Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng là công việc quen thuộc của người làm nghề kế toán. Vậy phải làm thế làm để phân loại chính xác? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn chính thức được ban hành bởi Bộ Tài chính Việt Nam. Loại hóa đơn này thường được gọi là hóa đơn đỏ, sử dụng cho các cá nhân hoặc tổ chức kê khai thuế theo hình thức khấu trừ trong các loại động mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ nội địa. 

Khi bạn làm công việc của một kế toán, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với các hóa đơn. Do đó, bạn cần biết các phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng để công việc diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Cách phân biệt không hề khó đâu, chúng ta cùng bắt tay vào tìm hiểu nhé!

Quy định về cách ghi thông tin trên hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC 


Thông tư 39/2014/TT-BTC là văn bản được ban hành để quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ của Bộ Tài chính Việt Nam. Trong thông tư có nêu sẽ các quy định bắt buộc về cách ghi thông tin trên hóa đơn. Nếu bạn làm kế toán, bạn cần nắm rõ những thông tin dưới đây:

6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn


Trước hết, bạn nhìn vào mẫu hóa đơn dưới đây sẽ thấy dòng mẫu số của hóa đơn như hình dưới đây. Trong đó các ký tự đầu tiên là chữ viết tắt để phân biệt xem đây là mẫu hóa đơn nào. Ở trong hình ảnh dưới đây bạn sẽ thấy ký hiệu ở đầu là 01GTKT thì đây hóa đơn giá trị gia tăng.

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Bạn có thể dựa vào ký tự ở đầu hay còn gọi là mẫu số hóa đơn để phân loại chúng như sau:

  • Ký hiệu 01GTKT: Hóa đơn giá trị gia tăng
  • Ký hiệu 2GTTT: Hóa đơn bán hàng
  • Ký hiệu 07KPTQ: Hóa đơn bán hàng (áp dụng cho tổ chức và cá nhân trong khu phi thuế quan)
  • Ký hiệu 03XKNB: Đây là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ - là một loại chứng từ được quản lý như hóa đơn giá trị gia tăng. Loại phiếu này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, có tổng công ty và công ty nhỏ hơn trực thuộc, khi cần xuất hàng luân chuyển nội bộ thì sẽ sử dụng phiếu này.
  • Ký hiệu 04HGDL: Đây là phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý và cũng là một loại chứng từ có giá trị tương đương, được quản lý như hóa đơn.

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Xem thêm: Hướng dẫn làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC

Số lượng liên của hóa đơn


Sau 6 ký tự đầu để phân biệt loại hóa đơn thì bạn sẽ thấy một chữ số, có tác dụng cung cấp thông tin về số lượng liên của hóa đơn. Với hóa đơn điện tử, số liên là 0 vì không có bản giấy. Nếu công ty bạn sử dụng hóa đơn đặt in hay tự in thì số lượng liên của hóa đơn sẽ được ghi ở đây như trong hình ảnh ví dụ sau:

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Nhìn vào hình ảnh bạn có thể thấy sau ký tự đầu 01GTKT thì đến số 3. Như vậy tức là hóa đơn này có tất cả 3 liên. Sau con số thể hiện hóa đơn có bao nhiêu liên là một dấu / phân tách các ký tự đầu với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay dưới đây.

Số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn


Số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn sẽ được thay đổi khi mà có một trong các tiêu chí bắt buộc phải có trong hóa đơn thay đổi. Ví dụ như kích thước hóa đơn hay nhu cầu sử dụng hóa đơn thay đổi thì số thứ tự của mẫu trong hóa đơn cũng sẽ thay đổi. Khi bạn đặt in hay đặt mua hóa đơn thì có thể hỏi đơn vị cung cấp dịch vụ về thông tin này để được tư vấn nhé.

Ký hiệu của hóa đơn


Sau phần mẫu số của hóa đơn bạn sẽ nhìn thấy phần ký hiệu hóa đơn (Serial) ở ngay bên dưới như hình ảnh dưới đây:

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Trong đó, các bạn chú ý các thành phần sau:
  • 2 ký tự đầu: Dùng để phân biệt ký hiệu hóa đơn. Ký hiệu được phân biệt gồm 2 chữ cái trong 20 chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng Việt không dấu. 
  • 2 ký tự gần cuối: Như trong ví dụ trên bạn sẽ thấy số 20, đây là viết tắt của năm phát hành hóa đơn. Như vậy hóa đơn này phát hành vào năm 2020. 
  • 1 ký tự cuối: Ở trong hóa đơn ở ảnh bên trên bạn sẽ thấy ký tự cuối là một chữ "P". Ký tự này có vai trò thể hiện hình thức của hóa đơn. Theo quy định, có 3 loại hình thức hóa đơn tương ứng với các chữ cái viết tắt bao gồm: E (hóa đơn điện tử); P (hóa đơn đặt in); T (hóa đơn tự in). Như vậy hóa đơn trong ví dụ này là hóa đơn đặt in.

Xem thêm: Hướng dẫn phân loại hóa đơn điện tử chính xác nhất

Số thứ tự của hóa đơn

Số thứ tự của hóa đơn sẽ được viết bằng một dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn bao gồm 7 chữ số như hình ảnh dưới đây:

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Ví dụ: Khi bạn phát hành 2 quyển hóa đơn giấy. Thông thường, mỗi quyển hóa đơn sẽ bao gồm 50 tờ, vậy hai quyển sẽ là 100 tờ. Khi đó, số trên từng hóa đơn sẽ là 0000001 đến 0000050 cho quyển 1 và 0000051 cho đến hết với quyển 2.

Số liên của hóa đơn

Bạn nên phân biệt rõ khái niệm này với phần ký hiệu số lượng liên của hóa đơn ở trên hóa. Số liên của hóa đơn cung cấp cho bạn thông tin rằng đây là liên mấy. Thông thường sẽ có 3 liên cho mỗi hóa đơn:

  • Liên 1 do doanh nghiệp giữ lại, lưu tại cuống
  • Liên 2 là giao cho khách hàng của họ
  • Liên 3 là lưu hành nội bộ, phục vụ cho công việc liên quan đến chứng từ hay cho hoạt động nội bộ của kế toán trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, số liên tối đa có thể lên tới 9 liên. Trong hình ảnh ví dụ dưới đây, bạn sẽ thấy hóa đơn này được ghi "Liên 1: Lưu", vậy có nghĩa đây là liên 1 của hóa đơn và sẽ được doanh nghiệp giữ lại. 

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Thông tin của người mua hàng

Chúng ta sẽ không đề cập đến phần thông tin đơn vị bán hàng nữa vì các thông tin về doanh nghiệp của bạn sẽ được in sẵn trong mọi hóa đơn rồi nhé. Còn về phần thông tin người mua hàng, nếu là cá nhân thì sẽ điền đầy đủ thông tin của họ theo mẫu trong hóa đơn. Nếu đơn vị mua hàng là doanh nghiệp thì thông tin cần được điền theo đăng ký kinh doanh của họ. Bạn có thể tra cứu phần khai báo thông tin doanh nghiệp của họ trên các trang như dangkykinhdoanh.gov hay masothue.com nhé.

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Thông tin đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn

Ở cuối của hóa đơn bạn sẽ thấy phần ghi rõ thông tin của đơn vị cung cấp dịch vụ phát hành hóa đơn. Như trong ví dụ dưới đây bạn sẽ thấy hóa đơn được cung cấp bởi bởi Công ty cổ phần hóa đơn điện tử VIETTAK. Thông tin này có ghi rõ mã số thuế và thông tin liên hệ của họ. Nếu hóa đơn của bạn là hóa đơn điện tử thì sẽ có thêm phần website tra cứu và mã tra cứu.

Hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán

Xem thêm: 3 lưu ý để không vi phạm quy định về phát hành hóa đơn

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng. Bạn đã nắm rõ được các nội dung có trong hóa đơn giá trị gia tăng để phân loại hóa chưa? Nếu trong lúc làm việc với loại hóa đơn này vẫn gặp vấn đề chưa hiểu thì hãy để lại bình luận bên dưới, Gitiho sẽ giải đáp cho bạn nhé.

Để học tập kiến thức và toàn bộ các kỹ năng làm việc giúp bạn trở thành một kế toán tổng hợp chuyên nghiệp thì hãy tham gia khóa học dưới đây:

Kế toán tổng hợp từ A - Z: Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ

Đừng quên theo dõi Gitiho để cập nhật những kiến thức mới và thú vị nhất giúp cho công việc kế toán trở nên hiệu quả hơn mà không cần mất quá nhiều thời gian làm việc nhé.

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông