Cách khắc phục trường hợp bảng cân đối tài khoản không cân

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Bảng cân đối tài khoản là một trong những biểu mẫu quen thuộc đối với kế toán viên. Tuy nhiên, chắc hẳn ít nhất 1 lần trong quá trình làm việc với bảng cân đối tài khoản, bạn sẽ gặp phải tình trạng mất cân đối trên bảng cân đối tài khoản. Bảng cân đối nhưng bị mất cân đối? Vậy phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này đây? Hãy cùng Gitiho tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Cách lập bảng cân đối tài khoản và công thức đánh số dòng trong sổ nhật ký chung trên Excel

Tại sao lại xảy ra tình trạng mất cân đối trên bảng cân đối tài khoản?

Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục trường hợp bảng cân đối kế toán bị mất cân đối, ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra tình trạng mất cân đối này. Một số nguyên nhân thường gặp là:

Bỏ quên bút toán kết chuyển cuối kỳ

Đây là lỗi thường gặp nhất. Việc kế toán viên bỏ quên, không định khoản bút toán kết chuyển cuối kỳ, đặc biệt là bút toán kết chuyển lợi nhuận sẽ dẫn đến số liệu trên bảng cân đối tài khoản bị lệch và không cân đối.

bang-can-doi-tai-khoan

Có sự chênh lệch giữa các tài khoản và các sổ chi tiết

Việc nhập và đối chiếu sai số liệu của các tài khoản so với các sổ chi tiết như: 

  • Số dư và số phát sinh tài khoản 111 với sổ quỹ tiền mặt
  • Số dư và số phát sinh tài khoản 112 với sổ phụ ngân hàng
  • Số dư tài khoản 1331 với tờ khai thuế
  • Số liệu tài khoản kho (151 đến 157) với bảng nhập xuất tồn
  • Số dư tài khoản 142, 242, 214 với bảng phân bổ chi phí trả trước hoặc bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
  • Số liệu tài khoản 131, 331 với sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả

có thể dẫn đến sự mất cân đối trên bảng cân đối tài khoản.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập công thức tính số dư cuối kỳ trong bảng cân đối phát sinh trên Excel

Bên cạnh đó, những sai sót liên quan đến tính hợp lý về bản chất của các tài khoản (bên nợ, bên có) cũng có thể gây ra sự mất cân đối bảng cân đối tài khoản. 

Cách khắc phục tình trạng mất cân đối trên bảng cân đối tài khoản

Sau khi đã xác định được những nguyên nhân có thể khiến cho bảng cân đối tài khoản không cân, ta sẽ bắt đầu tìm cách xử lý các sai sót. Một số cách xử lý sai sót như sau:

  • Nếu bảng cân đối tài khoản mất cân đối do quên các bút toán kết chuyển cuối kỳ, bạn cần kiểm tra xem đã định khoản đầy đủ các bút toán kết chuyển cuối kỳ hay chưa. Các bút toán kết chuyển cuối kỳ gồm:
    • Bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng
    • Bút toán kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí
    • Bút toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
    • Bút toán kết chuyển lãi lỗ sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối
  • Nếu bảng cân đối tài khoản mất cân đối do chênh lệch giữa tài khoản và các sổ chi tiết: Sau khi phát hiện chênh lệch và tìm theo số chênh lệch đó, cần kiểm tra lại các định khoản liên quan đến phần chênh lệch xem có sai sót không để điều chỉnh
  • Nếu chưa rõ  nguyên nhân khiến quỹ tiền âm, kế toán viên xử lý bằng cách vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung quỹ hoặc thu hồi công nợ bổ sung quỹ
  • Nếu sai sót do chưa phân bổ chi phí trả trước, chi phí khấu hao, khiến mất cân đối bảng cân đối tài khoản, kế toán thực hiện bút toán phân bổ cho phù hợp
  • Nếu hàng tồn kho bị sai so với bảng nhập - xuất - tồn, kế toán viên kiểm tra phương pháp tính giá xuất kho, ghi nhận giá vốn và kiểm tra liệu có xuất hàng trước khi có phiếu nhập kho hay không.

Tổng kết

Trong bài viết này, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân có thể dẫn tới sự mất cân đối của bảng cân đối tài khoản cũng như cách khắc phục những sai sót đó. 

Bên cạnh các kiến thức về bảng cân đối tài khoản, để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo những kiến thức chuyên sâu khác về kế toán như định khoản các nghiệp vụ; các bút toán kết chuyển, hạch toán, quyết toán; chuẩn bị, lập và kiểm tra các chứng từ.... trong khóa học "Thực hành kế toán tổng hợp A- Z" để vững kiến thức, tự tin trở thành kế toán viên của bất kỳ doanh nghiệp nào. 

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông