Khi thực hiện đào tạo trong doanh nghiệp, rất nhiều người làm nhân sự, Lnd hay thậm chí là CEO gặp phải một số thách thức khiến hoạt động đào tạo không đem lại hiệu quả cao, không mang lại giá trị cho đội ngũ cũng như giúp công ty phát triển vượt trội.
Vậy đó là những thách thức gì và làm thế nào để vượt qua, cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Một trong những nguyên nhân của đào tạo không hiệu quả chính là người làm LnD thiếu một kế hoạch đào tạo rõ ràng, có định hướng và chi tiết. Như thế sẽ khiến cho các hoạt động đào tạo trở nên mơ hồ, không hiệu quả và rất khó nhất quán với mục tiêu kinh doanh cũng như đo lường sự phát triển của nhân sự và doanh nghiệp.
Đào tạo mà không có kế hoạch có thể làm cho việc xác định mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, kỹ năng cần thiết cũng như đo lường hiệu quả đào tạo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trong trường hợp này, nhân viên rất có thể không hiểu mục đích được yêu cầu học là gì và dẫn đến mất hứng thú, động lực khi tham gia vào quá trình học tập.
Để tự tin vượt qua thách thức này, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết, liên kết với mục tiêu kinh doanh, xác định rõ nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá, thời gian thực hiện. Kế hoạch này nên được tích hợp chặt chẽ với chiến lược tổng thể của tổ chức để đảm bảo rằng đào tạo mang lại giá trị lâu dài, đáp ứng đúng nhu cầu của nhân sự và tổ chức.
Tham khảo ngay: 10+ mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên miễn phí 2024 chuẩn
Nhân viên được yêu cầu học khóa này vì quản lý thấy cần thiết nhưng sẽ ra sao nếu không áp dụng vào công việc thực tế. Chính điều này sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại của quá trình đào tạo vì nhân viên không cảm nhận được giá trị cũng như tính ứng dụng của những kiến thức mà họ đã được học.
Để khắc phục vấn đề này, rất cần nỗ lực rất lớn của người làm LnD và bộ phận Hr. Tức là các chương trình đào tạo cần được thiết kế sao cho nội dung có liên quan trực tiếp đến công việc hằng ngày của nhân sự. Ví dụ như tích hợp các tình huống thực tế, case study… để nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo và dễ dàng áp dụng kiến thức đã học trong môi trường làm việc.
Ngoài ra, khi thực hiện đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo cần tập trung vào khả năng áp dụng và triển khai kiến thức trong bối cảnh công việc thực tế. Như vậy sẽ đảm bảo rằng nhân viên không chỉ được học đúng nhu cầu mà họ còn có khả năng sử dụng hiệu quả trong công việc hằng ngày.
Trong thời đại chuyển đổi số hoạt động đào tạo, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp đào tạo trực tuyến, song với đó vẫn có sự kết hợp giữa đào tạo trực tuyến với đào tạo trực tiếp.
Tuy nhiên, khi thực hiện đào tạo trực tuyến nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc thiếu sự tương tác, thực hành nên đôi lúc người học có thể cảm thấy cô đơn, thiếu động lực để hoàn thành chương trình.
Ngoài ra khi đào tạo trực tuyến một số tổ chức gặp khó trong việc cung cấp cơ hội thực hành và áp dụng kiến thức trong môi trường thực tế.
Vì vậy, để tăng cường tính tương tác và thực hành, tổ chức có thể lựa chọn nền tảng học trực tuyến tích hợp nhiều tính năng tương tác, gamification, kiểm tra, diễn đàn thảo luận, báo cáo… Thêm đó, việc khen thưởng, ghi nhận nhân sự có thành tích học tập xuất sắc cũng nên được chú trọng.
Hiện nay, nền tảng học tập trực tuyến của Gitiho for Leading Business là cái tên “sáng giá” và được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn, là công cụ để mỗi công ty “phát triển con người, phát triển tổ chức”.
Sau hơn 5 năm nghiên cứu và phát triển, hệ thống LMS của Gitiho tự tin đáp ứng nhiều tính năng phục vụ cho hoạt động học tập tại doanh nghiệp. Không còn là những giờ học khô khan, thiếu tương tác mà giờ đây mỗi phút giây học tập online đều mang lại sự hứng thú, đáp ứng nhu cầu học tập và có thể “học ngay làm luôn”.
Nhiều tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo và phát triển không có sự liên kết với mục tiêu kinh doanh khiến việc đào tạo không đem lại giá trị. Điều này thường xuyên xảy ra khi tổ chức thiếu sự đồng bộ giữa các bộ phận và không xác định rõ ràng những lợi ích cụ thể mà đào tạo mang lại cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Để liên kết mục tiêu đào tạo chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh, trước hết tổ chức cần vạch ra được tầm nhìn, sứ mệnh và lan tỏa điều đó đến toàn bộ nhân viên cũng như truyền tải được rằng công việc của của nhân viên có đóng góp như thế nào đến mục tiêu tổ chức.
Chính sự liên kết chặt chẽ đào tạo và mục tiêu kinh doanh không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực mà còn tạo nên môi trường học tập tích cực, nơi mà mỗi người cảm thấy được động viên và góp phần vào sự phát triển của tổ chức.
Khi chương trình đào tạo không đáp ứng nhu cầu học tập của từng người thì có 2 trường hợp đó là nhân viên không tham gia học tập và nhân viên tham gia một cách chống đối.
Để không mắc sai lầm, tổ chức cần hiểu rõ nhu cầu đào tạo của nhân sự và nên khảo sát nhu cầu học tập dựa trên lỗ hổng kiến thức. Bên cạnh đó, tổ chức nên sử dụng công cụ hoặc phương pháp công nghệ đào tạo để mỗi nhân viên có thể chủ động học tập, về phía tổ chức cũng dễ dàng đo lường hơn.
Xem thêm: Tổng hợp câu hỏi khảo sát nhu cầu đào tạo cho đội ngũ nhân sự
Mặc dù các công ty đầu tư rất nhiều tiền vào đào tạo nhân sự nhưng khả năng thụt lùi vẫn có thể xảy ra vì 80-90% kỹ năng học được sẽ bị mất hoặc bị lãng quên sau một thời gian nhất định. Vấn đề đào tạo và phát triển đôi khi nằm ở quá trình đào tạo không hiệu quả và nội dung đào tạo không bám sát thực tế. Nếu tổ chức của bạn đang gặp phải 5 vấn đề trên thì hãy từ từ tháo bỏ nút thắt để có thể kiến tạo một tổ chức học tập hiệu suất cao nhé!