Trong bài viết này, Gitiho sẽ mang đến cho bạn đọc về kiến thức tổng quan về C/O 3 bên. C/O 3 bên có thể hiểu là giấy chứng nhận xuất xứ 3 bên (C/O 3 bên bao gồm các C/O Form E, C/O Form D,...) mà trong đó có ít nhất 3 bên thể hiện trên nội dung C/O.
Để minh họa dễ hiểu hơn, chúng ta có sơ đồ gồm 3 nước: Việt Nam đại diện cho người mua/khách hàng (Buyer/CNEE), Singapore đại diện cho người bán (Seller) và Indo đại diện cho bên vận chuyển (Shipper).
Xem thêm: Những chi phí khi vận chuyển nội địa dành cho dân xuất nhập khẩu
XEM NHANH BÀI VIẾT
Tình huống giả định: Việt Nam muốn mua một lô TV nhưng chưa biết nhập hàng tại đâu, bởi vậy Việt Nam nhờ Singapore tư vấn tìm nguồn hàng. Singapore lúc này liên hệ với Indo nhằm chuyển hàng cho Việt Nam.
- Tuy nhiên Việt Nam lại không chuyển tiền cho Indo mà chuyển cho bên Singapore trên cơ sở các chứng từ như Invoice, Packing và Contract.
- Lúc này Singapore báo với bên Indo chuyển hàng cho bên Việt Nam với điều kiện là trên Bill, C/O phải thể hiện Shipper là Indo
Lí do là bởi bản chất của C/O là chứng từ về xuất xứ hàng hóa, chiểu theo những dữ kiện trên, lô TV này đến từ bên vận chuyển Indo. Còn Việt Nam, tuy mua hàng của Indo nhưng phải chuyển tiền cho Singapore trên cơ sở các chứng từ như Invoice, Packing, Contract do chính Singapore phát hành
=> Đây là C/O 3 bên
Dựa trên ví dụ minh họa trên, bên Việt Nam mua hàng qua Singapore và phải chuyển tiền cho Singapore trên cơ sở 3 thủ tục Invoice, Packing, Contract. Từ form C/O, bên Singapore sẽ nằm tại ô số 7 trong chứng từ C/O.
- Invoice: Do Singapore phát hành cho Việt Nam, từ đó Việt Nam phải có nghĩa vụ thanh toán cho Singapore
- Bill of Lading: Ghi thông tin của Shipper (Indo) và người nhận là Việt Nam, kèm theo đó là tên cảng xuất hàng POL ở Surabaya, Indonesia và cảng đích POD là Hải Phòng, Việt Nam
Xem thêm: Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics
Chứng từ C/O:
- Ô số 1 (Shipper): Điền tên Indo bởi bản chất hàng hóa là từ quốc gia này
- Ô số 2 (CNEE): Việt Nam là bên nhận hàng
- Ô số 7: Thông tin của bên môi giới (Broker) là Singapore
- Ô số 13: Tích vào Third Country Invoicing - Điều khoản 3 bên
Để C/O 3 bên được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế đặc biệt thì cần lưu ý những điều sau:
- Shipper, người bán hàng là công ty thuộc Indo
- Nhà máy sản xuất được đặt tại Indo
- CNEE là công ty tại Việt Nam
Ngoài ra:
- Invoice, Packing List, hợp đồng được ký kết giữa Singapore và Việt Nam
- Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện tại ô số 10 của C/O 3 bên
- Tại ô số 7 không cần ghi thông tin nhà máy sản xuất cũng được
- Ô số 13 không tích "Third party invoicing"
- Trên tờ khai thể hiện bên xuất khẩu là Indo và bên nhập khẩu là Việt Nam
- Việt Nam ký hợp đồng với Indo do Indo là bên sản xuất lẫn xuất khẩu. Cùng với đó Invoice, Packing đều được Việt Nam xử lý
- Tại ô số 1 của Form C/O 3 bên thể hiện người xuất khẩu là Singapore
- Ô số 7 thể hiện nhà máy sản xuất của Indo
Trường hợp này hải quan sẽ nghi ngờ đây là C/O 3 bên ủy quyền và chắc chắn không được chấp thuận theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên với trường hợp doanh nghiệp Việt Nam có kiến nghị, hải quan sẽ yêu cầu giải trình mối quan hệ giữa 3 bên hoặc đi xác minh.
Những công việc liên quan đến chứng từ C/O thường được làm bởi các FWD. Vì tính chất được giảm thuế nên kiểm tra các loại C/O là vô cùng quan trọng và C/O 3 bên chỉ là mọt phần của C/O, ngoài ra còn các tiêu chí khác như ngày tàu chạy, ngày tàu đến, xử lý C/O trước hay sau 3 ngày tàu chạy,... Do đó hy vọng bạn đọc sẽ nắm rõ những kiến thức trong bài viết này để tránh sai xót trong công việc.
Tài liệu kèm theo bài viết