN gồm các hiệp định đa phương.

  • AFTA: Hiệp đinh thương mại tự do với các nước ASEAN.
  •  5 FTA giữa ASEAN với các đối tác là ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc và New Zealand.

4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập hay còn gọi là hiệp định ký kết song phương.

  • Việt Nam - Chile.
  • Việt Nam - Nhật Bản.
  • Việt Nam - Hàn Quốc.
  • Việt Nam Liên minh kinh tế Á - Âu.

Đây là hình ảnh biểu thuế khi áp dụng khi có C/O.

Khái quát về chứng từ C/O và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ liên quan

Để tiết kiệm khi tra biểu thuế C/O, chúng ta nên ghi nhớ hai chữ đầu tiên của mỗi hiệp định: 

  • AC: C/O giữa Asian và Trung Quốc.
  • AT: C/O giữa các nước Asian.
  • AJ: C/O giữa Asian và Nhật Bản.
  • VJ: C/O giữa Việt Nam và Nhật Bản.
  • AK: C/O giữa Asian và Hàn Quốc.
  • AA: C/O giữa Asian, Úc và New Zealand.
  • AI: C/O giữa Asian và Ấn Độ.
  • VK: C/O giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
  • VC: C/O giữa Việt Nam và Chile.

Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ C/O theo từng Hiệp định FTA

Có khá nhiều loại C/O, do đó, tuỳ từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ quốc gia nào...) để xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện nay có những loại C/O phổ biến sau đây:

- C/O mẫu A (mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam).

Khái quát về chứng từ C/O và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ liên quan

- C/O form B (mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam).

- C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN).

Khái quát về chứng từ C/O và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ liên quan

- C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc) (Ưu tiên mẫu này vì hầu hết hàng hoá đều từ Trung Quốc nhập khẩu).

Khái quát về chứng từ C/O và các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ liên quan

- C/O form EAV (Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu).

- C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam - Hàn Quốc).

- C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản).

- C/O mẫu VJ (Việt Nam - Nhật Bản).

- C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ).

- C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand).

- C/O mẫu VC (Việt Nam - Chile).

- C/O mẫu S (Việt Nam - Lào, VIệt Nam - Campuchia).

Xem thêm: C/O 3 bên là gì? Những trường hợp phát sinh khi làm C/O 3 bên

Những cơ quan được phép cấp C/O tại Việt Nam

Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này uỷ quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan sẽ được cấp một loại C/O nhất định:

- VCCI (Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cấp C/O form A, B,...

- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK,...

- Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương uỷ quyền: cấp C/O form D, E, AK,... (các khu công nghiệp 1 tháng có khoảng 50 lô hàng và lúc nào cũng phải chạy lên Hà Nội thì rất mất thời gian, do đó Bộ Công thương uỷ quyền cho quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất để làm C/O.

Tổng kết

Tựu chung lại, C/O là một dạng chứng từ xác minh xuất xứ của hàng hoá và có nhiệm vụ chính là giảm thuế cho bên nhập khẩu. Kết hợp với C/O là Hiệp định FTA đa phương hoặc song phương nhằm cắt giảm tối đa các thuế quan tại các khu vực hoặc quốc gia. Tại Việt Nam, Bộ công thương cũng vô cùng linh hoạt khi uỷ quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận việc cấp C/O nhằm tiết kiệm thời gian đi lại cho doanh nghiệp.

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông