Trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là chỉ số cảm xúc (EQ), đề cập đến khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của con người. Thuật ngữ này được đặt ra bởi các nhà tâm lý học vào giữa những năm 1990 và được lan truyền một cách rộng rãi.
Theo một nghiên cứu, trí tuệ cảm xúc là yếu tố chiếm gần 90% sự khác biệt tạo nên những người có thành tích cao so với các đồng nghiệp có kiến thức và kỹ năng tương tự.
Vậy trí tuệ cảm xúc là gì và giúp mỗi người như thế nào trong công việc? Cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Trí tuệ cảm xúc (EQ) mô tả khả năng của một người trong việc hiểu, xác định, quản lý và khai thác cảm xúc của chính họ với những người xung quanh. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng để giao tiếp giữa các cá nhân, trong đó rất quan trọng tại nơi làm việc.
Nhân viên biết quản lý trí tuệ cảm xúc thường tạo ra lợi thế trong sự phát triển sự nghiệp và mang lại lợi ích cho tổ chức. Một đội ngũ nhân sự giao tiếp với nhau bằng trí tuệ cảm xúc sẽ cải thiện đáng kể các mối quan hệ trong nhóm và tạo nên văn hóa làm việc tích cực.
Nhân viên không có khả năng quản lý cảm xúc thường gặp khó khăn trong việc điều khiển và quản lý cảm xúc của họ. Vì vậy trong nhiều tình huống giao tiếp, họ thường xuyên hành động bốc đồng mà không hề suy nghĩ kỹ về hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả như thế nào cho chính bản thân và những người xung quanh.
Phát triển trí tuệ cảm xúc có thể giúp cho mỗi người hiểu rõ về bản thân mình hơn, đồng thời trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống sẽ gặp phải trong tương lai.
Dưới đây là một số ví dụ về trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc:
Đưa ra những phản hồi, phê bình mang tính xây dựng thay vì chỉ trích người khác.
Hỗ trợ đồng nghiệp giảm stress thông qua việc nhận ra cảm xúc của họ và giúp họ giảm thiểu căng thẳng.
Luôn giữ bình tĩnh và biết cách làm việc cho dù có gặp áp lực.
Giải quyết mâu thuẫn phát sinh giữa các nhân viên trong cùng nhóm hoặc bộ phận.
Tạo ra không gian làm việc cởi mở, nơi mà nhân viên được thoải mái thể hiện bản thân.
Trí tuệ cảm xúc từ lâu đã được công nhận là một kỹ năng có giá trị giúp cải thiện khả năng giao tiếp, quản lý, giải quyết vấn đề và các mối quan hệ tại nơi làm việc. Đây cũng là kỹ năng mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể cải thiện được thông qua việc đào tạo và thực hành.
Nếu như người có EQ cao đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn, có sự đồng cảm, biết cách lắng nghe và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng thì người có EQ thấp sẽ có thói quan trốn tránh trách nhiệm, giao tiếp thụ động, luôn chỉ trích và bác bỏ ý kiến của người khác.
Tại nơi làm việc, trí tuệ cảm xúc bao gồm:
Làm việc hướng tới các mục tiêu chung của tổ chức.
Thông qua giao tiếp lành mạnh sẽ tạo ra các mục tiêu chung trong toàn doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân sự có thái độ tích cực khi nói đến công việc hiện tại.
Mối quan hệ giữa nhân viên trở nên sâu sắc hơn.
Nhân viên linh hoạt hơn trong việc dễ dàng xử lý mọi căng thẳng và những vấn đề phát sinh.
Nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và có khả năng xuất sắc trong việc lãnh đạo.
Trong các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, lợi ích của nó có lẽ là điều hiển nhiên. Dưới đây là một số phát hiện đã chứng minh lý do tại sao các tổ chức cần xem xét trí tuệ cảm xúc để phát triển đội ngũ nhân sự của họ.
Nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau đã chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc. Khi nhân viên hài lòng trong công việc sẽ tạo ra nhiều giá trị cho tổ chức như:
Năng suất công việc cao hơn.
Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.
Cải thiện sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.
Có nhiều yếu tố quyết định một nhân viên có hài lòng với công việc hay không như sự công nhận, cơ hội phát triển… Tuy nhiên, trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc tạo ra sự hạnh phúc, tinh thần làm việc tích cực đã góp phần khiến nhân viên hài lòng với vai trò của họ.
Ngoài ra, trí tuệ cảm xúc cũng làm giảm những biểu hiện tiêu cực của nhân viên như căng thẳng, mệt mỏi và sự không hài lòng trong việc.
Trong một nghiên cứu về kỹ năng quan trọng tại nơi làm việc, Talent SmartEQ nhận thấy trí tuệ cảm xúc là yếu tố quyết định đến hiệu suất mạnh nhất, chiếm 58% sự thành công trong công việc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 90% trong số những người đạt hiệu suất cao nhất đạt chỉ số cao về trí tuệ cảm xúc.
Một nghiên cứu khác của Institute for Health and Human Performance cho thấy:
Sau khi một cơ sở của Motorola đã triển khai chương trình đào tạo quản lý căng thẳng và năng suất nhân viên đã cải thiện 93%.
Qua các nghiên cứu có thể thấy trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu suất công việc và giúp nhân viên đưa ra quyết định tốt hơn, hình thành và duy trì các mối quan hệ hiệu quả cũng như đối phó tốt hơn với những căng thẳng và sự thay đổi trong việc liên tục.
Xem thêm: 20+ cách tuyệt vời để cải thiện hiệu suất công việc
5 thành phần của trí tuệ cảm xúc bao gồm:
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Tasha Eurich, 95% người nghĩ rằng họ tự nhận thức được bản thân mình nhưng trên thực tế chỉ có 10 - 15% trong số đó làm được như vậy.
Đầu tiên, bạn nên tập trung vào việc hiểu cảm xúc của mình - bạn hiểu được mình đang cảm thấy gì và tại sao lại cảm thấy như vậy. Những người có khả năng tự nhận về cảm xúc sẽ phản ánh về tâm trạng, điểm mạnh, điểm yếu, mong muốn của bản thân.
Tự nhận thức đối với mọi người là rất quan trọng để thấu hiểu bản thân và xác định xem nó có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng như ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh không.
Ví dụ như một nhân viên họ nhận thức được rằng họ không giỏi trong việc hoàn thành công việc đúng deadline. Hiểu được điều đó, họ luôn lên kế hoạch trước và đảm bảo hoàn thành công việc sớm thời hạn để tránh tình trạng căng thẳng cũng như đảm bảo chất lượng công việc.
Khi bạn lắng nghe được cảm xúc của bản thân để cảm nhận xem quyết định có đúng đắn hay không. Kết hợp trí tuệ cảm xúc với những dữ liệu từ thực tế sẽ tạo ra quyết định đúng đắn nhất.
Kỹ năng tự điều chỉnh giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân một cách hiệu quả. Điều này bao gồm khả năng tự điều chỉnh trong các tình huống căng thẳng, kiểm soát cơn giận, đối mặt với áp lực và giữ thăng bằng tinh thần trong các tình huống khó khăn.
Một yếu tố tạo ra thành công cho mọi lãnh đạo và nhân viên là động lực. Những người có động lực được thúc đẩy để đạt mục tiêu và vượt xa những kỳ vọng mà họ đặt ra.
Với những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ đồng nghĩa với việc động lực của họ sẽ đến từ việc hoàn thành mục tiêu chứ không phải đến từ những yếu tố bên ngoài như phần thưởng hay được thăng chức. Đó chính là xuất phát từ đam mê với công việc, chính điều đó đã khuyến khích họ làm việc chăm chỉ và tốt nhất có thể.
Những nhân viên có động lực có xu hướng giải quyết các vấn đề tốt và luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Họ luôn duy trì thái độ tích cực dù phải đối mặt với thách thức, tìm cách học hỏi và tự hào về công việc của mình.
Xem thêm: 9 loại động lực nơi làm việc giúp bạn đạt được mục tiêu
Nhận thức xã hội hay còn gọi là sự đồng cảm, hiểu được cảm xúc của người khác. Hiểu được cảm xúc của người khác sẽ giúp bạn xử lý tình huống tại nơi làm việc một cách hiệu quả hơn. Chẳng hạn như khi một đồng nghiệp có dấu hiệu mất tinh thần, chán nản, bạn có thể bày tỏ sự đồng cảm để tình hình hiện tại không quá tồi tệ.
Những người nhạy về trí tuệ cảm xúc có thể hiểu được cảm xúc của đồng nghiệp, nhìn nhận tình huống từ góc nhìn của họ và từ đó đưa ra những quyết định mang tính khách quan.
Kỹ năng xã hội là tập hợp các kỹ năng được sử dụng để giao tiếp và tương tác với người khác. Ví dụ như khả năng lắng nghe, giao tiếp, sự đồng cảm, tôn trọng, đàm phán, giải quyết xung đột, hợp tác trong nhóm, định hướng…
Nếu sử dụng kỹ năng xã hội tốt như giao tiếp hiệu quả và tôn trọng người khác sẽ giúp bạn lắng nghe và giải quyết xung đột hiệu quả hơn. Các kỹ năng xã hội có thể được sử dụng tại nơi làm việc để phát triển sự nghiệp và là công cụ cần thiết cho một nhà lãnh đạo.
Xem thêm: Khám phá các kỹ năng cần thiết trong công việc quyết định thành công
Trên đây là những lý do tại sao trí tuệ cảm xúc nơi làm việc lại quan trọng, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phát triển kỹ năng này và đạt được thành công cũng như thăng tiến trong công việc.