Cách triển khai Peer Learning trong doanh nghiệp hiệu quả

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Nhiều tổ chức tin rằng việc đào tạo bởi chuyên gia thuê ngoài, chẳng hạn như hội thảo hoặc hội nghị chuyên đề sẽ mang lại kết quả tốt hơn là nhân viên nội bộ đào tạo hay còn gọi là hình thức đào tạo Peer Learning. Nhưng có lẽ họ đã nhầm. 

Một nghiên cứu cho thấy những nhân viên học hỏi từ đồng nghiệp thường tự tin hơn khi làm việc. Các nghiên cứu cũng khẳng định rằng “hướng dẫn từ nội bộ luôn mang lại lợi ích cho việc học tập của nhân viên”. 

Khảo sát của McKinsey cho thấy chưa đến một nửa tổ chức thực hiện hình thức học tập này. Ngoài ra, ⅓ số người được khảo sát cho biết tổ chức của họ không có cách nào để chia sẻ việc học tập giữa các nhân viên với nhau. Bên cạnh đó, theo khảo sát của HBR, hơn một nửa số nhân viên tìm đến đồng nghiệp của họ để tìm cơ hội và cùng nhau giải quyết vấn đề. 

Vậy làm thế nào để tổ chức thúc đẩy việc học tập ngang hàng giúp nhân viên ngày càng phát triển, câu trả lời có trong bài viết dưới đây của Gitiho. 

Bạn hiểu thế nào là Peer Learning? 

Peer Learning hay còn được gọi là học tập ngang hàng, đây là hoạt động học tập 2 chiều giúp nhân viên học từ nhau và học cùng nhau. Nhân viên cùng cấp bậc được khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc để trau dồi kiến thức, học được kỹ năng áp dụng vào công việc. 

Cách học này không chỉ phổ biến với những người đi làm mà còn rất hữu ích với các bạn học sinh, sinh viên. Theo thống kê, 97% sinh viên cho biết họ có khả năng nhớ lâu hơn kiến thức mà họ giảng lại cho bạn bè và 92% sinh viên khẳng định kỹ năng giao tiếp của họ đã được cải thiện sau khi học tập theo phương pháp Peer Learning. 

Học tập ngang hàng là nhân viên cùng cấp bậc được khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau trong công việc với mục đích cùng phát triển
Học tập ngang hàng là nhân viên cùng cấp bậc được khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau trong công việc với mục đích cùng phát triển

Theo một khảo sát được gửi cho hơn 600 nhân viên tại Mỹ để hiểu rõ về những gì mà họ thật sự mong muốn từ các chương trình học tập tại nơi làm việc. Một trong những kết luận quan trọng đến từ việc “nhân viên muốn học từ ai”. Cuối cùng câu trả lời không phải là giám đốc điều hành hay chuyên gia bên ngoài. 26% nhân viên cho biết họ muốn học hỏi thêm từ người quản lý và 22% nhân viên cho biết họ muốn học hỏi từ đồng nghiệp.  

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy nhân viên thích học từ đồng nghiệp và người quản lý của họ.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy nhân viên thích học từ đồng nghiệp và người quản lý của họ. 

Có thể thấy, Peer Learning là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của nhân viên. Đồng thời khuyến khích học tập và phát triển trong tổ chức cũng như tạo ra môi trường làm việc gắn kết, điều quan trọng để bứt phá hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. 

Tại sao nên thúc đẩy Peer Learning tại nơi làm việc?

Kết quả nghiên cứu của đề tài “Lập bản đồ học tập theo phương pháp Peer Learning tại Anh Quốc”, thuộc học viện Cao học Anh đã chỉ ra rằng: “Peer Learning hình thành cho người học sự tự tin và tự chủ trong việc học, giúp họ hiểu sâu hơn kiến thức đã học và cải thiện điểm số của mình”. 

Xem thêm: Đào tạo và phát triển nhân sự có vai trò và lợi ích gì?

Tương tự như vậy, nhân viên học tập lẫn nhau cũng tạo ra những giá trị tích cực cho tổ chức như: 

1. Tiết kiệm chi phí đào tạo

Các chương trình học Peer Learning là một sự thay thế tuyệt vời cho các phương pháp đào tạo truyền thống vì chúng có chi phí thấp hơn. Trong đào tạo nhân viên, không thể phủ nhận rằng chi phí vẫn là một sự ưu tiên và Peer Learning là sự lựa chọn phù hợp về chi phí, đặc biệt là đối với tổ chức nhỏ muốn chú trọng vào đào tạo. 

Mặc dù các chương trình đào tạo thuê ngoài, hội thảo hay các hình thức đào tạo khác vẫn rất hiệu quả nhưng nếu tổ chức bạn có những nhân viên tiềm năng, tại sao bạn không tận dụng họ để duy trì kiến thức trong tổ chức. 

Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp Peer Learning là ngay cả khi nhân viên tiềm năng rời khỏi tổ chức thì kiến thức vẫn được duy trì bởi những nhân viên còn làm việc. Bởi nhân viên thường xuyên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau sẽ tạo nên một nguồn tài nguyên nội bộ dồi dào. Khi một người rời đi, kiến thức đó ở lại và có thể được truyền đạt cho những người tiếp theo. 

Phương pháp Peer Learning giúp tiết kiệm chi phí đào tạo
Phương pháp Peer Learning giúp tiết kiệm chi phí đào tạo

2. Củng cố văn hóa học tập của doanh nghiệp

Văn hóa học tập là điều mà rất nhiều công ty khao khát xây dựng nhưng không phải công ty nào cũng thành công. Một công ty có văn hóa học tập là yếu tố đặc biệt quan trọng để nhân viên phát triển và công ty đạt được thành công bền vững trong kinh doanh vì nó tác động tích cực đến chiến lược, sự đổi mới, gắn kết của nhân viên, giữ chân nhân viên… 

Trong đó, phương pháp Peer Learning có khả năng xây dựng và củng cố văn hóa học tập trong doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Khi nhân viên chủ động chia sẻ kiến thức và hướng dẫn nhau học tập, thể hiện rằng chỉ có con đường học tập mới giúp con người phát triển. Điều này khuyến khích nhân viên tìm kiếm cơ hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ. 

Peer Learning thúc đẩy tinh thần chia sẻ thông tin và hợp tác. Nhân viên làm việc cùng nhau sẽ giải quyết được các vấn đề và nâng cao hiệu suất. Từ đó tạo ra môi trường làm việc sáng tạo và tăng cường đoàn kết, sự gắn kết giữa các thành viên. 

Học tập ngang hàng giúp củng cố văn hóa học tập của doanh nghiệp
Peer Learning giúp củng cố văn hóa học tập của doanh nghiệp

3. Nhân viên nhanh chóng hòa nhập với công ty

Khi mới gia nhập công ty mới, nhân viên sẽ không tránh khỏi sự căng thẳng và lo lắng. Một số nhân viên khó hòa nhập có thể sẽ nghỉ việc hoặc làm việc không hiệu quả. Nhưng nếu họ được dẫn dắt bởi một người đồng nghiệp và được chỉ dẫn trong công việc, chắc hẳn nhân viên mới sẽ nhanh chóng hòa nhập và không còn cảm thấy lạ lẫm. 

Khi được hướng dẫn bởi đồng nghiệp, nhân viên mới có thể học nhanh hơn và hiệu quả hơn. Họ sẽ không phải tự mò mẫm hay tìm hiểu mọi thứ từ đầu mà đã có người hướng dẫn các quy trình cụ thể. 

Khi được hướng dẫn bởi đồng nghiệp, nhân viên mới có thể hòa nhập nhanh hơn và cảm thấy tự tin hơn
Khi được hướng dẫn bởi đồng nghiệp, nhân viên mới có thể hòa nhập nhanh hơn và cảm thấy tự tin hơn

4. Cải thiện khả năng ghi nhớ kiến thức 

Với phương pháp học tập Peer Learning, người học sẽ tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn khi trao đổi, giải thích ý tưởng của mình cho người khác. Đó chính là nhận định của David Boud (Giáo sư tại trường Đại học Công nghệ Sydney, Australia) và cũng là tác giả của cuốn sách “Phương pháp Peer Learning ở bậc sau đại học: Học từ bạn và học cùng bạn”.

Theo ông, Peer Learning giúp người học phát triển thông qua việc cùng nhau đưa ra quan điểm và nhận lại phản hồi. Người học sẽ tiếp thu được lượng lớn kiến thức hiệu quả hơn so với cách học truyền thống. Họ có nhiều cơ hội thực hành những kiến thức học được vào thực tiễn, tức là sau khi học họ áp dụng ngay vào công việc. David Boud còn cho biết thêm, khi mỗi người truyền đạt kiến thức mình có được cho người khác thì bản thân người đó sẽ nhớ lâu hơn và ngày càng hiểu vấn đề.

Peer Learning cũng khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi, nhận phản hồi và khám phá những cách giải quyết vấn đề khác nhau giúp thúc đẩy các giải pháp sáng tạo mà nhân viên chưa từng nghĩ đến. 

Học tập lẫn nhau giúp tăng khả năng ghi nhớ kiến thức
Học tập lẫn nhau giúp tăng khả năng ghi nhớ kiến thức

5. Tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên

Một trong những lý do chính khiến nhân viên rời bỏ công ty là vì họ cảm thấy mình không được học hỏi và phát triển. Theo một báo cáo của Linkedin, 94% nhân viên sẽ ở lại một công ty lâu hơn nếu như công ty đó đầu tư vào sự nghiệp của họ.  

Thực hiện học tập ngang hàng cung cấp cho nhân viên cơ hội học tập thông qua những người đồng nghiệp và chính bản thân nhân viên đó cũng có thể chia sẻ kiến thức của mình đến những người khác. Qua đó, bản thân mỗi người sẽ có động lực học tập để lan tỏa những gì họ học được đến mọi người như thường xuyên cập nhật xu hướng, học thêm kỹ năng mới, nâng cao kỹ năng sẵn có. Từ đó giúp làm giảm tỷ lệ nghỉ việc vì nhân viên có nhiều khả năng sẽ ở lại khi họ thấy công việc của họ có ý nghĩa và họ tích lũy được nhiều kiến thức. 

Chú trọng vào các hình thức đào tạo giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên
Chú trọng vào các hình thức đào tạo giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên 

Cách triển khai Peer Learning trong tổ chức của bạn

Peer Learning mang lại những giá trị tích cực trong tổ chức của bạn, nhưng làm thế nào để thúc đẩy phương pháp học tập này? Sẽ không khó nếu bạn áp dụng những cách dưới đây!

1. Khuyến khích làm việc nhóm trong tổ chức

Việc học thường dễ dàng hơn khi nhân viên có mối quan hệ bền chặt và làm việc tích cực theo nhóm. Hãy đảm bảo văn hóa công ty đề cao tinh thần làm việc và tạo ra những buổi trao đổi công việc theo nhóm để nhân viên có cơ hội giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. 

Tổ chức nên khuyến khích làm việc nhóm để nhân viên có nhiều cơ hội chia sẻ kiến thức với nhau
Tổ chức nên khuyến khích làm việc nhóm để nhân viên có nhiều cơ hội chia sẻ kiến thức với nhau

2. Ghi nhận những nhân viên thường xuyên chia sẻ kiến thức

Một điều trong những điều cản trở phương pháp Peer Learning trong tổ chức chính là việc che giấu thông tin. Hãy xem xét văn hóa công ty bạn, liệu tổ chức có những dấu hiệu đó không? Nhân viên có cảm thấy họ cần phải giữ gìn thông tin để phục vụ cho việc khen ngợi hoặc thăng tiến hay không? Nếu điều đó tồn tại, sẽ rất khó để tạo nên một văn hóa học tập lẫn nhau. 

Nhiều nhân viên coi kiến thức, kỹ năng như một loại tiền tệ mà họ muốn giữ cho riêng mình. Vậy làm thế nào để thay đổi suy nghĩ này?

Điều này nên bắt nguồn từ lãnh đạo, nếu nhân viên mang đến những thông tin giá trị cho doanh nghiệp thì lãnh đạo nên thể hiện sự ghi nhận với nhân viên đó thông qua những lời tán dương, cảm ơn sự đóng góp của họ.

Ghi nhận những nhân viên thường xuyên chia sẻ kiến thức
Ghi nhận những nhân viên thường xuyên chia sẻ kiến thức

3. Chú trọng đào tạo người quản lý hiệu quả

Như đã đề cập ở đầu bài viết, 26% nhân viên cho biết họ muốn học hỏi thêm từ người quản của mình. Vậy có liên quan gì đến hình thức học tập Peer Learning? 

Để có được kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm chia sẻ cho những người khác thì nhân viên cũng cần phải học hỏi thường xuyên từ quản lý. Bởi quản lý là người có trình độ chuyên môn cao hơn, có kinh nghiệm sâu sắc và cũng là người hiểu rõ nhân viên của mình cần có kỹ năng gì để thực hiện công việc một cách tốt nhất. 

Vì vậy, thực hiện đào tạo quản lý sẽ giúp cho nhân viên ngày càng phát triển và chia sẻ nhiều kiến thức giá trị đến với đồng nghiệp. 

Quản lý cũng nên nâng cấp kỹ năng của mình để đào tạo cho nhân viên cấp dưới
Quản lý cũng nên nâng cấp kỹ năng của mình để đào tạo cho nhân viên cấp dưới

4. Quản lý tạo cơ hội để nhân viên trong nhóm trao đổi kiến thức với nhau

Để tạo cơ hội cho nhân viên trao đổi kiến thức trong tổ chức, quản lý cần xác định các chủ đề quan trọng, lên kế hoạch cho các buổi trao đổi kiến thức, khuyến khích tham gia tự nguyện. 

Bên cạnh đó, đảm bảo sự đa dạng trong nội dung, tạo không gian cho câu hỏi và thảo luận, lập bản ghi và tài liệu học tập, theo dõi và đánh giá hiệu suất, và thúc đẩy sáng tạo thông qua việc kết nối giữa các vị trí công việc khác nhau. Điều này giúp tạo động lực triển cá nhân, tăng cường hiệu suất làm việc và xây dựng một văn hóa tổ chức ủng hộ học tập và sáng tạo.

Thông thường trong 1 phòng ban sẽ có nhiều vị trí khác nhau và mỗi người đảm nhận một vị trí riêng biệt. Ví dụ như phòng marketing có các vị trí như content, creative, design, editor, chạy ads…. vậy làm thế nào để thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức giữa họ. 

Quản lý nên tổ chức các buổi trao đổi kiến thức trong đội nhóm của mình
Quản lý nên tổ chức các buổi trao đổi kiến thức trong đội nhóm của mình

Quản lý nên tổ chức những buổi trao đổi trong khoảng thời gian ngắn như 1 - 2 tiếng để mỗi bộ phận có thể chia sẻ kỹ năng của mình đến đội nhóm. 

Team content có thể chia sẻ cách viết content thu hút, qua đó team chạy ads có thể học được cách viết content cơ bản và vận dụng để lên content chạy quảng cáo cho dự án của mình. Hay team thiết kế có thể training cách thiết kế cơ bản với Canva để team content, creative có thể nắm được và tự thiết kế những ấn phẩm, poster đơn giản trong trường hợp bộ phận thiết kế không thể đảm nhận được nữa. 

4 cách triển khai Peer Learning trên sẽ thúc đẩy văn hóa học tập trong tổ chức. Đây cũng là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược LnD nào, nó cho phép mọi người tiếp thu kiến thức lẫn nhau và cảm thấy thoải mái trong việc đặt câu hỏi mà không phải đắn đo khi hỏi chính quản lý của mình. 

Xem thêm: 11 phương pháp đào tạo nhân sự chuẩn cho doanh nghiệp

Mong rằng với những thông tin mà Gitiho chia sẻ sẽ giúp tổ chức xây dựng thành công văn hóa học tập, tiết kiệm chi phí đào tạo và đảm bảo việc duy trì kiến, củng cố các kỹ năng của nhân viên cũng như góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực. 

Hiện gói hội viên đang được ưu đãi giảm 200K. Chỉ với 182K/ tháng - Học hơn 500 khóa bất kỳ tại Gitiho! Nhấn vào banner bên dưới để tìm hiểu thêm!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông