Hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Khi chúng ta làm việc với Excel thì không tránh khỏi việc có các lỗi về nhập dữ liệu hay sử dụng công thức. Để kiểm tra lỗi trong Excel thì các bạn nên sử dụng hàm ISERROR. Chi tiết về cách sử dụng hàm này thì các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng mình nhé.

Tuyệt đỉnh Excel: Trở thành bậc thầy Excel sau 16 giờ

Hàm ISERROR trong Excel

Lý thuyết về hàm ISERROR

Hàm ISERROR trong Excel có tác dụng giúp chúng ta kiểm tra giá trị trong một ô hoặc kết quả một hàm có bị lỗi hay không. Cú pháp của hàm này thì cũng tương tự như các hàm thuộc nhóm hàm kiểm tra đánh giá khác là tên hàm + value.

= ISERROR (value)

Trong đó, value là giá trị cần kiểm tra, thường là một công thức rồi chúng ta lồng thêm hàm này vào hoặc là một ô được tham chiếu đến.

Kết quả trả về của hàm ISERROR là:

  • Nếu giá trị kiểm tra đúng là có lỗi thì hàm ISERROR sẽ trả về kết quả là TRUE.
  • Nếu giá trị kiểm tra không đúng là cố lỗi thì hàm ISERROR sẽ trả về kết quả là FALSE.

Lưu ý: Trong Excel có hàm ISERR cũng tương tự với hàm ISERROR nhưng khác biệt ở chỗ là hàm ISERR không coi lỗi #N/A là một lỗi. 

Hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel

Trong hình ảnh trên các bạn có thể lấy cùng là một ô chứa giá trị là #N/A nhưng hàm ISERR trả về kết quả FALSE có nghĩa là không phải lỗi; hàm ISERROR trả về kết quả TRUE vì nó nhận diện đây là một lỗi. Vậy hai hàm này có hàm nào hoạt động sai không?

Tất nhiên là không có hàm nào sai, nó chỉ khác nhau về cách nhận diện dữ liệu các bạn nhé. Trên thực tế, bản chất của lỗi #N/A trong VLOOKUP không hẳn là lỗi mà nó chỉ dùng để thông báo cho người dùng là không tìm thấy giá trị hoặc không có giá trị đang tồn tại nào  thỏa mãn công thức hàm đã nhập vào.

Xem thêm: Cách sửa lỗi công thức trong Excel bằng nhóm công cụ Formula Auditing

Bài tập thực hành về hàm ISERROR

Để có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và ứng dụng của hàm ISERROR trong Excel thì các bạn hãy cùng chúng mình làm thử bài tập thực hành này nhé.

Cho dữ liệu là bảng kê bán hàng và bảng đơn giá như sau:

Hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel

Trong bảng tính này, giá tiền ở cột đơn giá của bảng kê bán hàng được tham chiếu từ bảng đơn giá thông qua hàm VLOOKUP. Tuy nhiên, các bạn có thể nhìn thấy một số dòng đang hiển thị #N/A mà không có giá tiền vì sản phẩm đó không có trong bảng đơn giá.

Yêu cầu:

1. Dùng hàm ISERROR để kiểm tra các công thức trong cột Đơn giá của bảng kê bán hàng xem có lỗi hay không?

2. Kết hợp hàm IF để chuyển các lỗi về số 0 thay vì hiển thị lỗi.

Cách thức thực hiện chi tiết như sau:

Ban đầu, công thức hàm VLOOKUP của cột Đơn giá trong bảng kê bán hàng đang có dạng như sau: =VLOOKUP(D3,$H$3:$I$7,2,FALSE).

Bước 1: Các bạn lồng hàm IF và hàm ISERROR vào công thức hàm VLOOKUP phía trên. Công thức cụ thể sau khi chúng ta lồng hàm có dạng là:

=IF(ISERROR(VLOOKUP(D3,$H$3:$I$7,2,FALSE)),0,VLOOKUP(D3,$H$3:$I$7,2,FALSE))

Công thức này có ý nghĩa là: Nếu kết quả kiểm tra của hàm ISERROR với công thức VLOOKUP là một giá trị lỗi thì điền số 0; nếu không phải giá trị lỗi thì giữ nguyên kết quả.

Hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel

Bước 2: Sau đó các bạn copy công thức xuống các ô bên dưới. Thao tác này thì rất đơn giản và quen thuộc rồi. Chúng ta chỉ cần bấm vào ô đang chứa công thức rồi kéo ô vuông màu xanh ở góc dưới bên phải ô tính đi xuống hết bảng là được.

Kết quả mà chúng ta thu được là những ô ban đầu chứa chữ #N/A vì không tìm thấy giá trị đã được chuyển về số 0:

Hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel

Lưu ý: Nếu bảng tính của các bạn có nhiều dòng dữ liệu hơn và việc copy công thức như thế này mất thời gian thì các bạn làm như sau:

  • Bấm chuột vào ô G3 rồi bấm Ctrl + Shift + mũi tên đi xuống. Thao tác này giúp bạn chọn cả cột G.
  • Bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + D là toàn bộ công thức ở ô G3 đều được sao chép xuống các ô dưới.

Có thể nói hàm ISERROR là hàm khá dễ sử dụng trong nhóm hàm kiểm tra, đánh giá của Excel vì các bạn không cần nhập nó vào một cột riêng mà có thể lồng ngay vào một công thức hàm có sẵn. Hãy thử áp dụng kiến thức mà chúng mình chia sẻ vào công việc của bạn nhé.

Xem thêm: 

Cách kết hợp hàm IF và VLOOKUP trong Excel

Giới thiệu các hàm trong Excel thường dùng trong văn phòng

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã hiểu được tác dụng, cú pháp và cách thức sử dụng của hàm ISERROR trong Excel.  Chúc các bạn học tập hiệu quả!

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông