Mô hình tiếp thu kỹ năng của Dreyfus ứng dụng trong hoạt động đào tạo như thế nào?

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Trong hoạt động đào tạo và phát triển con người, việc hiểu rõ và áp dụng mô hình tiếp thu kỹ năng của Dreyfus là cách để một người làm đào tạo hiệu quả. Mô hình này không chỉ giúp định hình quy trình đào tạo mà còn cung cấp một cái nhìn toàn diện về quá trình phát triển kỹ năng của người học trong tổ chức. 

Hãy cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết về mô hình tiếp thu kỹ năng Dreyfus trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình các cấp độ tinh thông 1 kỹ năng là gì? Được phát triển bởi ai?

Mô hình tiếp thu kỹ năng của Dreyfus hay còn được gọi là mô hình 5 cấp độ để trở nên tinh thông 1 kỹ năng được phát triển bởi 2 anh em đó là Stuart và Hubert Dreyfus tại Đại học California vào những năm 1980 khi họ tìm cách hiểu rõ hơn về sự phức tạp của việc tiếp thu các kỹ năng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Hiện nay, mô hình này vẫn được sử dụng phổ biến trong hoạt động đào tạo của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu một người liên tục thực hành kỹ năng và tuân thủ các quy tắc thì sớm muộn người đó cũng trở nên có kinh nghiệm hơn. Cuối cùng, khi họ sở hữu các kiến thức, kỹ năng đủ chuyên sâu thì họ sẽ thành chuyên gia thực thụ. 

Vậy vai trò của người làm LnD là gì? 

Trong bối cảnh tổ chức cần phát triển kỹ năng và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự, việc áp dụng mô hình này giúp định hình chiến lược đào tạo phù hợp và tối ưu, từ khâu đánh giá nhu cầu đào tạo đến việc xác định phương pháp và nội dung đào tạo phù hợp. Qua đó, đảm bảo rằng nhân viên được phát triển theo hướng đúng đắn, từ mức độ cơ bản đến chuyên sâu, từ việc làm quen đến việc vận dụng kỹ năng trong công việc. 

5 cấp độ để trở nên tinh thông về 1 kỹ năng

Cấp độ 1: Người mới bắt đầu

Cấp độ này thường ở những người mới tiếp xúc với một kỹ năng hoặc một kiến thức mới nào đó. Ở cấp độ này, họ thường chỉ hiểu một cách mơ hồ và khái quát về các khái niệm cũng như nguyên tắc cơ bản của các kỹ năng đó. Họ có thể hiểu về lý thuyết nhưng họ chưa rõ ràng trong việc áp dụng vào thực tế. 

Vì vậy, họ cần được dẫn dắt thông qua các bước cụ thể để hiểu rõ hơn về kỹ năng hoặc kiến thức mới mà họ được học. Ví dụ như, người hướng dẫn hãy giúp họ thực hiện các nhiệm vụ đơn giản ở những bước đầu tiên của quá trình học. Sự hướng dẫn chi tiết và những lời giải thích cụ thể sẽ giúp cho người học xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này.  

Cấp độ 2: Người mới nâng cao

Đây là giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển kỹ năng sau khi người học đã có kinh nghiệm và hiểu biết kiến thức cơ bản. Đặc điểm chính của cấp độ này đó là người học có thể thực hiện công việc, áp dụng vào các tình huống cụ thể một cách độc lập hơn. Tuy nhiên họ vẫn cần sự chỉ dạy hoặc kèm cặp từ người hướng dẫn để phát triển kỹ năng của mình. 

Cấp độ 3: Có năng lực

“Có năng lực” là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng của người học. Ở cấp độ này, người học đã tích lũy được một lượng kinh nghiệm đáng kể và có khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động và tự tin hơn. 

Một số đặc điểm chính của người học ở cấp độ này là:

Thứ nhất, người họ sẽ tự tin hơn và họ độc lập trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng vào các tình huống thực tế. 

Thứ hai, họ có sự hiểu biết sâu hơn, biết phản biện với những người khác về chủ đề đó. Bên cạnh đó, họ có khả năng áp dụng linh hoạt kiến thức mà mình học được vào các tình huống một cách hiệu quả, đặc biệt là những tình huống phức tạp. 

Cấp độ 4: Thành thạo

Cấp độ 4 đánh dấu sự trưởng thành của người học trong quá trình phát triển kỹ năng và năng lực, đây là giai đoạn mà người học đã tích lũy đủ kinh để có thể đưa ra quyết định thông suốt và tự tin trong công việc của mình. Một số đặc điểm ở cấp độ này đó là: 

Thứ nhất, người học có sự sáng tạo và mở rộng, họ không chỉ đơn giản là tuân thủ theo các quy tắc mà còn muốn mở rộng và thử nghiệm những điều mới. 

Thứ hai, người học sử dụng chẩn đoán trực quan và hiểu biết sâu sắc. Tức là họ có khả năng dựa vào chẩn đoán trực quan để giải quyết vấn đề phức tạp. Họ không chỉ tuân theo các hướng dẫn mà còn áp dụng kỹ năng, sự tư duy, sáng tạo của mình vào công việc. 

Thứ ba, khi đạt được sự thành thạo, người học có khả năng xác định được những mục tiêu cụ thể mà họ muốn đặt được từ việc học. Tuy nhiên, họ vẫn cần thời gian để đánh giá từng hành động khả thi mà họ có thể thực hiện để đạt được mục tiêu. 

Thứ 4, điều đáng ghi nhận đó là họ có thể chia sẻ kiến thức mà họ học được với những người xung quanh như đồng nghiệp, bạn bè và giúp cho người đó hiểu được bản chất vấn đề. 

Cuối cùng, dù đã đạt đến cấp độ cao, nhưng người học ở giai đoạn này luôn nỗ lực học hỏi và không ngừng phát triển. 

Cấp độ 5: Chuyên gia

Khi đã đạt đến cấp độ chuyên gia, người học biết được chính xác họ cần làm gì để thực hiện công việc một cách tốt nhất, họ biết đưa ra quyết định dựa trên ý thức, khả năng phân tích và dữ liệu cụ thể. 

Họ sẽ hành động dựa trên kinh nghiệm của mình giống như ở cấp độ thành thạo nhưng theo cách hoàn hảo hơn. Trong khi ở giai đoạn có năng lực, nếu người học cố gắng tập trung vào nhiều hơn 1 hay 2 vấn đề cùng một lúc, họ sẽ bị quá tải và khó để xử lý được. Tuy nhiên, với những người ở cấp độ chuyên gia thì họ có khả năng xử lý được lượng lớn thông tin với hiệu suất cao. 

Điểm khác biệt giữa cấp độ thành thạo và chuyên gia đó là trong khi những người ở giai đoạn thành thạo vẫn có thể mắc sai lầm thì điều này không xuất hiện ở những người chuyên gia. 

5 cấp độ trở nên tinh thông về 1 kỹ năng
5 cấp độ trở nên tinh thông về 1 kỹ năng

Mô hình 5 cấp độ có ý nghĩa gì với nhân viên LnD trong hoạt động đào tạo? 

Hiểu về mô hình 5 cấp độ để tinh thông một kỹ năng sẽ giúp cho nhân viên LnD làm tốt công việc liên quan đến đào tạo nhân sự, bao gồm:

1. Đánh giá năng lực người học trong một lĩnh vực cụ thể

Mỗi giai đoạn trong mô hình đều có những tiêu chí để đánh giá, ví dụ như:

Ở cấp độ 1: người học tuân thủ các hướng dẫn hoặc các quy tắc được dạy

Cấp độ 2 người học bắt đầu phân biệt được từng thành phần trong hướng dẫn, cần giảng viên chỉ chỗ nào là thông tin quan trọng, ưu tiên

Cấp độ 3 là tự xây dựng hướng dẫn cho riêng mình, biết được tình huống nào nên sử dụng tình huống nào, liên tục làm sai

Cấp độ 4 là người học cần thực hành ở nhiều tình huống khác nhau, dần phát triển trực giác…

Cấp độ 5 là hoạt động hoàn toàn bằng trực giác. 

Dựa vào những hành vi đó, bạn có thể đánh giá được trình độ hiểu biết và kỹ năng của một người, xác định rõ ràng trình độ của họ và nhu cầu phát triển tiếp theo là gì?

2. Đưa ra các phương án hiệu quả và tốt nhất để giúp người học phát triển năng lực của mình

Khi biết được trình độ hiện tại của nhân viên đang ở cấp độ nào, người làm LnD dễ dàng tạo ra một lộ trình phát triển cá nhân phù hợp. Cùng với đó, bạn có thể hỗ trợ nhân viên đó phát triển lên một cấp độ tiếp theo một cách chuyên nghiệp, có kế hoạch hành động rõ ràng. 

3. Tùy chỉnh chương trình đào tạo

Hiểu rõ về từng cấp độ trong mô hình sẽ cung cấp cho người làm LnD cái nhìn rõ ràng về kỹ năng mà người học/nhóm người học của bạn cần để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Như vậy, bạn có thể tập trung vào việc phát triển các kỹ năng quan trọng và tránh được việc đào tạo không cần thiết. 

Ví dụ như nhóm người học chỉ cần đạt được cấp độ “thành thạo”, còn cấp độ “chuyên gia” chỉ dành cho lãnh đạo thì bạn chỉ cần tập trung vào việc cung cấp chương trình ở mức độ cần thiết để đảm bảo họ hoàn thành công việc hiệu quả, mà không cần phải mất thời gian, tài nguyên để thực hiện đào tạo đến cấp độ chuyên gia. 

Xem thêm:

Giúp người học trở thành chuyên gia với kỹ năng luyện tập có chủ ý

Scrollytelling in Elearning: Thu hút người học bằng cách kể chuyện bằng cuộn thật cuốn

Trên đây là mô hình tiếp thu kỹ năng của Dreyfus mà Gitiho thông tin đến bạn, qua mô hình này chúng ta nhận thấy rằng việc trở nên thành thạo một kỹ năng không chỉ là quá trình tích lũy kiến thức mà còn là sự phát triển về tư duy và khả năng áp dụng vào thực tế. Quan trọng hơn cả là mô hình chính là công cụ để hướng dẫn và định hình chiến lược đào tạo phù hợp với người học tại doanh nghiệp của bạn. 

Nếu bạn đang quan tâm đến hệ thống LMS để triển khai hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với Gitiho for Leading Business để trải nghiệm dùng thử hệ thống 165+ tính năng của chúng tôi nhé!

Mô hình tiếp thu kỹ năng của Dreyfus ứng dụng trong hoạt động đào tạo như thế nào?

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông