Chương trình đào tạo ngành hàng bán lẻ là hoạt động giúp gia tăng hiệu suất bán lẻ tại cửa hàng. Đây chính là chiến lược thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn thông qua nhân viên bán hàng.
Vậy nên triển khai những nội dung gì thiết thực và đạt hiệu quả cao, cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Đào tạo bán lẻ là chương trình đào tạo dành cho nhân viên trong lĩnh vực bán lẻ. Nó liên quan đến đào tạo về sản phẩm, bán hàng, dịch vụ khách hàng và các công cụ phục vụ cho việc bán hàng. Bên cạnh đó, nhân viên sẽ được đào tạo về kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục khách hàng, xử lý sự cố… để trở thành những nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm.
Mục tiêu cuối cùng của việc đào tạo bán lẻ là đảm bảo rằng nhân viên không chỉ có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mà còn có khả năng tương tác tốt với khách hàng, giải quyết mọi vấn đề một cách linh hoạt và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Chương trình đào tạo giúp xây dựng đội ngũ nhân viên bán lẻ có phẩm chất và năng lực để thúc đẩy doanh số và tạo dựng thương hiệu, danh tiếng cho công ty.
Một trong những công ty bán lẻ chú trọng vào việc đào tạo và phát triển cho nhân viên là Công ty cổ phần Thế giới di động - một chuỗi cửa hàng bán lẻ thiết bị di động và sản phẩm công nghệ. Công ty đã thực hiện các chương trình đào tạo một cách toàn diện cho nhân viên bao gồm đào tạo về kỹ năng mềm, kiến thức sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Đức Tài - Đồng sáng lập và là Chủ tịch của Thế giới di động từng chia sẻ: “Thành công của doanh nghiệp, 80% là phụ thuộc vào khả năng thực thi của đội ngũ. Và cách để gia tăng khả năng thực thi của đội ngũ chỉ được thực hiện từ học tập”.
Nhờ vào việc chú trọng đào tạo và phát triển nhân viên, Thế giới di động đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên sâu, năng lực tốt và tạo nên một trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng. Điều này đã đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của công ty trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Dưới đây là 7 chương trình đào tạo ngành hàng bán lẻ rất cần thiết cho sự phát triển của nhân viên cũng như với công ty, cùng tham khảo dưới đây!
Chương trình đào tạo nhân sự mới thường bao gồm việc giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Mục tiêu chính của việc đào tạo là giúp nhân viên mới nắm bắt sâu hơn về giá trị cốt lõi, mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức. Qua việc này, họ sẽ dễ dàng hòa mình vào môi trường làm việc và hiểu cách tương tác hiệu quả với đồng nghiệp và quản lý.
Điều quan trọng hơn, khi nhân viên thấm nhuần về tầm nhìn của công ty trong các giai đoạn, họ sẽ tự nhiên đồng thuận với mục tiêu của tổ chức. Sự thấu hiểu này thúc đẩy họ tập trung hơn vào việc làm việc để đạt được mục tiêu. Từ việc đồng thuận với mục tiêu chung, họ sẽ làm việc hướng đến mục tiêu và nỗ lực không ngừng để đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp.
Trong ngành bán lẻ, một điều hiển nhiên là mỗi nhân viên cần phải có kiến thức thấu đáo về sản phẩm để đảm bảo khả năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Việc này không chỉ giúp tạo niềm tin từ phía khách hàng mà còn cung cấp các thông tin cần thiết để thúc đẩy doanh số bán hàng. Đào tạo kiến thức sản phẩm bao gồm một số nội dung sau:
Giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm bán chạy nhất.
Giới thiệu những tính năng nổi bật của sản phẩm.
Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm đúng cách (và cách bảo quản nếu có).
Đồng thời, thường xuyên cập nhật kiến thức về các sản phẩm mới nhất, công nghệ mới, xu hướng thị trường để đảm bảo nhân viên luôn nắm được các thông tin cần thiết. Điều này giúp họ tự tin hơn trong việc tư vấn khách hàng và thúc đẩy sự hài lòng của họ.
Bạn có thể đào tạo kiến thức sản phẩm cho nhân viên theo công thức FAB. Đây là công thức viết tắt của Features Advantages and Benefits, có nghĩa là tính năng, đặc điểm nổi bật và lợi ích. Với công thức FAB này sẽ giúp nhân viên dễ dàng nhớ được thông tin về sản phẩm.
Hơn nữa, nhân viên cũng cần nắm được danh sách các sản phẩm bán chạy, nhờ vậy sẽ giúp đưa ra đề xuất mua hàng khi khách hàng có nhu cầu.
75% khách hàng sẵn sàng từ chối mua hàng của một nhà bán lẻ nếu họ trải nghiệm dịch vụ khách hàng không tốt.
Dịch vụ khách hàng là một trong những lĩnh vực trọng tâm của mọi nhà bán lẻ, trực tuyến, truyền thống. Mặc dù sản phẩm có hấp dẫn đến đâu, giá cả có hợp lý thế nào đi chăng nữa nhưng dịch vụ kém thì khách hàng cũng sẽ chấp nhận mua hàng giá cao hơn ở một cửa hàng mang đến cho họ dịch vụ tốt hơn.
Dưới đây là một số ví dụ về dịch vụ khách hàng ấn tượng ở những công ty bán lẻ trên thế giới:
1. T-We Tea
T-We Tea là một cửa hàng trà ở San Francisco. Với những khách hàng đã mua hàng của họ nhiều lần họ luôn kèm theo dòng ghi chú trong đơn đặt hàng là “Xin chào, thật hạnh phúc khi chúng tôi lại thấy tên bạn trên đơn đặt hàng này! Chúng tôi luôn nhớ đến bạn và bạn luôn là điều tuyệt vời đối với chúng tôi”.
Bằng hành động như vậy, T-We Tea đã hoàn toàn ghi điểm trong mắt khách hàng. Bởi vì không phải cửa hàng bán lẻ nào cũng làm được như vậy, ngay cả khi khách hàng thường xuyên mua sắm ở đó.
2. Zappos:
Zappos, một trang web bán hàng trực tuyến chuyên về giày dép và thời trang, nổi tiếng với dịch vụ khách hàng tận tâm. Họ không chỉ tạo ra môi trường mua sắm thuận tiện và dễ dàng mà còn tạo ra những trải nghiệm độc đáo. Ví dụ, họ từng gửi một cặp giày miễn phí tới một khách hàng với lời nhắn: “Chỉ cần vui vẻ thử nghiệm, chúng tôi đã lo phần còn lại”. Hành động này thể hiện cam kết của Zappos đối với sự hài lòng của khách hàng và ý định tạo ra những trải nghiệm thú vị.
Tạp chí Forbes đưa ra báo cáo rằng hơn một nửa số người làm việc trong lĩnh vực bán hàng thiếu các kỹ năng chính để thực hiện công việc. Điều này chỉ rằng, đa phần những nhân viên mới gia nhập ngành này thường không được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết từ ban đầu hoặc không có cơ hội được đào tạo một cách tổ chức và bài bản trong quá trình làm việc.
Một số kỹ năng nhân viên bán hàng cần đạt được để có thể chinh phục mọi khách hàng là:
Xây dựng mối quan hệ: Bán hàng không chỉ đơn thuần là việc thực hiện giao dịch mua bán, mà còn là việc tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Nhân viên cần biết cách thiết lập một môi trường tương tác thoải mái và chuyên nghiệp để tạo niềm tin và tạo dựng sự gắn kết.
Tư duy từ góc độ khách hàng: Để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ, nhân viên cần hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và mối quan tâm của khách hàng. Điều này giúp họ tạo lập lý do tại sao sản phẩm này có giá trị cho khách hàng.
Kỹ năng thuyết phục: Kỹ năng bán hàng bao gồm việc học cách thuyết phục khách hàng về lợi ích và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ cần biết cách sử dụng cảm xúc, logic và thông tin để tạo lập một lý do mua hàng thú vị và hấp dẫn.
Xử lý phản hồi khách hàng: Kỹ năng này thuộc nghệ thuật bán hàng. Nhân viên cần học cách xử lý các phản đối từ khách hàng một cách thông minh, tạo ra lời giải thích hoặc giải pháp thích hợp để khắc phục sự phân vân của họ.
Tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo: Một nhân viên bán lẻ chuyên nghiệp không chỉ xoay quanh việc bán sản phẩm, mà còn liên quan đến việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ cho khách hàng. Từ cách trang trí cửa hàng đến cách tương tác với khách hàng, tất cả đều ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của họ.
Trong ngành hàng bán lẻ, đào tạo về an toàn và tuân thủ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng nhân viên làm việc theo quy trình công ty cũng như an toàn lao động. Nhân viên sẽ phải hiểu rõ các quy tắc, quy định liên quan đến bảo mật thông tin khách hàng, phòng ngừa mất cắp, quản lý hàng tồn kho và các nội dung khác.
Đào tạo phần mềm cho nhân viên ngành hành bán lẻ giúp họ có thể sử dụng hiệu quả các công cụ bán hàng trong quá trình làm việc. Nội dung của chương trình đào tạo phần mềm bao gồm:
Hệ thống quản lý hàng tồn kho: Đào tạo nhân viên cách sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho giúp họ theo dõi số lượng sản phẩm trong cửa hàng, thời gian tái đặt hàng và quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.
Hệ thống thanh toán và POS: Học cách sử dụng hệ thống thanh toán và bán hàng giúp nhân viên thành thạo các giao dịch mua bán, quản lý hóa đơn một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Hệ thống quản lý khách hàng CRM: Đào tạo nhân viên cách sử dụng hệ thống CRM giúp họ biết cách theo dõi thông tin khách hàng, quản lý thông tin liên hệ và tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên trong ngành hàng bán lẻ là một phần quan trọng để họ phát triển và thể hiện tốt hơn trong vai trò của mình. Những kỹ năng mềm này không chỉ giúp cải thiện khả năng làm việc của nhân viên mà còn tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Trong đó phải kể đến một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…
Bằng cách chú trọng và phát triển kỹ năng mềm cho nhân viên của mình, các cửa hàng bán lẻ có thể tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường.
Giống như các chương trình đào tạo khác, đào tạo nhân viên ngành hàng bán lẻ mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên. Có thể kể đến như:
Lợi ích đầu tiên của một chương trình đào tạo bán lẻ là nó giúp đội ngũ nhân sự mở rộng sự hiểu biết của mình, học được nhiều kỹ năng không chỉ phục vụ công việc và còn hỗ trợ trong cuộc sống cá nhân.
Đào tạo nhân viên trong ngành bán lẻ cung cấp cho họ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Từ cách tương tác với khách hàng, quản lý tồn kho đến quản lý thời gian, nhân viên trở nên tự tin và có khả năng đảm bảo rằng công việc của họ được thực hiện đúng cách.
Một nhân viên bán lẻ trải qua quy trình đào tạo chắc chắn sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn là những nhân viên chưa qua đào tạo. Khi đem đến dịch vụ khách hàng tốt sẽ dẫn đến sự hài lòng, lòng trung thành và giữ chân khách hàng. Những chương trình đào tạo trang bị cho nhân viên sự tự tin để có thể xử lý bất kỳ vấn đề nào mà khách hàng của bạn có thể đưa ra.
Nhân viên được đào tạo thích nghi với các kỹ thuật bán hàng và phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến việc tăng doanh số bán hàng, do khả năng thuyết phục và tạo ấn tượng tích cực đối với khách hàng.
Đào tạo là một trong những dấu hiệu cho thấy công ty đang đầu tư vào sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Nó giúp nhân viên có động lực và ít có lý do để rời bỏ công ty. Ngoài ra, việc đào tạo cũng là một hình thức khuyến khích và truyền cảm hứng để nhân viên cảm thấy tự tin khi thực hiện công việc của họ.
Xem thêm:
5 chương trình đào tạo chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi đạt hiệu quả cao
5 chương trình đào tạo chuỗi cửa hàng thời trang nhân đôi hiệu suất
Có rất nhiều chương trình đào tạo mà bạn cần triển khai đến đội ngũ của mình, vậy làm thế nào để thực hiện đào tạo cho số lượng lớn nhân viên để tiết kiệm thời gian và ngân sách?
Tham khảo ngay hệ thống quản lý học tập LMS của Gitiho for Leading Business đã được 200+ doanh nghiệp tin tưởng sử dụng như 7-Elenven, TH True Milk, FPT Digital, Vinmec, Vietcombank, VietinBank, Momo, Mobifone…
Với hệ thống LMS Gitiho for Leading Business, bạn sẽ không phải thực hiện các chương trình đào tạo truyền thống kéo dài hàng tháng cho từng nhóm nhân viên, thay vào đó bạn chỉ cần thiết lập danh sách nhân viên và hướng dẫn họ truy cập vào hệ thống để thực hiện học tập.
Với kho tàng 500+ khóa học đa dạng các lĩnh vực, các công ty bán lẻ có thể chọn ra những khóa học cần thiết để đào tạo nhân viên. Ví dụ như các khóa kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng… để tối ưu hóa việc xây dựng nội dung đào tạo. Các khóa học trên Gitiho được xây dựng với nội dung bài bản, chuyên nghiệp từ những chuyên gia đầu ngành giúp các bạn nhân viên bán lẻ áp dụng ngay kiến thức vừa học để giải quyết công việc.
Với hệ thống LMS, bộ phận LnD dễ dàng tải lên các khóa học nội bộ như truyền tải văn hóa doanh nghiệp, cách sử dụng phần mềm… một cách trực quan, sinh động nhất giúp nhân viên nắm bắt nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hệ thống LMS còn giúp bạn đo lường, đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo một cách chính xác thông qua các chỉ số như: số giờ học, số khóa học, tỷ lệ hoàn thành khóa học, điểm kiểm tra… Như vậy bạn sẽ biết được nhân viên có đang học tập hiệu quả hay không và cần cải thiện hay phát triển những gì.
ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ HỆ THỐNG LMS 165+ TÍNH NĂNG tại đây:
Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Vai trò của LMS trong đào tạo doanh nghiệp
Các chương trình đào tạo nhân viên ngành hàng bán lẻ là rất quan trọng để nâng cao hiệu suất và phát triển doanh nghiệp. Trên thực tế, một báo cáo năm 2019 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Quản lý và Kinh doanh đã chỉ ra rằng 90% nhân viên được khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng các chương trình đào tạo và phát triển đã cải thiện hiệu suất công việc của họ.