Một số lưu ý về thử việc mà người lao động cần nắm rõ

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Thử việc là khoảng thời gian giúp doanh nghiệp đánh giá về năng lực và kỹ năng làm việc thực sự của ứng viên sau khi đã vượt qua vòng tuyển chọn. Đây cũng là thời gian để cho ứng viên được trải nghiệm thực tế trong doanh nghiệp và xem xét công việc cũng như môi trường làm việc có phù hợp với bản thân hay không trước khi trở thành nhân viên chính thức. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về thử việc? Doanh nghiệp và người lao động cần nắm rõ những lưu ý gì để đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên trong khoảng thời gian này? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu nhé!

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

Quy định về thời gian thử việc

Thời gian thử việc

Sau khi bước qua vòng tuyển chọn, ứng viên sẽ vào thử việc. Thời gian thử việc được quy định rõ theo pháp luật tại Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc khác nhau

Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Kết thúc thời gian thử việc

Pháp luật quy định, doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần thông báo rõ ràng kết quả thử việc cho người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc. Theo đó, đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc trên 30 ngày, người sử dụng lao động cần thông báo kết quả công việc người lao động đã làm trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc.

Nếu người lao động có kết quả đạt yêu cầu sau thời gian thử việc, người sử dụng lao động cần phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

Nếu người lao động không đạt yêu cầu sau thời gian thử việc, người sử dụng lao động có quyền không giao kết hợp đồng lao động

Chi tiết được quy định tại điều 27 như sau:

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

thu-viec

Tiền lương và phúc lợi trong thời gian thử việc

Tiền lương trong thời gian thử việc

Theo quy định của pháp luật tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019: Người lao động được hưởng mức lương do hai bên thỏa thuận với mức thỏa thuận không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đó

Thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Hợp đồng thử việc không được coi là hợp đồng lao động, vì vậy, trong thời gian thử việc, người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội

Các khoản không tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội (Phần 1)

Một số điểm cần lưu ý khác về thử việc

  1. Theo quy định của pháp luật, có được ký liên tiếp 2 hợp đồng thử việc hay không? Hợp đồng thử việc được phép ký mấy lần?
    Theo quy định, thời gian thử việc là từ 06 - 60 ngày, vì vậy, các hợp đồng thử việc không được vượt quá thời gian theo quy định
  2. Hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?
    Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động và cũng không phải là một trong các loại hợp đồng lao động
  3. Một số điểm quan trọng người sử dụng lao động và người lao động cần lưu ý về thử việc:
    - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì KHÔNG CẦN thử việc
    - Thử việc là bước không bắt buộc. Vì vậy, nếu không có bước thử việc, các bên không cần giao kết hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, nếu có thử việc, các bên bắt buộc phải giao kết hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền lợi của đôi bên.
    - Một công việc chỉ được thử việc một lần. Hay nói cách khác, chỉ được giao kết hợp đồng thử việc 1 lần đối với cùng 1 công việc.
    - Người sử dụng lao động không cần đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang trong thời gian thử việc.

Tổng kết

Trên đây là các quy định của pháp luật về thử việc - một bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Mong rằng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích giúp bạn đảm bảo quyền lợi cho đôi bên khi tham gia thử việc.

Chúc bạn thành công!

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông