Làm thế nào để cải thiện trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc?

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Nếu mỗi người có khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của mình thì không chỉ giúp bản thân nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

Đối mặt với áp lực và thách thức hằng ngày, việc cải thiện trí tuệ cảm xúc nơi làm việc không chỉ là mục tiêu cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự bền vững của tổ chức. 

Cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

Đầu tiên để hiểu về trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì và tầm quan trọng, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc là gì? Tại sao mỗi người cần có kỹ năng này?

Làm thế nào để cải thiện trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc?

Để cải thiện trí tuệ cảm xúc của bản thân, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau:

1. Thấu hiểu cảm xúc của chính mình

Bạn nên học cách thấu hiểu cảm xúc của mình. Bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi như: 

Bạn đang cảm thấy thế nào về công việc hoặc đồng nghiệp của mình? 

Cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào? 

Bạn có đang để những cảm xúc tiêu cực của mình ảnh hưởng đến những người khác và ảnh hưởng tới công việc không? 

Nhận thức rõ về những điều này là rất quan trọng để cải thiện trí tuệ cảm xúc của bản thân. Khi bạn thật sự thấu hiểu cảm xúc của mình, bạn có thể biết được điểm yếu của bản thân - là những thời điểm bạn thể hiện những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, ghen tị, kém cỏi… 

Xem thêm: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân - Làm thế nào để nhận biết và khắc phục?

Thấu hiểu cảm xúc của chính mình
Thấu hiểu cảm xúc của chính mình

2. Xem xét phản hồi từ đồng nghiệp và cấp trên

Hãy mở lòng đón nhận những phản hồi từ những người xung quanh như đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên. Người khác có thể nhận thấy những điểm yếu của bạn mà có lẽ bạn chưa nhận ra, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình và dần dần rèn luyện được trí tuệ cảm xúc. 

Đón nhận phản hồi từ người khác một cách tích cực
Đón nhận phản hồi từ người khác một cách tích cực

3. Bình tĩnh trước những xung đột

Khi xảy ra những bất đồng quan điểm hoặc mâu thuẫn tại nơi làm việc, nhiều người thường không kiềm chế được cảm xúc và trút giận lên người khác. 

Tuy nhiên, những người biết cách quản lý cảm xúc sẽ biết cách giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng. Thay vì phản ứng bốc đồng, họ sẽ dành thời gian để hiểu cảm xúc của mình và có cách xử lý khôn khéo, thay vì cứ tranh luận ai đúng ai sai thì họ sẽ hướng đến việc tìm ra giải pháp. 

Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống
Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống

4. Lắng nghe tích cực

Lắng nghe và chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ là rất quan trọng để phát triển trí tuệ cảm xúc. Khi bạn biết cách lắng nghe sẽ giúp hạn chế những hiểu lầm và thể hiện sự tôn trọng đối với người nói và đợi đến một thời điểm thích hợp để phản hồi họ. Đây cũng là cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng giao tiếp. 

Biết cách lắng nghe người khác
Biết cách lắng nghe người khác

5. Tham gia các khóa đào tạo

Với những lợi ích tuyệt vời mà trí tuệ cảm xúc mang lại, bạn có nghĩ rằng mình nên nâng cao kỹ năng này? Bạn có thể tham khảo các khóa học về trí tuệ cảm xúc trên nền tảng giáo dục trực tuyến Gitiho, chắc chắn sẽ giúp bạn học được rất nhiều kiến thức và thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn. 

Khóa học Dẫn dắt nơi công sở bằng trí tuệ cảm xúc là khóa học miễn phí nhận được rất nhiều sự tham gia của người học và đánh giá tích cực về chất lượng khóa học. Chưa đầy 1 tiếng học tập, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của EQ tới nhà quản lý và tác động đến sự thành công trong công việc và sự nghiệp mỗi người. 

Khóa học Quản trị cảm xúc bản thân sẽ giúp bạn hiểu về cảm xúc, nguyên tắc để kiểm soát cảm xúc và vượt qua những nỗi sợ hãi để cân bằng và phát triển công việc. 

Khóa học Sử dụng trí tuệ cảm xúc (EQ) trong công việc là khóa học lý tưởng dành cho những ai muốn trở thành người có trí thông minh về cảm xúc và ứng dụng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. 

7 kỹ năng giúp bạn phát triển trí tuệ cảm xúc nơi làm việc

1. Lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe là điều quan trọng để hiểu và đồng cảm với người khác. Người có EQ cao biết cách lắng nghe chân thành, không chỉ để hiểu thông tin mà còn để thấu hiểu cảm xúc và nhu cầu của người khác. 

2. Giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn truyền đạt ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ một cách rõ ràng và tế nhị. Người có EQ cao hiểu cách sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm phù hợp để tạo môi trường làm việc thoải mái và hỗ trợ. 

3. Xây dựng mối quan hệ: Kỹ năng xây dựng mối quan hệ là khả năng tạo và duy trì các mối quan hệ đáng tin cậy và hỗ trợ với đồng nghiệp, cấp dưới và cấp trên. Khi bạn biết cách đồng cảm và lắng nghe người khác, bạn có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong nhóm làm việc tạo ra môi trường hỗ trợ và tăng cường hiệu suất làm việc của tổ chức.

4. Khả năng phục hồi: Kỹ năng phục hồi là khả năng xoay sở và đối diện tích cực với thất bại và thách thức trong công việc. Trong môi trường làm việc, bạn sẽ đối mặt với những khó khăn và áp lực. Khả năng phục hồi giúp bạn vượt qua những thất bại, học hỏi từ sai lầm và nhanh chóng hồi phục để tiếp tục với đam mê và động lực trong công việc.

5. Giải quyết xung đột: Kỹ năng giải quyết xung đột là khả năng tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và hài hòa. Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, và cách bạn giải quyết nó ảnh hưởng lớn đến tình hình làm việc. Kỹ năng giải quyết xung đột giúp bạn xác định nguyên nhân xung đột, tìm kiếm giải pháp hợp tác và duy trì mối quan hệ tích cực với người khác.

6. Quyết định: Kỹ năng ra quyết định là khả năng đưa ra quyết định tỉnh táo và có trách nhiệm dựa trên thông tin hợp lý và tình hình thực tế. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn kiểm soát cảm xúc và không để chúng chi phối quá mức trong quá trình ra quyết định. Kỹ năng quyết định tốt giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt và đạt được kết quả tích cực trong công việc.

7. Khả năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi bạn có khả năng thúc đẩy, động viên và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc. Kỹ năng này không chỉ áp dụng cho các vị trí lãnh đạo chính thức mà còn áp dụng cho mọi vị trí trong tổ chức.

Qua nhiều năm, trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là EQ đã phát triển mạnh mẽ tới mức trở thành một kỹ năng bắt buộc phải có. Theo như CareerBuilder khảo sát, 71% nhà tuyển dụng cho biết họ coi trọng EQ hơn IQ và những nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao thường rất điềm tĩnh, giải quyết cũng như xử lý vấn đề rất tốt khi có sự cố xảy ra. 

Hy vọng với những thông tin về làm thế nào để cải thiện trí tuệ cảm xúc nơi làm việc ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nâng cao và cải thiện kỹ năng này cho chính bản thân mình. 

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông