Tìm hiểu về Hybrid working - Mô hình làm việc của thời đại 4.0

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Kể từ ngày đại dịch Covid-19 bùng nổ, các doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi từ mô hình làm việc truyền thống sang một mô hình khác và giờ đây nó đã trở thành mô hình làm việc quen thuộc của thời đại bình thường mới. Đó chính là mô hình Hybrid working. Cùng Gitiho tìm hiểu về mô hình làm việc hybrid ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đăng ký ngay khóa học Kỹ năng hành chính nhân sự tổng hợp cùng Gitiho

Ít người biết rằng trước khi đại dịch xảy ra, mô hình hybrid working đã được một số doanh nghiệp tiên phong áp dụng dưới một hình thức mang tên ‘work from anywhere’ (làm việc tại bất cứ đâu). Sau đó, đại dịch Covid-19 đã khiến cho hàng loạt các quốc gia phải áp đặt lệnh phong tỏa, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình làm việc của hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động.

Chính trong khoảng thời gian này, chúng ta bắt đầu làm quen với cụm từ ‘work from home’ (làm việc tại nhà). Từ đó, hybrid working dần dần lên ngôi và trở thành mô hình làm việc được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng nhất hiện nay.

Hybrid working là gì?

Hybrid working là mô hình làm việc lai, hay còn gọi là mô hình làm việc hỗn hợp, cho phép nhân viên linh động làm việc tại văn phòng hoặc làm việc remote/tại nhà. Như vậy, nhân viên không bắt buộc phải có mặt ở công ty trong tất cả các ngày làm việc, chỉ cần họ đảm bảo dủ số giờ làm việc.

hybrid working 1

Một khảo sát của Accenture cho kết quả 58% người tham gia đã từng làm việc theo mô hình hybrid working trong thời gian giãn cách bởi đại dịch Covid-19. Những người này đều cho thấy chỉ số sức khỏe tinh thần cao hơn, các mối quan hệ bền vững hơn và mức độ căng thẳng thấp hơn so với những người làm việc hoàn toàn tại công ty hoặc hoàn toàn tại nhà. 83% người tham gia cảm thấy hybrid working là lựa chọn tuyệt vời nhất cho tương lai.

Xem thêm: Tìm hiểu 10 chỉ số đào tạo nhân viên mà các HR nên biết

Nhân viên nghĩ gì về hybrid working?

Đã có rất nhiều khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên khi doanh nghiệp chuyển sang mô hình hybrid working trong và sau đại dịch. Tất cả các khảo sát này đều có kết quả tích cực từ phía những người tham gia.

Khảo sát của Microsoft về chỉ số xu hướng làm việc năm 2021 đã chỉ ra rằng phần lớn những người tham gia đều ủng hộ doanh nghiệp tiếp tục áp dụng hybrid working ngay cả sau khi đại dịch kết thúc. Cụ thể hơn, 66% các nhà lãnh đạo tham gia khảo sát nói rằng doanh nghiệp của họ đang cân nhắc tái thiết kế văn phòng công ty để phù hợp với hybrid working, 73% tổng số nhân viên tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn tiếp tục làm việc theo mô hình này. 

Ngoài ra, một khảo sát khác của McKinsey cũng đưa ra một tín hiệu tích cực về tương lai của hybrid working, với 52% người tham gia lựa chọn hybrid working thay vì mô hình làm việc hoàn toàn tại văn phòng hoặc làm việc remote hoàn toàn. Con số này đã tăng 22% so với mốc thời gian trước khi đại dịch bùng nổ.

Lợi ích của hybrid working

Lợi ích của hybrid working đối với nhân viên

  • Tăng cường hiệu suất làm việc: Khi được làm chủ môi trường và cách thức làm việc của mình, nhân viên có thể tập trung hơn vào công việc. Nhờ sự linh hoạt của hybrid working mà nhân viên sẽ dễ dàng cân bằng khối lượng công việc hơn, chủ động sắp xếp công việc và tập trung vào các đầu việc cần hoàn thành.
  • Đổi mới tư duy làm việc hợp tác: Hybrid working đặt ra một thách thức cho các công việc đội nhóm, nhưng đây cũng chính là cơ hội để chúng ta đổi mới tư duy hợp tác và phát triển các kỹ năng sử dụng các phần mềm giao tiếp và quản lý công việc nhóm như Zoom, Teams,…
hybrid working 2
  • Cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn: Theo một nghiên cứu của tạp chí The Economic Times, 9 trong 10 nhân viên tin rằng hybrid working cần thiết để cân bằng công việc và cuộc sống. Nguyên nhân là vì họ có thể tự chủ sắp xếp thời gian cho các mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu cá nhân.
hybrid working 3
  • Nâng cao hạnh phúc của nhân viên (employee well-being): Phần lớn những người đã làm việc theo hybrid working đều cho rằng mô hình này cho họ cảm giác tự do và tự chủ hơn về môi trường và cách thức làm việc, cũng như giảm thiểu thời gian đi lại mỗi ngày. Các thay đổi này giúp cho việc cân bằng công việc và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, từ đó khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn.

Lợi ích của hybrid working đối với doanh nghiệp

  • Tiết kiệm chi phí: Một văn phòng ít người làm việc hơn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể thu nhỏ không gian làm việc. Như vậy, cả chi phí thuê văn phòng và chi phí cho văn phòng phẩm đều sẽ được cắt giảm.
  • Giữ chân nhân viên tốt hơn: Hybrid working giúp cải thiện các chỉ số hài lòng của nhân viên về doanh nghiệp, do đó họ sẽ có xu hướng ở lại với doanh nghiệp dài lâu.
  • Thu hút nhân tài: So với một doanh nghiệp làm việc hoàn toàn tại văn phòng, một doanh nghiệp áp dụng hybrid working sở hữu phạm vi tuyển dụng rộng hơn rất nhiều. Ngoài ra, với xu hướng lên ngôi của hybrid working như hiện nay, không khó để nhân ra lợi thế tuyển dụng này.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Áp dụng hybrid working cho thấy văn hóa doanh nghiệp của bạn hướng tới sự đổi mới, tiên tiến và đặt niềm tin làm giá trị cốt lõi.

Xem thêm: Thương hiệu là gì? Tìm hiểu về sức mạnh của thương hiệu doanh nghiệp

Hạn chế của hybrid working

Hạn chế của hybrid working đối với nhân viên

  • Làm yếu đi các mối quan hệ: Trong môi trường hybrid workspace, bạn sẽ ít gặp các đồng nghiệp của mình hơn. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự giao tiếp và mối liên kết giữa bạn và họ.
  • Gia tăng hội chứng kiệt sức: Vào những ngày làm việc remote, nhân viên có xu hướng kéo dài thời gian làm việc và rút ngắn thời gian nghỉ. Nếu như không quản lý thời gian tốt và trì hoãn các công việc đến cuối ngày, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng kiệt sức.
hybrid working 4
  • Giao tiếp kém hơn: Hybrid working có thể sẽ gây ra một số sự hiểu lầm trong công việc giữa những người làm việc remote và những người làm việc tại văn phòng do những yếu tố về công nghệ.

Hạn chế của hybrid working đối với doanh nghiệp

  • Khó kiểm soát và quản lý: Do tính chất hướng đến sự tự chủ của nhân viên nên mô hình hybrid working có thể trở nên khó kiểm soát và quản lý hơn rất nhiều so với mô hình làm việc hoàn toàn tại văn phòng.
  • Tiềm ẩn các nguy cơ an ninh mạng: Nhân viên làm việc ngoài văn phòng có thể vô tình tạo ra các lỗ hổng về an ninh mạng cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi họ sử dụng máy tính cá nhân hoặc sử dụng các đường truyền mạng bảo mật kém.
hybrid working 5
  • Không phù hợp với một số ngành nghề: Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng hybrid working, ví dụ như các bệnh viện, trường học,…

Tổng kết

Trên đây là những điều cơ bản nhất về hybrid working mà bạn cần biết để làm quen với môi trường làm việc trong trạng thái 'bình thường mới'. Có thể nói, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp. Chính điều này đã tạo nên sự phổ biến của hybrid working hiện nay.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về hybrid working. Để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này, hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của Gitiho nhé.

Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông