12 Tố chất của người lãnh đạo tài ba được nhân viên kính nể

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Tố chất của người lãnh đạo thể hiện qua nhiều phương diện: Thái độ, năng lực, sự tập trung…. Họ luôn biết cách xoay sở tình thế, định hướng với tầm nhìn xa trông rộng. 

Người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức giỏi sẽ dẫn dắt mọi người đi đúng hướng. Vậy lãnh đạo tài năng cần có những tố chất nào? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu qua bài viết sau đây.  

Tố chất lãnh đạo là gì?

“Tố chất” được hiểu là bản chất khởi nguyên của một con người. “Lãnh đạo” là khả năng của từng cá nhân, tổ chức hướng dẫn mọi người hoàn thành mục tiêu. Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong quản lý, giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-1
Người lãnh đạo đóng vai trò thuyền trưởng dẫn dắt nhân viên đến mục tiêu

Như vậy, tố chất lãnh đạo là phẩm chất cá nhân giúp xác định người làm lãnh đạo tốt. Thomas Hardy từng nói: “Nhà lãnh đạo tốt tạo ra tầm nhìn, xác định rõ tầm nhìn, chủ động nắm lấy tầm nhìn và không ngừng thúc đẩy tới khi hoàn thiện”. 

12 tố chất của người lãnh đạo tài ba

Theo diễn giả người Mỹ Brian Tracy: “Tài lãnh đạo là khả năng gợi ra được kết quả vượt trội từ người bình thường”. Không phải bỗng nhiên một người được cất nhắc lên vị trí quản lý cả một tập thể. Đó là bởi họ sở hữu những tố chất có thể dẫn dắt mọi người vượt qua khó khăn, khai thác tối đa năng lực cá nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Bạn có thể tham khảo 12 tố chất cần có của người lãnh đạo ngay sau đây: 

Say mê, nhiệt huyết với công việc

Say mê với công việc có lẽ là một trong những tố chất của người lãnh đạo nên đề cao. Chỉ khi yêu thích, đam mê bạn mới nuôi dưỡng nhuệ khí, năng lượng làm việc, cống hiến. Bên cạnh đó, sự nhiệt huyết cũng giúp nhà lãnh đạo nghĩ nhiều ý tưởng sáng tạo, đưa ra quyết định sáng suốt. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-2
Người làm lãnh đạo cần giữ cho mình niềm say mê với công việc

Đứng ở vị trí lãnh đạo bạn cần am hiểu sâu rộng về lĩnh vực liên quan. Đồng thời thường xuyên cập nhật kiến thức mới nhằm chia sẻ, phổ biến tới nhân viên. Bản thân người làm quản lý cũng sẽ là tấm gương cho cấp dưới của mình. Họ lấy đó làm động lực để cố gắng xây dựng tổ chức vững mạnh.  

Sẵn sàng trao quyền

Lão Tử từng nói rằng: “Trên không chính thì dưới có chính cũng thành ngụy, người lành cũng biến kẻ gian tà”. Vậy nên phẩm chất của nhân sự trong tổ chức như thế nào phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-3
Trao quyền là cách thúc đẩy nhân viên nỗ lực, cố gắng và dám chịu trách nhiệm

Lãnh đạo không phải một vị trí quyền lực hay nhân viên có đặc quyền mà đó là trách nhiệm. Trách nhiệm của lãnh đạo là giúp đỡ, hướng dẫn nhân viên đạt được những điều doanh nghiệp mong muốn. Có nghĩa bạn không thể đòi hỏi người khác làm theo yêu cầu của mình, bạn cần cùng họ thực hiện theo mục tiêu tập thể. 

Xem thêm: 6 kỹ năng để trở thành quản lý nhân sự tài năng

Nghiên cứu của trường Đại học Penn State, Claremont McKenna chỉ ra rằng người có khả năng trao quyền sẽ là người có thể nuôi dưỡng ước mơ, hình thành sự tự chủ trong công việc cho nhân sự cấp dưới. Những người này có khả năng thúc đẩy từng cá nhân phát huy tối đa năng lực, dẫn dắt tập thể đạt thành công. 

Khả năng hướng dẫn tốt

Theo William Arthur Ward: “Khi bạn tìm kiếm, phát hiện những điều tốt nhất ở người khác, bạn sẽ tìm được những điều tốt nhất ở bản thân”. Người đứng đầu một tổ chức, doanh nghiệp cũng vậy. Đó có thể không phải người có năng lực giỏi nhất nhưng phải là người dẫn dắt tốt nhất. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-4
Người làm lãnh đạo cần biết hướng dẫn cho nhân sự cấp dưới khai thác năng lực bản thân

Tố chất của người lãnh đạo này vô cùng quan trọng. Bạn phải có khả năng xác định chính xác điểm mạnh, hạn chế mỗi cá nhân. Từ đó mới đưa ra quyết định trao quyền, ủy thác trách nhiệm phù hợp, đảm bảo hiệu quả tối đa. 

Có tư duy logic

Tư duy logic là nền tảng của mọi lý luận. Trong nghệ thuật lãnh đạo, tư duy logic và lý luận thường yếu thế so với trực giác và cảm tính. Tuy nhiên khả năng suy luận, tư duy chiến lược mới là đòn bẩy tạo ra kết quả cao, thành công. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-5
Tư duy logic nhạy bén giúp lãnh đạo làm việc ít sai sót

Vậy nên tố chất của người lãnh đạo sẽ có tư duy logic nhạy bén. Họ sẵn sàng phá vỡ trật tự vốn có của sự việc để tìm ra những cách làm mới mẻ, đột phá nhằm giải quyết vấn đề. 

Kỹ năng quản trị xung đột

Trong một tập thể, xung đột, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Khi đề cập tới tố chất của người lãnh đạo, khả năng quản trị xung đột rất được đề cao. Người đứng đầu phải kiểm soát được những bất đồng xuất hiện tại nơi làm việc. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-6
Nhà lãnh đạo sẽ đóng vai trò người hòa giải trong mọi cuộc xung đột

Giải quyết tranh cãi, bất hòa là sự cân nhắc ưu tiên các bên liên quan. Qua đó người ta thấy được sự minh bạch, công bằng của lãnh đạo. Nếu xử lý tốt bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí tuyển dụng mới, giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. 

Luôn quyết đoán

Quyết đoán là tố chất cần có của người lãnh đạo. Sự dứt khoát trong cách làm việc, quản lý sẽ mang lại cho bạn niềm tin ở nhân viên. Họ tin tưởng vào quyết định bạn đưa ra và yên tâm với định hướng phát triển công ty. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-7
Lãnh đạo quyết đoán sẽ chớp mọi cơ hội có lợi cho công ty

Nhà lãnh đạo giỏi hiểu rằng việc dùng dằng, không dám ra quyết định còn tồi tệ hơn cả việc đưa ra những hành động sai lầm. Vì thế tố chất này của người quản lý cũng giúp nhân viên biết mình cần làm gì, tập trung vào đâu. Đặc biệt, quyết đoán còn giúp tập thể không bỏ qua bất cứ cơ hội nào. 

Xem thêm: 4 nguyên tắc quan trọng để ra quyết định đúng đắn

Biết cách đọc vị người khác

Một người quản lý tinh tường ngoài việc phát huy lợi thế của từng cá nhân còn phải có nhận thức xã hội sâu sắc. Thông qua đó bạn dễ dàng xác định được đối phương đang nói dối hay ngụ ý trong chia sẻ ha không. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-8
Thấu hiểu nhân sự của mình giúp người làm lãnh đạo biết cách khai thác năng lực tối đa

Lãnh đạo sẽ không ngừng nỗ lực tìm hiểu cách nhân viên của mình đang làm việc, cũng như xuất hiện xu hướng, hành vi gì. Khi biết đọc vị người khác, bao quát mọi vấn đề, việc quản lý nhân sự, điều phối công việc trở nên dễ dàng hơn. 

Đưa ra lời khuyên thẳng thắn

Abraham Lincoln từng chia sẻ: “Tôi không nhất định phải giành chiến thắng, nhưng nhất định tôi phải làm đúng. Tôi không nhất định phải thành công, nhưng nhất định tôi phải sống theo lý tưởng của mình”. Điều này có nghĩa chúng ta không nên đánh đổi những gì mình tin là đúng để trục lợi cho bản thân. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-9
Thẳng thắn nhận xét, đánh giá là cách để cộng sự trở nên tốt hơn

Một người có tố chất lãnh đạo thường sống quên mình vì người khác. Họ sẵn sàng đưa ra những lời nhận xét, lời khuyên thẳng thắn. Mục đích để người ta thay đổi tốt hơn. Ngay cả khi lời khuyên chẳng phải là điều nhân viên muốn nghe. 

Xem thêm: Bí quyết trở thành nhà lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp

“Sự thật mất lòng” xưa nay vẫn vậy. Nhưng chính thẳng và thật lại giúp nhân sự nhận ra những khuyết điểm của bản thân. Đồng thời họ cũng biết cách khắc phục hiệu quả, nâng cao khả năng hoàn thành công việc. 

Chỉ số EQ cao

Nhà tâm lý học Daniel Goleman đã chỉ ra rằng: “Ở mọi cấp bậc, trí tuệ cảm xúc (EQ) quan trọng gấp hai lần IQ và các kỹ năng chuyên môn trong việc tạo nên kết quả vượt trội”. Trí tuệ cảm xúc cũng là một trong những tố chất quan trọng nhất của một người lãnh đạo tốt. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-10
Người làm lãnh đạo cần kết hợp khéo léo giữa tình cảm và lý trí

Nếu không mang trong mình 

 cao dù bạn là người thông minh nhất, có kỹ năng và tham vọng cũng không thể thành công khi lãnh đạo. Bởi sự cứng nhắc, thiếu thấu hiểu khi quản trị khiến nhân sự cảm thấy áp lực, không còn nhuệ khí làm việc cũng như gắn bó với công ty. 

Giao tiếp hiệu quả

Tố chất của người lãnh đạo và giao tiếp linh hoạt, hiệu quả luôn song hành với nhau. Một nhà quản lý không thể thành công nếu thiếu đi khả năng này. Bởi bạn sẽ phải làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới cũng như người ở cấp bậc cao hơn. Họ sẽ nhìn vào bạn để lấy nguồn cảm hứng hành động. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-11
Giao tiếp là tố chất cần có của một người làm lãnh đạo giúp mở rộng, giữ gìn các mối quan hệ

Hiện nay, các nhà lãnh đạo thành công thường áp dụng phương pháp 7C của Peter Economy để nâng cao kỹ năng giao tiếp. 7C trong đó gồm: Clear (rõ ràng), Consistent (nhất quán), Credible (đáng tin cậy). Confident (tự nhiên), Civil (lễ độ), Concise (ngắn gọn), Compassionate (giàu lòng trắc ẩn). 

Xem thêm: Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Làm việc minh bạch, bình đẳng

David Graham – Giám đốc điều hành Code Ninjas (Mỹ) thường bắt đầu mọi cuộc họp bằng câu nói: “Không có ý tưởng nào ngu ngốc, vậy hãy cứ để chúng tự nhiên tuôn trào. Bạn không thể biết những điều bản thân nói ra có thể là nguồn cảm hứng của người khác, ngay cả khi chúng không khả thi”. Phát biểu này nhằm loại bỏ mọi căng thẳng thông qua việc minh bạch thông tin, khuyến khích sáng tạo. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-12
Công bằng, minh bạch giúp tập thể phát triển vững mạnh

Với nhà lãnh đạo, minh bạch, bình đẳng luôn là tố chất quan trọng hàng đầu. Qua đó nhân viên mới thấy được công sức mình bỏ ra là xứng đáng, không một ai có thể “đi cửa sau” để vùi lấp chúng. 

Nghiên cứu do Gallup thực hiện đã chỉ ra rằng 23% nhân viên thường xuyên cảm thấy kiệt sức tại nơi làm việc, 44% nói đôi khi cảm thấy kiệt sức. Điều này có nghĩa tới 2/3 nhân viên các công ty có thể giảm sút sức lực, nhuệ khí trong công việc bất cứ khi nào. 

Vậy nên đứng trên vai trò người lãnh đạo, bạn phải đối mặt với nhiệm vụ thúc đẩy, tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh. Ở đó mọi nhân viên đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái giúp hiệu suất công việc nâng cao. 

Sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu

Trước khi xác định bản thân có phù hợp với vị trí lãnh đạo hay không, bạn cần đặt và trả lời câu hỏi: Tôi có phải là người biết lắng nghe? Bởi đây là tố chất quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo giỏi. 

to-chat-cua-nguoi-lanh-dao-13
Lắng nghe và thấu hiểu là yếu tố để nhà lãnh đạo nhận lòng tin từ mọi người

Nghiên cứu công bố trên Harvard Business Review năm 2018 đưa ra bằng chứng cho thấy những nhà lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe sẽ được xếp vào nhóm quản lý giỏi, tạo ra niềm tin, mang đến sự hài lòng trong công việc, kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên. 

Biết lắng nghe, thấu hiểu là cách để nhà quản lý có thêm nhiều ý tưởng mới lạ, dẫn dắt công việc hiệu quả. Đồng thời việc này còn giúp người làm lãnh đạo thấy được bức tranh toàn cảnh, có thêm góc nhìn mới khi giải quyết vấn đề. 

Trên đây Gitiho đã chia sẻ về một số tố chất của người lãnh đạo quan trọng. Thực tế để trở thành người quản lý giỏi không hề đơn giản. Trọng trách đặt trên vai cực kỳ nặng nề đòi hỏi bạn cần liên tục cố gắng, nỗ lực để hoàn thiện bản thân. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông