Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp hiện nay chính là làm thế nào để có thể cải thiện hiệu suất của nhân viên, nếu hiệu suất làm việc tăng sẽ đóng góp vào sự phát triển, giúp doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Vậy có những cách nào để thực hiện điều này, theo dõi ngay bài viết dưới đây của Gitiho để biết thêm chi tiết!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Là chủ doanh nghiệp hoặc một người quản lý, bạn cần phải thiết lập tiêu chuẩn về đạo đức và tạo ra năng suất cho đồng nghiệp, nhân viên trong văn phòng thông qua sự cố gắng của chính bạn.
Không biết bạn có nhận thấy hay không, nhưng với nhân viên, người sếp lúc nào cũng là một tấm gương để họ học hỏi và noi theo.
Họ tin tưởng vào bạn và nếu bạn không làm việc chăm chỉ và không làm theo những tiêu chuẩn đạo đức, nhân viên sẽ rất thất vọng về bạn.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Luôn chịu trách nhiệm về những dự án
- Thể hiện đạo đức làm việc có tổ chức.
- Hỗ trợ tất cả nhân viên và hướng dẫn họ trong công việc cũng như trong cuộc sống
Các tổ chức có thể đào tạo nhân viên để cải thiện hiệu suất bằng cách cung cấp cho nhân viên cơ hội học tập có mục tiêu phù hợp với công việc và mục tiêu nghề nghiệp của họ.
Các chương trình đào tạo là để nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi của nhân viên, đồng thời cung cấp cho họ sự hỗ trợ và phản hồi liên tục để giúp nhân viên đạt được mục tiêu.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện cũng đang rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nhân viên có thể kể đến như Thế giới đi động, FPT, Vingroup, Viettel, Vinamilk… thông qua việc mời chuyên gia về đào tạo, cung cấp các khóa học, xây dựng nền tảng học tập.
Lãnh đạo có thể tham khảo giải pháp đào tạo trực tuyến Gitiho for Leading Business được xây dựng dành cho doanh nghiệp để đào tạo nội bộ, giúp rút ngắn khoảng cách kỹ năng cho nhân viên của mình.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Xác định lỗ hổng kiến thức và kỹ năng bằng cách tiến hành đánh giá nhu cầu để xác định các lĩnh vực cụ thể mà nhân viên cần cải thiện hiệu suất của họ. Điều này có thể được thực hiện thông qua khảo sát, phỏng vấn và đánh giá.
- Điều chỉnh việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu của mỗi nhân viên. Hãy điều chỉnh chương trình đào tạo để cải thiện kỹ năng của từng nhân viên và đảm bảo rằng chương trình đào tạo phù hợp và hiệu quả.
- Kết hợp nhiều phương pháp học tập. Mỗi người đều có những phong cách học tập khác nhau, vì vậy kết hợp nhiều phong cách đào tạo như khóa học trực tuyến, đào tạo tại chỗ, hướng dẫn, có thể sẽ đáp ứng được các sở thích học tập đa dạng.
Giao tiếp hiệu quả và rõ ràng với nhân viên chính là “chìa khóa” quan trọng nhất để tối đa hiệu suất công việc của họ.
Hay nói cách khác, nếu bạn cảm thấy nhân viên gặp khó khăn, hãy hỏi han, giúp đỡ và đặt câu hỏi cho đến khi tìm ra giải pháp cho họ.
Điều này tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, nơi mà nhân viên không ngại giao tiếp và luôn thoải mái nhờ sự giúp đỡ của cấp trên, giúp họ làm việc một cách hiệu quả.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Chia sẻ, cập nhật cho nhân viên về những gì đang diễn ra xung quanh công ty vì điều đó thực sự rất cần thiết trong giai đoạn công ty đang gặp khó khăn và khủng hoảng.
- Dành thời gian gặp gỡ và trò chuyện với nhân viên, bạn có thể thoải mái chia sẻ những vấn đề, giúp đỡ họ khi cần hoặc giải đáp những câu hỏi ngẫu nhiên từ nhân viên.
- Xây dựng nên môi trường mà nhân viên cảm thấy thoải mái khi được phản hồi, đánh giá.
- Hãy thực sự quan tâm tới nhân viên với tư cách là một người đồng nghiệp chứ không phải lãnh đạo. Điều này sẽ làm tăng mức độ gắn bó, sự tin tưởng và đạt hiệu quả công việc.
Cung cấp cho nhân viên những phản hồi thường xuyên dựa trên hiệu suất làm việc của họ là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức.
Nếu không được phản hồi, nhân viên của bạn sẽ không biết họ giỏi cái gì hoặc họ cần cải thiện điều gì để hoàn thành tốt nhất công việc của mình.
Một trong những cơ hội tốt nhất mà bạn có với tư cách là người quản lý, lãnh đạo là cung cấp những phản hồi xây dựng cho nhân viên thông qua các cuộc họp. Điều này sẽ giúp nhân viên không chỉ nghiêm túc phấn đầu mà họ sẽ biết rõ điều gì cần phải cải thiện trong công việc.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Cung cấp phản hồi càng nhiều phần việc càng tốt, bất kể là dự án lớn hay nhỏ.
- Thảo luận về những gì có thể làm tốt nhất và liệu có cách nào nhanh hơn và hiệu quả hơn khi thực hiện một nhiệm vụ hay không.
Thông thường, nếu bạn làm việc trong ngành dịch vụ, nhân viên của bạn sẽ làm việc với bạn khoảng 8 giờ/ngày, 5 ngày 1 tuần. Như vậy là 1 tuần có 40 giờ làm việc, nhìn thì có vẻ là nhiều nhưng thực sự lại không như vậy.
Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng trung bình có hơn 5 tiếng đồng hồ bị lãng phí bởi những nhân viên đợi cuộc họp từ lãnh đạo hoặc chờ đợi nhân viên khác trong nhóm.
Vì vậy cần phải tối ưu hóa quy trình làm việc nhóm bằng cách loại bỏ hoặc cải thiện các cuộc họp gây lãng phí thời gian có thể đem lại hiệu suất tổng thể cao hơn cho nhân viên của bạn.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Nếu các cuộc họp là vô ích hoặc chiếm quá nhiều thời gian, bạn có thể lược bỏ bớt những phần không quan trọng hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn.
- Thiết lập các cuộc họp giữa các bộ phận với nhau. Bằng cách này, những nhân viên khác bộ phận có thể học hỏi từ nhau.
- Chỉ nên thiết lập những cuộc họp hoặc thực sự cần thiết mà không thể họp qua điện thoại hay room.
Đôi khi, con người có xu hướng bày tỏ quan điểm hoặc những đánh giá dựa trên cảm tính về một vấn đề cụ thể và điều này thường gây ra xung đột.
Là người đứng đầu trong doanh nghiệp, bạn luôn phải đứng ở giữa và phải đưa ra những phán quyết công bằng và đúng đắn trong mọi tình huống.
Những nhân viên khác sẽ thấy rằng người sếp của mình có những lời lẽ thuyết phục, điều này sẽ thấy họ cảm thấy tin tưởng vào bạn và thấy thoải mái nếu xin những lời khuyên trong tương lai từ bạn.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Luôn nhìn 2 mặt của vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra phán quyết công bằng, phân minh trong mọi tình huống.
- Hãy lắng nghe nhiều hơn và cho phép bản thân có thời gian để suy nghĩ trước khi đưa quyết định cuối cùng.
Dù làm việc ở đâu thì ai cũng mắc sai lầm. Đó là điều bình thường của con người. Điều quan trọng nhất ở người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp giúp nhân viên của họ học hỏi từ những sai lầm của chính họ.
Nhân viên của bạn sẽ không chỉ đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn mà còn làm việc chăm chỉ hơn nữa để đảm bảo rằng sai lầm tương tự sẽ không tiếp diễn nữa.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Đưa ra cho nhân viên của bạn cách khắc phục những sai lầm nếu bạn thấy điều đó là cần thiết. Bằng cách này họ sẽ rút kinh nghiệm trong những lần tiếp theo.
- Giúp nhân viên tự tin hơn bằng cách động viên họ. Điều này giúp cho nhân viên nhanh chóng lấy lại tinh thần để họ có thể tiếp tục công việc của mình.
- Đánh giá mỗi sai lầm dựa trên trường hợp, bối cảnh cụ thể và luôn đề ra giới hạn về những điều cấm hoàn toàn và nơi mà họ có thể tự do phạm sai lầm.
Nếu bạn quan sát thấy nhân viên đang gặp khó khăn hoặc không đạt được hiệu suất công việc như trước đây, hãy đến gặp họ và hỏi xem họ có cần sự giúp đỡ không.
Điều này khiến nhân viên cảm thấy không cô đơn và họ có thể tin tưởng bạn. Bởi vì xét cho cùng, con người không phải người máy và ai cũng có những cảm xúc và vấn đề mà nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của tập thể.
Thể hiện sự quan tâm và thông cảm là điều mà một người sếp có thể làm để cải thiện động lực của nhân viên và đưa họ trở lại công việc.
Lời khuyên dành cho bạn:
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn đặt câu hỏi khi thấy một trong những nhân viên của mình đang gặp khó khăn hoặc không làm việc hiệu quả. Thông thường, tất cả những gì họ cần là một cuộc tâm sự, chia sẻ.
Ai cũng thích được khen ngợi và động viên. Không mất quá nhiều thời gian để nói với nhân viên của bạn rằng họ đã xuất sắc hoàn thành công việc trong dự án lớn.
Là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý, bạn có trách nhiệm sự hạnh phúc và thoải mái của nhân viên tại nơi làm việc.
Lời khuyên dành cho bạn:
Cung cấp phần thưởng xưởng đáng cho nhân viên nếu họ làm tốt. Sau một dự án, hãy đến gặp nhân viên và đội nhóm để chúc mừng họ vì họ đã làm việc chăm chỉ, điều này sẽ tác động lớn đến sự tự tin và hiệu suất công việc của họ trong tương lai.
Không một nhân viên nào thích làm việc trong môi trường lộn xộn và lỗi thời.
Nó sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên và có đôi lúc họ sẽ muốn về nhà ngay lập tức.
Vì vậy hãy đem lại một môi trường làm việc vui vẻ mà nhân viên luôn hào hứng đi làm vào mỗi buổi sáng, như vậy sẽ ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của họ và cuối cùng là đạt hiệu suất trong công việc.
Xem thêm: Môi trường làm việc lý tưởng: 8 yếu tố xây dựng môi trường làm việc chuẩn
Lời khuyên dành cho bạn:
1. Mua một bàn bida hoặc bàn bóng bàn cho nhân viên để họ có thư giãn đầu óc và tham gia cùng đồng nghiệp sau những giờ làm việc căng thẳng.
Bạn nên xem xét vị trí của khu vực giải trí để không làm ảnh hưởng tới người khác.
2. Đảm bảo rằng không gian văn phòng được thiết kế đẹp mắt và gọn gàng. Bạn có thể thuê một nhà thiết kế để tạo ra không gian làm việc hiện đại và tối ưu cho nhân viên.
3. Đảm bảo rằng văn phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên và cây xanh. Nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng mặt trời và cây xanh có thể cải thiện được hiệu suất công việc và tăng cường sự tập trung.
Bằng cách thực hiện 10 cách cải thiện hiệu suất của nhân viên, mỗi doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường làm việc khích lệ sự sáng tạo, tích cực và phát triển cá nhân. Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức cho nhân viên mà còn là yếu tố đưa doanh nghiệp đến thành công và giữ vững vị thế trên thị trường.