Kế toán bán hàng là người xử lý các công việc kế toán liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết về công việc này và các tài khoản mà kế toán bán hàng sử dụng nhé.
Kế toán bán hàng hay còn gọi là kế toán tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Do đó, trước khi làm được công việc nằm thì bạn phải nắm rõ khái niệm hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Sẽ có 3 loại hoạt động chủ yếu là:
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn không kinh doanh mặt hàng là bàn ghế văn phòng. Tuy nhiên, sau khi một thời gian sử dụng bạn muốn thay mới nên thanh lý các sản phẩm đã cũ. Phần doanh thu có được từ việc thanh lý được tính vào hoạt động khác. Khi đó, kế toán sẽ hạch toán vào tài khoản 711.
Xem thêm: Kế toán bán hàng: Ghi nhận doanh thu, hạch toán & phản ánh giá vốn
a) Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này sẽ có kết cấu như sau:
Bên nợ | Bên có |
- Thể hiện các phát sinh giảm bao gồm:
| - Tài khoản 511 không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ - Thể hiện phát sinh tăng cho tổng số hàng hóa và dịch vụ cung cấp. |
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp chi tiết nhất
b) Tài khoản 521 (5211, 5212, 5213): Các khoản hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán. Do đây là tài khoản làm giảm doanh thu nên kết cấu ngược với tài khoản 511. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ | Bên Có |
Phát sinh tăng: Tập hợp doanh thu của số hàng bị trả lại. giảm giá, chiết khấu | Phát sinh giảm: Kết chuyển doanh thu của hàng bị trả lại giảm giá, chiết khấu sang tài khoản 511. |
Tài khoản 521 không có số dư nên sẽ không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán doanh thu bán hàng trả chậm và trả góp
c) Tài khoản 641 (6421): Chi phí bán hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì sử dụng tài khoản 641. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì sử dụng tài khoản 6421. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ | Bên Có |
Phát sinh tăng: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. | Phát sinh giảm:
|
Tài khoản này cũng không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ các bạn nhé.
Xem thêm: So sánh thông tư 200 và thông tư 133 về chế độ kế toán
d) Tài khoản 642 (6422): Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì sử dụng tài khoản 642. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì sử dụng tài khoản 6422. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ | Bên Có |
Phát sinh tăng: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. | Phát sinh giảm:
|
Tài khoản này cũng không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
Xem thêm: Hướng dẫn về nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133
e) Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh
Bên Nợ | Bên Có |
Kết chuyển phần chi phí:
Kết chuyển lãi: Có TK 421 | Kết chuyển phần doanh thu:
Kết chuyển lỗ: Nợ TK 421. |
Xem thêm: Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt trên tài khoản 3332
Hy vọng bài viết của chúng mình sẽ cung cấp được kiến thức bổ ích cho những bạn đang bắt đầu bước vào ngành kế toán. Để trang bị vốn kiến thức nền tảng và các kỹ năng nghiệp vụ thật tốt cùng giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán doanh nghiệp thì các bạn hãy đăng ký khóa học dưới đây:
Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán
Khóa học sẽ giúp các bạn tích lũy vốn kiến thức tương đương với 2-3 năm kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp. Nhờ đó, bạn có thể bắt nhịp vào công việc tốt hơn, được công ty đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến rộng mở. Trong quá trình học, giảng viên sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của học viên giúp bạn hiểu rõ bài học. Khóa học có giá trị sử dụng trọn đời nên bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi. Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả!
Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Kế toán
0 Bình luận