Hệ thống E-learning là gì? Khám phá 4 hình thức cơ bản của Elearning

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Hệ thống E-learning là một bước tiến hỗ trợ đào tạo tối ưu trong thời đại công nghệ số. Phương pháp này mang lại sự linh hoạt, chủ động trước mọi tình huống. 

E-learning không chỉ giúp doanh nghiệp đào tạo nhân viên hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí lên tới 70% so với đào tạo truyền thống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về E-learning. Vậy E-learning cụ thể là gì? Có những hình thức cơ bản nào? Hãy để Gitiho giải đáp cho bạn trong bài viết sau. 

Thế nào là E-learning?

E-learning được viết tắt từ Electronic Learning có nghĩa đào tạo trực tuyến. Đây là phương pháp giảng dạy, học tập thực hiện dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu có kết nối mạng internet. Nền tảng này cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp, tương tác, trao đổi tài liệu, giáo án mà không cần gặp mặt trực tiếp. 

he-thong-e-learning-1
E-learning là hệ thống đào tạo trực tuyến từ xa

Để sử dụng hệ thống Elearning người dùng có thể thông qua các thiết bị hỗ trợ như: Máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Hiện nay xuất hiện nhiều phần mềm hỗ trợ đào tạo E-learning cho phép chúng ta thực hiện tương tác đa dạng như: Đặt câu hỏi, phát biểu, bày tỏ cảm xúc. 

3 hình thức cơ bản của Elearning

Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT có quy định rõ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng. Theo đó E-learning cho phép người học tự học mọi lúc, mọi nơi thông qua học liệu điện tử đa phương tiện và chia thành 3 hình thái cơ bản dưới đây:

1. M-learning

M-learning (Mobile Learning) là đào tạo thông qua các thiết bị di động thông minh hiện nay như điện thoại, máy tính bảng. Phương pháp này được đánh giá cao bởi chủ động, tiện lợi, linh hoạt. 

he-thong-e-learning-2
Người dùng có thể tham gia học từ các thiết bị công nghệ thông minh

Học tập bằng M-learning vô cùng hữu ích đối với doanh nghiệp. Nhân sự chủ động tổ chức những khóa học phù hợp với thời gian, không gian. Nhờ vậy việc nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự đạt hiệu quả cao. 

Với những người bận rộn, thường xuyên bỏ lỡ các buổi đào tạo trực tiếp thì đây là phương pháp lý tưởng. Theo đó bạn có thể tận dụng thời gian nghỉ trưa, cuối tuần để cùng tương tác, bổ sung kiến thức trọn vẹn. 

Xem thêm: M-learning là gì? Lợi ích của Mobile Learning với doanh nghiệp

2. U-learning

U-learning (Ubiquitous Learning) là cách dạy học linh hoạt tức thời. Phương pháp này đáp ứng tối ưu nhu cầu chia sẻ tại bất kỳ thời điểm, không gian nào phù hợp với người học. 

he-thong-e-learning-3
Học trực tuyến U-learning cho phép học viên chủ động lựa chọn nội dung

Lựa chọn U-learning có thể chủ động lựa chọn nội dung cần thu nạp. Như vậy chúng ta hạn chế được tình trạng bỏ học giữa chừng gây gián đoạn ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. 

3. Smart-Elearning

Smart-Elearning là công cụ học tập, giảng dạy thông minh thời 4.0. Phương pháp này tạo tính tương tác, hứng khởi giữa học sinh – giáo viên. Các nhà phát triển đã tích hợp sẵn trí tuệ nhân tạo vào chương trình giáo dục. Vì thế người dùng có thể nhận được báo cáo chi tiết theo tuần, tháng hoặc quý. 

he-thong-e-learning-4
Nội dung đào tạo Smart-Elearning được chắt lọc đảm bảo chuyên sâu

Ngoài chủ động về thời gian, Smart-Elearning còn kích thích tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh. Sở hữu kho dữ liệu khổng lồ gồm các bài kiểm tra, đánh giá, tài liệu đã số hóa từ sách, tạp chí, luận văn, hình ảnh, âm thanh, video giúp người học có thêm nhiều nguồn tham khảo hữu ích. 

Hệ thống E-learning gồm những thành phần nào?

Để một hệ thống E-learning vận hành hoàn chỉnh cần có 3 thành phần chính: Người dùng, trung tâm quản lý trực tuyến, trung tâm quản trị hệ thống. 

1. Người dùng của E-learning

Thành phần chủ lực đóng vai trò trọng tâm của hệ thống đào tạo trực tuyến là học viên. Khi họ có nhu cầu học tập mới sản sinh ra người giảng dạy và hệ thống E-learning mới phát triển. Hoạt động chủ yếu của học viên có thể kể đến như:

he-thong-e-learning-4
Học viên và giáo viên có thể trao đổi qua lại trong các buổi học trực tuyến
  • Tham gia đầy đủ các buổi học. 
  • Tương tác, giao tiếp cùng giáo viên để hoàn thành bài tập, kiểm tra, đánh giá sau khóa học. 
  • Trao đổi về nội dung bài giảng, phản hồi chất lượng buổi học. 

Người đồng hành cùng học viên trong suốt các buổi dạy chính là giáo viên. Họ cung cấp tài liệu, nội dung, kiến thức bài giảng và tương tác cùng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên còn có nhiệm vụ:

  • Soạn bài giảng, giáo án, cập nhật lên hệ thống E-learning. 
  • Cung cấp tài liệu, nội dung quan trọng liên quan đến chủ điểm học tập cho học viên. 
  • Theo dõi tiến trình học tập, đưa ra yêu cầu đối với học viên: Bài kiểm tra, đánh giá năng lực. 
  • Giải đáp thắc mắc do học viên đặt ra trong buổi học. 
  • Tương tác cùng học viên tạo môi trường học tập năng động, linh hoạt, hiệu quả. 

Khi có sự kết hợp giữa giáo viên – học viên, hệ thống E-learning mới hoạt động trơn tru, bền vững. Vậy nên bạn cần xây dựng môi trường học tập gắn kết, tăng sự hứng thú cho tất cả mọi người. 

2. Trung tâm quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến

Bộ phận này thuộc bên thứ 3 giữ nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động đào tạo trên hệ thống E-learning. Với sự hỗ trợ của trung tâm này, quá trình học tập đảm bảo diễn ra mượt mà, thuận lợi. 

he-thong-e-learning-6
Trung tâm quản lý đào tạo phụ trách toàn bộ hoạt động trên hệ thống E-learning

Trung tâm quản lý hệ thống giáo dục đào tạo trực tuyến còn chịu trách nhiệm thu thập phản hồi người dùng. Căn cứ vào đó họ đưa ra phương án cải thiện chất lượng nền tảng. Dưới đây là một số hạng mục thuộc chức trách của trung tâm:

  • Quản lý người dùng: Thông tin, phản hồi của giáo viên, học viên. 
  • Quản lý hệ thống dữ liệu: Giáo án, bài giảng, tài liệu tham khảo, đề thi, kết quả đánh giá. 
  • Lưu trữ, sắp xếp bài thi. 
  • Kiểm soát, quản lý dữ liệu báo cáo định kỳ. 
  • Kiểm soát số lượng, chất lượng nội dung các bài giảng, khóa học, chương trình đào tạo. 
  • Hỗ trợ giáo viên kiểm soát hoạt động giảng dạy, học tập, thi cử. 
  • Truy xuất báo cáo, thu nhập phản hồi của người dùng để nâng cao chất lượng hệ thống. 

Nhờ sự theo sát của trung tâm quản lý giảng dạy trực tuyến, hệ thống E-learning sẽ đáp ứng tốt mong muốn, nhu cầu của người dùng. 

Hệ thống e-learning của Gitiho for Leading Business có đầy đủ các tính năng trên, ngoài ra còn phát triển thêm một số tính năng phù hợp cho các doanh nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo tại đây: 

Hệ thống E-learning là gì? Khám phá 4 hình thức cơ bản của Elearning

3. Trung tâm quản trị hệ thống E-learning

Trung tâm quản trị đào tạo trực tuyến đóng vai trò đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, thông suốt. Bộ phận này còn giúp chương trình giảng dạy, đào tạo minh bạch, theo quy chuẩn nhất định. Thẩm quyền của trung tâm gồm: 

he-thong-e-learning-7
Trung tâm quản trị là bộ phận giám sát toàn bộ quá trình đào tạo
  • Xây dựng vị trí liên quan trong hệ thống, phân cấp chức năng cụ thể. 
  • Ban hành quy định, mô tả nhiệm vụ cho các bên liên quan. 
  • Cấp quyền, quản trị hệ thống cho từng đối tượng tham gia. 
  • Theo dõi, giám sát quá trình sử dụng hệ thống, khắc phục, xử lý các hành vi vi phạm quy định. 

E-learning là hình thức giảng dạy mang tính thương mại cao. Tương lai phương pháp này sẽ càng trở nên phổ rộng hơn. Vì thế bạn hãy chủ động tận dụng hệ thống đào tạo trực tuyến xây dựng nên các khóa học phục vụ người dùng. 

Ưu điểm vượt trội của hệ thống E-learning

Hiện tại, E-learning đã góp mặt vào danh sách các ngành công nghiệp phát triển sôi động nhất toàn cầu. Thống kê của The Economist cho thấy: Số học viên theo học E-learning tăng mạnh từ 36 triệu người năm 2015 lên 60 triệu người năm 2016, khoảng 70 triệu người năm 2017 và không có dấu hiệu dừng. 

Khảo sát từ University World News, tổng doanh thu của E-learning tại Châu Á đạt khoảng 12,1 tỷ USD. Theo Statista, tính đến 2022, thị trường E-learning toàn cầu tăng hơn 240 tỷ USD. Đây là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng tăng trưởng của đào tạo trực tuyến thời 4.0. Tất cả đều bắt nguồn từ chính lợi ích phương pháp đào tạo này mang lại, cụ thể: 

1. Tiết kiệm chi phí

Hoạt động trên nền tảng E-learning, người dạy không phải tốn nhiều chi phí đi lại, di chuyển. Việc đó giúp giảm 40% thời gian đào tạo so với phương pháp truyền thống.

he-thong-e-learning-8
Học trực tuyến tiết kiệm tới 40% so với học trực tiếp

Cùng với đó, hệ thống E-learning triển khai hoàn toàn trên internet nên giảm tối đa ngân sách cho việc thuê mặt bằng, công cụ phục vụ giảng dạy. Đào tạo trực tuyến còn hạn chế sử dụng tài nguyên điện, nước, giấy, mực. 

Học viên cũng tiết kiệm chi phí di chuyển, trang bị đồ dùng học tập. Học phí khóa học trực tuyến cũng ít hơn so với học truyền thống. 

2. Tiết kiệm thời gian

Giáo viên khi dạy trực tuyến có thể sắp xếp thời gian biểu khoa học, tối ưu hơn. Thay vì thời gian di chuyển trên đường từ nhà tới trung tâm họ tận dụng khoảng đó để chuẩn bị giáo án, tâm lý bắt đầu buổi học. 

he-thong-e-learning-9
E-learning cho phép người học tham gia lớp học ở bất cứ đâu

Đối với học viên học theo hình thức E-learning dễ dàng lựa chọn khung giờ học phù hợp nhất là với người đang đi làm. Như vậy quá trình học không bị gián đoạn, đảm bảo chất lượng tiếp thu kiến thức. 

3. Nâng cao kỹ năng giảng dạy, truyền tải bài giảng

Phương pháp giáo dụng trực tuyến cho phép người dạy truyền tải bài giảng tốt hơn. Nhờ sự hỗ trợ của công cụ dạy học, chúng ta có thể kết nối nhanh chóng với nội dung bài học, trao đổi trực tiếp. 

he-thong-e-learning-10
Học viên và giáo viên có thể trao đổi với nhau dễ dàng

Ngoài ra, hệ thống E-learning đảm bảo thông tin được lưu tự động trên máy chủ. Những dữ liệu này có tính bảo mật cao, chỉ được thay đổi bởi chính người truy cập khóa học. Thông qua đó, giáo viên có thể đánh giá, phản hồi, cho điểm học viên thông qua câu trả lời. 

4. Thời gian đào tạo linh hoạt

Lợi thế của học trực tuyến là không phải đến trường, trung tâm. Người dạy và học viên có thể bắt đầu buổi học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Dù ở nhà, công ty, quán cafe bạn đều duy trì được lịch học tập. 

he-thong-e-learning-11
E-learning cho phép học viên sắp xếp thời gian học chủ động, linh hoạt

E-learning cho phép học viên sắp xếp, lựa chọn khóa học phù hợp với thời gian cá nhân. Như vậy bạn dễ dàng cân bằng việc học và hoạt động cuộc sống cơ bản. Đặc biệt với những người ở nơi xa xôi, các khóa E-learning thực sự hữu ích. 

5. Nâng cao tinh thần chủ động, tự giác của học viên

Hệ thống Elearning không có rào cản về địa lý, thời gian nên học viên có thể linh động sắp xếp kế hoạch học tập. Khác với đào tạo truyền thống, hình thức này không có sự ép buộc, hối thúc của thầy cô. Thay vào đó, người học sẽ chủ động tham gia học, tự xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả. 

he-thong-e-learning-12
Học viên chủ động hơn trong các khóa học online

Không những vậy, các khóa học trực tuyến cho phép học viên tiếp cận không gian hạn tài nguyên có sẵn. Cơ sở dữ liệu cũng được cập nhật liên tục cung cấp đủ cho học viên nghiên cứu, ôn luyện. 

6. Đa dạng phương thức truyền tải bài giảng hiệu quả 

Khi xây dựng hệ thống E-learning bạn có thể tích hợp, lưu trữ kho công cụ đa phương tiện phong phú. Trong đó bao gồm hình ảnh, âm thanh, 3D, video, kỹ xảo đồ họa. Nhờ vậy việc truyền tải nội dung giảng dạy hiệu quả hơn. Học viên cũng không thấy nhàm chán tiếp cận nội dung mới, nâng cao tinh thần sáng tạo, khả năng tư duy. 

he-thong-e-learning-13
Hệ thống bài giảng thể hiện dưới nhiều hình thức giúp học viên không bị nhàm chán

Ngoài tiếp cận kiến thức từ slide giảng dạy, học việc được quyền trao đổi, tranh luận trực tiếp trong lớp học. Thông qua chức năng đàm thoại, video call những hoạt động này được thực hiện thông suốt. 

7. Học viên có thể lựa chọn nhiều ngành cùng lúc

Phương thức đào tạo truyền thống “ngốn” của chúng ta khá nhiều thời gian. Vậy nên việc học cùng lúc 2 – 3 khóa học vô cùng khó khăn do chi phí lớn, không phân bổ thời gian phù hợp.

he-thong-e-learning-14
Học viên có thể tiếp cận đa bằng cùng lúc

Nhưng với E-learning, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều ngành trong một khoảng thời gian nhất định. Papers Owl ước tính thời gian hoàn thành các khóa học trực tuyến nhanh hơn gần 60% so với học trực tiếp. 

Bài viết trên đây Gitiho đã chia sẻ chi tiết về hệ thống Elearning trong đào tạo doanh nghiệp. Chắc chắn tương lai hoạt động này sẽ không ngừng phát triển. Vì thế, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư kinh doanh hấp dẫn như vậy. 

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông