Quy tắc 3: Phân loại mã HS Code cùng những ví dụ thực tế

Nội dung được viết bởi Lực td

Tiếp tục loạt bài viết về các quy tắc phân loại mã HS Code trong xuất nhập khẩu, bài viết này sẽ tiếp cận Quy tắc số 3 liên quan đến các loại hàng có tính chất phân loại thành nhiều nhóm. Hay dễ hiểu hơn là những mặt hàng xuất hiện nhiều thành tố bên trong như mỳ tôm sẽ đi kèm gói mỡ, gói hành; một bộ dụng cụ đồ ăn sẽ kèm dao, dĩa, thìa. Vậy làm sao để xác định HS Code cho chúng? Cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Xem thêm: Quy tắc 4 và 5 cùng những lưu ý khi phân loại mã HS Code

Quy tắc số 3: Phân loại mã HS Code

Quy tắc 3 phân loại mã HS Code gồm ba quy tắc nhỏ hơn gồm 3A, 3B và 3C, áp dụng kho hàng hoá thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hoặc nhiều nhóm

Quy tắc 3A để phân loại mã HS Code

Đầu tiên, lý thuyết của quy tắc 3A như sau:

"Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hoá, Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hoá là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hoá trong trường hợp hàng hoá đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hoá nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hoá đó"
Tóm tắt lại, lý thuyết này chú trọng về mô tả cụ thể nhất về một loại hàng hoá

Ví dụ: 

- Máy cạo râu bỏ túi (có túi, lưỡi dao, chổi quét,...) sé áp vào ba mã HS Code

  • 8510: Máy cạo, tông đơ và các dụng cụ loại bỏ râu, lông, tóc
  • 8509: Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ
  • 8467: Dụng cụ cầm tay có gắn động cơ điện

Về cơ bản, cả ba mã HS Code này mã nào cũng đúng với mặt hàng máy cạo râu bỏ túi. Nhưng cụ miêu tả thể nhất là mã 8510 -> Máy cạo râu bỏ túi được phân vào nhóm 8510

Quy tắc 3: Phân loại mã HS Code cùng những ví dụ thực tế

Xem thêm: Mã HS Code là gì? Cách tra cứu HS Code mã chính xác nhất

Quy tắc 3B phân loại mã HS Code

Lý thuyết của Quy tắc 3B sẽ là

"Những hàng hoá hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hoá được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hoá ở dạng bột để bán lẻ, nếu không phân loại được theo quy tắc 3A thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra tính cơ bản của chúng"

Quy tắc 3B để phân loại mã HS Code được áp dụng với sản phẩm đóng gói bán lẻ (nhiều chất). Ví dụ như mì tôm, nước mỡ, tương ớt lỏng,... Được áp mã HS Code theo nguyên liệu hay thành phần mang lại đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. Cụ thể là kích thước, số lượng, chất lượng, khối lượng, giá trị,...

Đối với bộ sản phẩm bán lẻ sẽ có các quy tắc sau:

- Phải có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau (trên thực tế nên là 3 sản phẩm khác nhau để tránh bị lẫn vào Quy tắc số 2 liên quan đến hỗn hợp hoặc hợp chất) 

- Được sắp xếp cùng nhau, cùng thực hiện một mục đích nhất định

- Bán trực tiếp cho người sử dụng mà không cần đóng gói lại

Một số ví dụ cụ thể:

- Hỗn hợp nấu bia có 60% lúa mì (mã HS 1001), 30% lúa đại mạch (HS 1003), 10% phụ gia -> chọn mã HS Code 1001

- Thắt lưng 1 mặt làm bằng da, 1 mặt làm bằng nhựa, 1 khuy nhôm,... Vì da làm cho thắt lưng mềm hơn, đàn hồi tốt hơn, giá trị cao hơn nhựa -> Mã HS 4203 (hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo bằng da)

Quy tắc 3: Phân loại mã HS Code cùng những ví dụ thực tế
 

* Lưu ý: Trường hợp bộ làm đầu mà cây kéo tuy là bộ phận phụ nhưng làm bằng vàng sẽ phải có hai phương án xử lý

- Phương án 1: Tách tông đơ và kéo làm bằng vàng ra làm hai sản phẩm riêng

- Phương án 2: Để tông đơ cùng giá trị với kéo 

Khi gặp tình huống này ngoài thực tế, hầu hết các nhà quản lý sẽ chọn phương án 1

Ví dụ 2: 

Bộ đồ dùng cho nhà bếp là kẹp kim loại để kẹp (gắp) thức ăn, được làm từ nhựa silicon và thép không gỉ. Có 3 mã HS Code để áp vào mặt hàng này:

  • 39.24: Bộ đồ ăn, đồ dùng nhà bếp, các đồ gia dụng khác làm bằng nhựa
  • 73.23: Bộ đồ ăn, đồ dùng nhà bếp, các đồ gia dụng khác được làm từ sắt, thép
  • 82.15: Đồ dùng nhà bếp hoặc bộ đồ ăn

Cả 3 mã HS Code này đều đúng với tính chất sản phẩm, nhưng đúng nhất là mã 3924. Lí do bởi phần nhựa tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, vậy nên sẽ phải kiểm tra chất lượng nhựa có an toàn hay không. Do đó phần tiếp xúc bằng nhựa sẽ bị quản lý chặt chẽ hơn.

Quy tắc 3: Phân loại mã HS Code cùng những ví dụ thực tế
 

- Hỗn hợp gói Chocolate được làm từ socola, đường sữa,... Và bên trong có hộp nhựa đựng đồ chơi (máy bay nhựa chưa lắp ráp

-> Chọn HS Code 1806 vì mục đích của sản phẩm là đồ ăn. Đồ chơi là thành phần phụ đi kèm

Xem thêm: Phân loại mã HS Code trong Logistics: Quy tắc số 1 và 2

Quy tắc 3C phân loại HS Code

Nguyên tắc của Quy tắc 3C sẽ áp dụng cho những chất có tỉ lệ bằng nhau

"Khi hàng hóa không thể phân loại theo quy tắc 3A hoặc 3B thì phần loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong các nhóm tương đương được xem xét". Áp dụng cho những chất tỷ lệ bằng nhau thì sẽ xem áp mã HS cho chất có mã HS đứng sau

Ví dụ:

- Hỗn hợp nấu bia: 50% lúa mì (10.01), 50% lúa đại mạch (10.03), Nhưng vì lúa mì có đuôi mã HS Code là "01", lúa đại mạch là đuôi "03", ta sẽ chọn lúa đại mạch

Quy tắc 3: Phân loại mã HS Code cùng những ví dụ thực tế
 

- Áo khoác nam: Một mặt làm từ vải dệt kim 100% cotton, mặt còn lại làm từ vải fabrics 100% cotton (62.01) 

-> Chọn mặt làm từ vải fabrics (62.01)

Quy tắc 3: Phân loại mã HS Code cùng những ví dụ thực tế
 

Tổng kết

Như vậy chúng ta đã đi hết các ví dụ và lý thuyết của Quy tắc 3 phân loại HS Code. Đây cũng là quy tắc dài nhất trong 6 quy tắc khác nhau về nội dung HS Code, vì vậy Gitiho mong rằng bạn đọc sẽ nắm rõ các kiến thức này, bên cạnh đó là tham khảo những đơn vị có kinh nghiệm xuất nhập khẩu những loại hàng hóa có nhiều nhóm như thế này để tránh việc rườm ra khi xác định HS Code.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông