MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH

Nội dung được viết bởi Thanh Hằng

Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào một công ty nào đó chắc hẳn bạn đã từng hỏi: Làm thế nào để đánh giá được công ty này có nên đầu tư hay không?

Còn nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp (start-up) hay trở thành một nhà quản lý trong tương lai, bạn sẽ muốn được giải đáp các câu hỏi: Nhìn vào báo cáo tài chính (Financial Statement) bạn thấy được những điều gì về tình hình kinh doanh của công ty? Hay lợi thế cạnh tranh của công ty mình là gì? Hay làm thế nào để tránh được tình trạng phá sản?,...

Hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn biết mình nên dành bao nhiêu tiền mua nguyên liệu với doanh thu là 10 tỷ chẳng hạn. 

Trong bài viết này, Gitiho sẽ giúp bạn đọc hiểu được tổng quan về mô hình tài chính, hiểu về từng yếu tố trong mô hình tài chính và cách xây dựng mô hình tài chính để giải quyết toàn bộ các vấn đề trên.

Xem thêm: Dòng tiền tự do vai trò của nó trong mô hình tài chính DCF

MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH

Mô hình tài chính là gì?

Trang Investopedia định nghĩa về Mô hình tài chính như sau:

Mô hình tài chính là quá trình mà một công ty xây dựng một bản báo cáo tình hình tài chính về một vài hay tất cả các khía cạnh của công ty hay một chứng khoán nhất định. 

Mô hình này thường thực hiện các tính toán và đưa ra đề xuất dựa trên thông tin đó. Mô hình cũng tóm tắt các sự kiện cụ thể cho người đọc và cung cấp hướng dẫn về các giải pháp, hành động có khả năng hay các lựa chọn thay thế khác. 

Bạn có thể hiểu đơn giản là: Mô hình tài chính là một công cụ được xây dựng bằng Excel để dự báo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH

Dự báo thường dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ của công ty, các giả định về tương lai và bộ 3 báo cáo (được gọi là mô hình 3 báo cáo)

  1. Kết quả kinh doanh
  2. Bảng cân đối kế toán
  3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Từ đó, có thể xây dựng các loại mô hình tiên tiến hơn như phân tích dòng tiền chiết khấu discounted cash flow analysis (mô hình DCF), đòn bẩy mua lại - leveraged-buyout (LBO), mua bán và sáp nhập - mergers and acquisitions (M&A) và phân tích độ nhạy - sensitivity analysis.

Mới nhìn thoáng qua có lẽ các mô hình trên tương đối khó hiểu với bạn, đừng lo lắng vì Gitiho sẽ giải thích với bạn ở các phần tiếp theo của bài viết này.

Xem thêm: Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Cách lập Báo cáo kết quả kinh doanh

Vai trò của mô hình tài chính

Mô hình tài chính được thiết kế để mô tả một tình huống thực tế bằng các con số nhằm giúp đưa ra quyết định tài chính tốt hơn.

Mục đích của mô hình này được sử dụng để ra quyết định và thực hiện phân tích tài chính, cho dù từ bên trong hay bên ngoài công ty. Bên trong công ty, các nhà điều hành sẽ sử dụng các mô hình tài chính để đưa ra quyết định về các tình huống khác nhau như:

  • Huy động vốn (khoản nợ và / hoặc vốn chủ sở hữu) 
  • Thực hiện mua lại (doanh nghiệp và / hoặc tài sản)
  • Phát triển doanh nghiệp một cách tự nhiên (ví dụ: mở cửa hàng mới, thâm nhập thị trường mới, v.v.)
  • Bán hoặc thoái vốn tài sản và đơn vị kinh doanh
  • Lập ngân sách và dự báo (lập kế hoạch cho những năm tới)
  • Phân bổ vốn (ưu tiên các dự án cần đầu tư)
  • Đánh giá một doanh nghiệp
  • Phân tích báo cáo tài chính / phân tích tỷ số
  • Kế toán quản trị

MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH

Ví dụ:

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs):

  • Bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp hiệu quả về mặt kinh tế. Bằng cách định lượng (và sau đó xác thực) kế hoạch kinh doanh và mô hình kinh doanh, các giả định và tầm nhìn, bạn có thể tìm ra liệu bạn có thể biến ý tưởng của mình thành một doanh nghiệp hoạt động bền vững hay không. 
  • Hơn nữa, nếu bạn xây dựng được các phiên bản mô hình khác nhau (giống như các kịch bản), bạn sẽ chuẩn bị được tốt hơn cho tương lai, đặc biệt nếu mọi thứ không diễn ra theo cách bạn đã dự tính. Nếu nửa năm sau bạn bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường thì sao? Trả lời những câu hỏi như vậy, kể cả trong “trường hợp xấu nhất” sẽ giúp bạn dự đoán được dòng tiền, khả năng sinh lời và mức tài trợ mong muốn của mình cần thay đổi như thế nào.
     
  • Đối với các công ty lớn hay tập đoàn: Bạn cần một mô hình tài chính để làm tư liệu cho bản thân và thông báo cổ đông. Làm thế nào để bạn biết công ty của bạn đang hoạt động như thế nào nếu bạn không có bất kỳ mục tiêu kỳ vọng nào hay dữ liệu, thông tin để so sánh? Bạn sẽ cập nhật cho các cổ đông của mình như thế nào về cách bạn đang tiêu tiền của họ và liệu bạn có đang thực hiện như đã hứa mà không có bất kỳ kế hoạch tài chính nào để so sánh hay không? Bạn sẽ cần một mô hình dự báo để giải quyết các vấn đề như vậy.

Xem thêm: Làm thế nào để quản trị Tài chính doanh nghiệp hiệu quả?

Ai nên xây dựng mô hình tài chính?

Có nhiều mô hình tài chính được xây dựng và sử dụng cho các mục đích và mục tiêu khác nhau.

Các mô hình tài chính này thường giải quyết các vấn đề trong thực tế và có rất nhiều mô hình tài chính khác nhau cũng như các vấn đề trong thực tế khác nhau cần giải quyết. 

Do đó, bất kỳ ai sử dụng Excel cho mục đích tài chính, tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp hay quá trình đầu tư, họ sẽ cần xây dựng một mô hình tài chính cho bản thân hoặc cho người khác sử dụng; hoặc ít nhất, họ sẽ cần sử dụng một mô hình sẵn có.

Ví dụ: Các chủ ngân hàng, đặc biệt là các chủ ngân hàng đầu tư, là những người sử dụng nhiều các mô hình tài chính. Do bản chất của các tổ chức tài chính, mô hình hóa là một phần của văn hóa công ty - cốt lõi của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các mô hình tài chính.

MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH

Xem thêm: Khóa học Excel cho tài chính, kế toán và phân tích tài chính

Bất kỳ ai làm việc trong ngành ngân hàng đều phải có ít nhất kiến ​​thức về bảng tính và mô hình tài chính. Do rủi ro liên quan đến cho vay và các hoạt động tài chính khác, tổ chức này sẽ có hệ thống mô hình tài chính rất phức tạp để đảm bảo rằng rủi ro được quản lý một cách hiệu quả. 

Bên ngoài ngành ngân hàng, kế toán là những người sử dụng chiếm phần lớn. Các chủ ngân hàng thường đánh giá các công ty khác về rủi ro tín dụng và các biện pháp khác. Tuy nhiên, các mô hình của kế toán viên thường hướng nội hơn, tập trung vào báo cáo và phân tích hoạt động nội bộ, đánh giá dự án, định giá và khả năng sinh lời. 

Đặc biệt, khóa học FMA về Mô hình tài chính của Acc.Pro VN đã đem lại thành công cho một người buôn bán gia súc dân dã tại Việt Nam xây dựng thành công một mô hình cho riêng mình để kiểm soát được quá trình thu mua nguyên liệu và giá thành sản phẩm bán ra. 

Các loại mô hình tài chính

MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH
 

Như đã nói ở trên, có rất nhiều mô hình tài chính khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, Gitiho sẽ giới thiệu cho bạn 4 mô hình hàng đầu:

  1. Mô hình dòng tiền chiết khấu (DCF)
  2. Mô hình đòn bẩy mua lại (Leveraged Buyout Model)
  3. Mô hình phân tích tương đồng (Comparable Company Analysis Model)
  4. Mô hình mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions Model)

Xem thêm: Lãi suất và dòng tiền - Phân tích tài chính doanh nghiệp cơ bản (Phần 1)

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên, Gitiho đã cùng các bạn tìm hiểu tổng quan về mô hình tài chính, gồm có khái niệm, vai trò cũng như các loại mô hình tài chính.

Để biết thêm chi tiết về từng mô hình hay trả lời được câu hỏi "Làm thế nào để xây dựng mô hình tài chính", hãy tham gia khóa học đào tạo hàng đầu về Xây dựng Mô hình Tài chính và Kế hoạch Tài chính cho Doanh nghiệp (Thực hành trên Excel) của Gitiho kết hợp với ACC.Pro Việt Nam, và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo về chủ đề Tài chính trên blog của chúng mình nhé!

Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính? 

Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông