Mức điều chỉnh tiền lương tham gia BHXH theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Nội dung được viết bởi Sabrina

Ngày 12/06/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. 

Điều này khiến các doanh nghiệp băn khoăn về việc chi phí cho người lao động bên cạnh chi phí tiền lương thì những khoản chi phí trích theo lương sẽ điều chỉnh như thế nào?

Bên cạnh việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng thì Nghị định 38/2022/NĐ-CP có một số điểm khác biệt so với những lần ban hành các văn bản điều chỉnh lương tối thiểu vùng trước đây.

Chương trình học: Kỹ năng nghề Hành chính nhân sự tổng hợp

Điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng: tăng thêm 6%

Mức lương tối thiểu vùng theo tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc

Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

(Áp dụng đến hết 30/6/2022)

Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP

(Áp dụng từ 01/7/2022)

Mức tăng

Vùng I

4.420.000

4.680.000

260.000

Vùng II

3.920.000

4.160.000

240.000

Vùng III

3.430.000

3.640.000

210.000

Vùng IV

3.070.000

3.250.000

180.000

Quy định chính thức về mức tiền lương tối thiểu giờ

Đây là một trong những điểm mới so với các Nghị định về tiền lương tối thiểu vùng trước đây, cũng là hướng dẫn chi tiết điểm mới trong Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021.

Cụ thể:

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu giờ

Vùng I

22.500 đồng/giờ

Vùng II

20.000 đồng/giờ

Vùng III

17.500 đồng/giờ

Vùng IV

15.600 đồng/giờ

Mức lương tối thiểu vùng theo giờ được xác định bằng phương pháp quy đổi từ mức lương tối thiểu vùng (theo tháng) và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo Bộ Luật Lao động 2019.

Điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng mức tiền lương tối thiểu vùng

Nghị định 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV. Cụ thể như sau:

- Tại vùng I: Bổ sung thành phố Thủ Đức do được gộp từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

- Một số địa phương được chuyển từ vùng II lên vùng I: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.

- Một số địa phương được chuyển từ vùng III lên vùng II: Thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long; thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.

- Một số địa phương được chuyển từ vùng IV lên vùng III: Huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu. 

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Bỏ quy định về việc lương tối thiểu cho người lao động đã qua đào tạo phải cao hơn 7% so với mức tiền lương tối thiểu vùng.

Đây chính là điểm đáng nói nhất của Nghị định này, bên cạnh gánh nặng về các khoản chi phí nhất là chi phí nhân công thì mức lương để tham gia BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cũng là một khoản phí không nhỏ đối với những đơn vị có sử dụng lực lượng lao động lớn.

Để trả lời cho câu hỏi Có hay không việc phải điều chỉnh tiền lương tham gia BHXH khi Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực?, chúng ta cần phân tích cụ thể như sau:

3.1. Đối với nhóm lao động đang được trả lương và tham gia BHXH theo mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Đối tượng này được điều chỉnh lương và mức lương tham gia BHXH tăng thêm 6% theo Nghị định 38/NĐ-CP

3.2. Đối với nhóm lao động đang được trả lương và tham gia BHXH theo mức lương của lao động đã qua đào tạo (cao hơn 7%) theo mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Đối tượng này không cần điều chỉnh lương và mức lương tham gia BHXH theo Nghị định 38/NĐ-CP bởi mức này đã cao hơn mức tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định này.

Tuy nhiên, xét về yếu tố đánh giá giá trị công việc và tạo động lực lao động, mỗi Doanh nghiệp cần rà soát và điều chỉnh mức lương sao cho phù hợp với tính chất công việc và tình hình tài chính của Doanh nghiệp tại từng thời điểm. Tránh xảy ra tình trạng mất công bằng khi mức lương của lao động qua đào tạo cao hơn không đáng kể so với lao động phổ thông.

3.3. Đối với nhóm lao động đang nhận mức tiền lương tối thiểu tại các địa bàn được điều chỉnh vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Đối với nhóm lao động này, các đơn vị/doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh tiền lương,` mức tham gia các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN và Kinh phí Công đoàn) theo mức được quy định tại vùng điều chỉnh mới và có hiệu lực từ 01/07/2022.

Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài 2022

Tổng kết

Trên đây là những điểm mới về Nghị định 38/NĐ – CP, việc có hay không điều chỉnh lương hoặc điều chỉnh mức lương tham gia Bảo hiểm Xã hội phụ thuộc vào việc người lao động đang được tham gia BHXH ở mức lương nào hoặc họ có thuộc đối tượng lao động làm việc tại các địa phương được điều chỉnh thay đổi vùng hay không.

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông