Trong những năm gần đây, khái niệm Talent Acquisition ngày trở nên phổ biến và đang dần soán ngôi các phương thức tuyển dụng truyền thống. Vậy Talent Acquisition là gì? Điều gì đã khiến cho các doanh nghiệp lựa chọn Talent Acquisition? Cùng mở khóa bí kíp thu hút nhân tài trong thời đại 4.0 ngay dưới đây.
Đăng ký ngay khóa học Tuyển dụng thực chiến cho người mới bắt đầu
XEM NHANH BÀI VIẾT
Talent Acquisition (Thu hút tài năng) là quá trình xác định, tuyển chọn những cá nhân có năng lực đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Cụ thể hơn, bộ phận Talent Acquisition của một công ty có nhiệm vụ xác định, đánh giá. xây dựng mối quan hệ, và tuyển dụng các ứng viên phù hợp với các vị trí còn trống trong công ty.
Đối với Talent Acquisition, xây dựng thương hiệu tuyển dụng, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, đa dạng hóa nguồn nhân lực doanh nghiệp và phát triển phễu tuyển dụng chính là các nền tảng quan trọng nhất. Như vậy, Talent Acquisition không chỉ đơn thuần là hoạt động tuyển dụng (recruitment) hay headhunt, nó là hoạt động mang tính chiến lược và lâu dài đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trong một vài tổ chức, team Talent Acquisition là một phần trong bộ phận HR. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có các doanh nghiệp tách riêng bộ phận Talent Acquistition và bộ phận HR.
Nếu như bạn chưa tìm hiểu trước về Talent Acquisition, rất có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa khái niệm Talent Acquisition và khái niệm Tuyển dụng (Recruitment), bởi lẽ 2 hoạt động này đều hướng đến cùng một mục tiêu là tuyển được nhân sự vào các vị trí trống.
Mặc dù đúng là 2 khái niệm nay có nhiều điểm chung, giữa chúng cũng có những sự khác biệt đáng để bạn lưu ý. Tuyển dụng là hoạt động ngắn hạn được thực hiện để đáp ứng nhu cầu bổ sung headcount của tổ chức, trong khi đó, Talent Acquisition là hoạt động HR mang tính chiến lược, được thực hiện nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu lâu dài.
Thông thường, tuyển dụng chỉ bao gồm các hoạt động xoay quanh ứng viên như quảng bá tin tuyển dụng, tiếp nhận, sàng lọc CV, thực hiện phỏng vấn và lựa chọn ứng viên. Hoạt động tuyển dụng kết thúc khi tổ chức đã tìm được nhân sự cho vị trí mong muốn. Ngược lại, Talent Acquisition là một phạm trù rộng hơn, bao hàm các hoạt động tuyển dụng và hoạch định nguồn nhân lực. Với vai trò chiến lược của mình, Talent Acquisition thường tập trung vào các vị trí khó tuyển dụng hoặc các vị trí cấp cao quan trọng.
Tóm lại, để phân biệt Recruiment và Talent Acquisition, bạn hãy nhớ: Recruitment là hoạt động tuyển dụng ngắn hạn còn Talent Acquisition là hoạt động dài hạn và mang tính chiến lược.
Thông thường, quá trình thu hút nhân tài cho một doanh nghiệp có thể lên đến hàng tháng, trải qua rất nhiều bước khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là 6 bước chính tóm gọn quá trình Talent Acquisition.
Bắt đầu với một bài tuyển dụng thu hút, bạn sẽ cần xác định các network tiềm năng thông qua các sự kiện, hội thảo , diễn đàn online và các cộng đồng của người trong ngành. Tại đó, bạn có thể xây dựng mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng và khai thác các nhu cầu của họ để thương lượng cho việc tuyển dụng.
Song song với việc tìm kiếm và xác định các ứng viên tiềm năng, một người làm Talent Acquisition cũng cần phải biết cách quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp và thiết kế các gói phúc lợi đủ hấp dẫn để có thể thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Thương hiệu tuyển dụng tốt sẽ củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó thu hút nhân tài cho doanh nghiệp một cách tự nhiên.
Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Không chỉ chiêu mộ ứng viên, điều quan trọng hơn đối với Talent Acquisition là tạo cho ứng viên trải nghiệm tốt, đồng thời giữ vững mối quan hệ với các ứng viên chưa phù hợp và các nhân tài tiềm năng trong tương lai. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruitment. Nếu như Recruitment chỉ tập trung vào những ứng viên đã được khoanh vùng, thì Talent Acquisition không có bất kỳ giới hạn nào trong tìm kiếm ứng viên và phát triển các mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng.
Hãy xác định 3-5 công việc chính của một vị trí và các KPI quyết định mức độ thành công của vị trí đó. Từ đó, bạn có thể xây dựng các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá ứng viên một cách toàn diện. Bạn nên tập trung vào các câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu được khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định của ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh giá ứng viên thông qua các công cụ khác như các bài test kỹ năng, các bài test tính cách, các câu hỏi tình huống,…
Mặc dù rất nhiều nhà tuyển dụng thường bỏ qua bước này, xác thực thông tin ứng viên lại là một bước quan trọng để nhà tuyển dụng kiểm tra một ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí họ được tuyển hay không. Thông qua giao tiếp với người quản lý cũ của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể xác minh được trình độ của ứng viên một cách toàn diện và chính xác nhất. Đây chính là những yếu tố vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng về việc tuyển dụng.
Sau khi phỏng vấn, giờ là lúc team Talent Acquisition và các nhà lãnh đạo họp lại để đưa ra quyết định cuối cùng về việc tuyển dụng ứng viên. Dựa vào bảng kết quả đánh giá phỏng vấn và các công cụ đánh giá khác, các nhà tuyển dụng có thể chọn ra các ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.
Mặc dù onboarding không thực sự thuộc trách nhiệm của team Talent Acquisition, đây chắc chắn là bước quan trọng nhất khi tuyển dụng nhân tài hàng đầu cho doanh nghiệp. Bạn cần lưu ý rằng một quá trình onboarding tốt đóng vai trò vô cùng lớn trong việc hình thành mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp, do đó hãy chuẩn bị thật kỹ để đón chào và onboarding cho nhân sự mới.
Có rất nhiều chiến lược Talent Acquisition đa dạng dành cho các doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây là một số chiến thuật phổ biến nhất giúp bạn tìm kiếm và tuyển chọn được nhân tài.
Một thương hiệu mạnh có thể là sức mạnh lớn nhất giúp cho doanh nghiệp tuyển chọn được các ứng viên chất lượng, do đó hãy đảm bảo rằng hình ảnh của doanh nghiệp trên các website, mạng xã hội,… không chỉ hướng đến khách hàng mà còn cả các ứng viên tiềm năng. Các nỗ lực branding từ phía bộ phận marketing và bộ phận HR sẽ đóng vai trò chính trong việc truyền tải thông điệp tuyển dụng và quảng bá văn hóa doanh nghiệp đến các nhân tài hàng đầu trong ngành.
Khi bạn càng có yêu cầu cụ thể về kinh nghiệm làm việc và các dự án đã thực hiện, bạn càng tăng cơ hội tìm được các ứng viên phù hợp. Cụ thể hóa nhóm đối tượng trong các lĩnh vực đặc thù như công nghệ, an ninh mạng, y dược, luật và tài chính sẽ giúp bạn khoanh vùng tuyển chọn dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi bạn có vừa đủ số lượng ứng viên để quan tâm, bạn sẽ quản lý các mối quan hệ với ứng viên tốt hơn.
Không sai khi nói rằng hoạt động Talent Acquisition, xét theo một khía cạnh nào đó, cũng giống như một chiến dịch marketing với mục tiêu thu hút những đối tượng tiềm năng tham gia vào công ty. Đây là lý do bộ phận Talent Acquisition nên phối hợp với bộ phận marketing để trau chuốt miêu tả công việc (job description), trang web tuyển dụng, các loại email,…
Bên cạnh đó, bộ phận Talent Acquisition cũng nên khai thác tối đa sức mạnh của database hiện có để xác định những nguồn ứng viên chất lượng nhất, từ đó xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả.
Xem thêm: Chia sẻ 5 mẫu quản lý hồ sơ nhân sự trên Excel thường dùng
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Talent Acquisition trong HR và bí kíp thu hút nhân tài trong thời đại 4.0. Hy vọng kiến thức trong bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ‘Talent Acquisition là gì?’. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo về chủ đề này trên blog Gitiho.com nhé.
Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!