C/O hay Ceritified of Origin là một loại chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó đến từ đâu, sản xuất tại quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. C/O rất khó để làm giả bởi nó là một giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa do Shipper hoặc đơn vị phòng thương mại của bộ công thương bên đầu xuất khẩu phát hành. Chứng từ này cực kỳ có lợi cho CNEE vì nó giúp công ty nhập khẩu được giảm thuế khi có thể giảm đến 20 đến 30% thuế. Theo Luật thương mại của Việt Nam: "Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa đó".
Khi nhìn vào một bản C/O, người ta thường xác định số C/O đầu tiên do phòng thương mại của Bộ công thương cấp. Phía bên dưới có chữ Form E bởi 80% các loại hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam đều đến từ đầu Trung Quốc. (Form E ở đây đại diện cho ASEAN)
Xem thêm: Quy trình xuất nhập khẩu hàng không (Air) tại sân bay Nội Bài
Tiếp theo đến các thuật ngữ trong C/O:
1. Product consigned from: Người xuất khẩu.
2. Product consigned to: Người nhập khẩu.
3. Means of transport and route: Số tàu, số chuyến.
- Departure Date: Ngày khởi hành.
- Vessel's Name / Aircraft etc: Tên tàu, số chuyến.
- Port of Discharge: Cảng đích.
4. For Official Use: Do hải quan ghi chép.
- Preferential Treatment Given: Hưởng ưu đãi (Có chữ "Given" là hưởng ưu đãi).
- Preferential Treatment Not Given: Không được hưởng ưu đãi (Có chữ "Not Given" là không được ưu đãi).
Ví dụ như đơn hàng dưới đây không được ưu đãi bởi mô tà hàng hoá không đúng và không phù hợp với mã HS ở nước nhập khẩu.
Xem thêm: Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu
- Signature of Authorised Signatory of the Importing Party: Hải quan bên nhập khẩu ghi chép.
5. Item Number: Danh mục hàng hoá.
6. Mark and numbers on packages: Số hiệu và ký hiệu kiện hàng.
7. Number and type of packages, description of products (Including quantity where appropriate and HS Number in six digit code): Số lượng hàng, kiểu cách đóng gói, mô tả hàng hoá, mã HS Code (6 số).
8. Origin criteria: Xuất xứ hàng hoá.
9. Gross weight or net or other quantity and value (FOB) only when RVC criterion is applied: Trọng lượng và giá FOB (đối với tiêu chí RVC).
10. Number, date of invoices: Số và ngày phát hành hoá đơn.
Thông thường C/O hay dùng bản gốc vậy nên sẽ có hai dấu đỏ gồm:
11. Declaration by the exporter:
- Dấu của Shipper của nước xuất khẩu.
- Chữ ký Shipper, nơi phát hành, ngày phát hành C/O.
12. Certification: Ký tên đóng dấu của đơn vị có thẩm quyền cấp C/O (cụ thể là phòng thương mại của bộ công thương).
13. Có 4 hạng mục:
- Issued Retroactively: Cấp sau 3 ngày.
- Exhibition: Hàng triển lãm.
- Movement Certification: C/O giáp lưng.
- Third Party Invoicing: C/O ba bên.
Xem thêm: Phôi phiếu EIR là gì? Cách khai phôi phiếu EIR tại cảng
Nếu bạn cần làm hàng xuất và C/O, bạn có thể liên hệ Bộ công thương - Bộ duy nhất có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam. Bộ ngoại thương còn ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức làm thủ tục này. Mỗi cơ quan được cấp một loại C/O nhất định như:
- Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…
- VCCI: cấp C/O form A, B…
- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
Gần đây chúng ta có thêm C/O điện tử kèm theo bản mềm được phát hành bởi Shipper. Từ đó hải quan sẽ kiểm tra bản gốc, bản chính của C/O thông qua các đường link liên kết của hải quan giữa các nước.
Điểm khác biệt lớn nhất của C/O cũ và C/O điện tử là C/O điện tử không cần dấu đỏ tươi và chỉ cần bản mềm, bên cạnh đó có thêm mã QR.
Tài liệu kèm theo bài viết