Hàm IF là hàm điều kiện phổ biến trong Excel giúp người dùng xác định đầu ra của dữ liệu, thoạt nhìn bạn sẽ nghĩ nó khó dùng nhưng bài viết này của chúng tôi sẽ cho bạn thấy việc dùng hàm IF để tính kết quả đậu rớt trong Excel vô cùng đơn giản.
Xem thêm: Thành thạo hàm IF và 150 hàm Excel khác nhờ khóa học Excel này
=If(Điều kiện, “giá trị 1”, “giá trị 2”)
Nếu bạn có kết quả là ô trống, hãy nhập “Giá trị 1” hoặc “Giá trị 2” là “”
Xem thêm: Cách dùng hàm đếm ô có dữ liệu trong Excel chi tiết nhất
Cho bảng điểm thi của 4 học sinh, biết rằng 5 điểm trở lên là đỗ, dưới 5 điểm thì phải thi lại. Hãy phân loại các học sinh này:
Như vậy muốn có kết quả ở ô E4 ta nhập công thức hàm IF như sau:
=IF(D4>=5,”Đậu”,”Rớt”)
Cho bảng điểm thi của 6 học sinh, biết rằng 8 điểm trở lên là học sinh giỏi, từ dưới 8 điểm đến 6.5 là học sinh khá, dưới 5 điểm là học sinh trung bình và dưới 3.5 là học sinh yếu. Hãy sử dụng hàm IF để xếp loại học lực các học sinh này:
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng hàm sumifs đơn giản qua bài tập
Như vậy muốn có kết quả ở ô E4 ta nhập công thức hàm IF như sau:
=IF(D4>=8,”Giỏi”,IF(D4>=6.5,”Khá”,IF(D4>=5,”Trung bình”,”Yếu”)))
If thứ 1: Điều kiện của chúng ta là điểm thi của học sinh (ô D4) nếu lớn hơn hoặc bằng 8 thì thỏa mãn điều kiện, ô E4 hiển thị là Giỏi, nếu nhỏ hơn 8 chuyển sang thực hiện hàm IF thứ 2.
If thứ 2: Điều kiện điểm thi của học sinh (ô D4) nhỏ lớn hơn 8 và lớn hơn hoặc bằng 6.5 thì thỏa mãn điều kiện, ô E4 hiển thị là Khá, nhỏ hơn 6.5 chuyển sang thực hiện hàm IF thứ 3.
If thứ 3: Điều kiện điểm thi của học sinh (ô D4) nhỏ lớn hơn 6.5 và lớn hơn hoặc bằng 5 thì thỏa mãn điều kiện, ô E4 hiển thị là Trung bình, nếu nhỏ hơn 5 ô E4 hiển thị là Yếu.
Với những cú pháp lồng nhiều hàm chú ý đến số lượng các dấu đóng mở ngoặc.
Trên đây là những chia sẻ về cách dùng hàm if để tính kết quả đậu rớt trong Excel. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn sử dụng thành thạo Hàm IF trong trang tính cụ thể của mình.
Tham khảo thêm: Top khóa học tin học văn phòng nhiều học viên
Khóa học liên quan