Business Model Canvas là công thức giúp nhà quản trị phân tích, tạo lập mô hình doanh nghiệp đơn giản. Mô hình này được nhiều thương hiệu lớn áp dụng thành công.
Vậy Business Model Canvas thực chất là gì? Chúng tạo nên từ những thành tố nào? Hãy cùng Gitiho khám phá chi tiết từ A – Z trong bài chia sẻ dưới đây.
XEM NHANH BÀI VIẾT
The Business Model Canvas (BMC) là công cụ tuyệt vời giúp nhà quản trị hiểu rõ một mô hình kinh doanh. Mô hình bán hàng tối tân này được thiết kế bởi Yves Pigneur và Alexander Osterwalder.
Trong cuốn Business Model Generation, hai ông đã đưa ra mô tả chi tiết về cấu trúc này. Mục đích chính của mô hình nhằm hỗ trợ công ty hợp nhất các hoạt động bán hàng dựa trên tổng hòa hệ giá trị cốt lõi doanh nghiệp.
Sử dụng mô hình Canvas, nhà quản trị có thể hiểu hơn về nhóm khách hàng. Đồng thời qua đó, chúng ta dễ dàng đề xuất các giá trị và kênh truyền thông tối ưu để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
Công cụ BCM còn giúp phân tích mô hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Quan trọng hơn cả đây là bản đồ để doanh nghiệp hệ thống hóa mọi thứ trong kinh doanh.
Mô hình Canvas được minh họa bằng một bảng đồ họa. Chúng chia thành các phần khác nhau cho phép người dùng tập trung vào yếu tố quan trọng trong sản phẩm hoặc kinh doanh. Vì thế, bạn biết nên khai thác thế mạnh gì để đảm bảo hiệu quả mang về cao nhất.
Thực tế, mô hình kinh doanh Canvas rất phổ hiến trong thời đại 4.0 như hiện nay. Những thương hiệu nổi tiếng như Facebook, Apple, BMW, Uber, Grab… cũng đang áp dụng và rất thành công. Bởi lẽ, công cụ này đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Cụ thể:
Bên cạnh đó, BMC là công cụ di động nên quá trình lưu thông đơn giản, thuận tiện truy cập, chia sẻ thông tin. Điều này giúp chúng ta chủ động hơn khi có bất cứ biến đổi nào của thị trưởng ảnh hưởng tới tiến trình phát triển doanh nghiệp.
Mô hình Business Model Canvas biến ý tưởng kinh doanh của bạn thành một thể cấu trúc rõ ràng. Mô hình cũng cung cấp cái nhìn tổng quát từ mọi góc độ. Điều đó giúp bạn tối ưu, kiểm soát, vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.
BMC được thiết lập từ 9 hệ giá trị cơ bản. Đó được coi là một hệ thống quy chuẩn mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới. Cụ thể như sau:
Phân khúc khách hàng là giai đoạn nằm ở chặng cận cuối mỗi chu kỳ kinh doanh. Nhưng trong BMC đây lại là khung giá trị cần phân tích, xác định đầu tiên.
Trước kia hoạt động kinh doanh chủ yếu xoay quanh trục sản phẩm, dịch vụ. Ngày nay khi xu thế thay đổi, trục đó lại nghiêng về phân khúc khách hàng. Dễ hiểu hơn, kinh doanh hiện đại có nghĩa là bán cái khách hàng họ cần thay vì bán cái doanh nghiệp có.
Như cố CEO Apple – Steve Jobs từng nói: “Bạn không thể hỏi khách hàng xem họ muốn gì và cố đem nó cho họ. Tới lúc bạn hoàn thiện, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi.” Vậy nên, trước hết chúng ta cần mô tả được chân dung khách hàng: Họ là ai? Họ muốn gì? Họ đến từ đâu? Độ tuổi, giới tính, mối quan tâm, sở thích như thế nào?
Giá trị được đề xuất bắt buộc căn cứ theo nhu cầu, vấn đề của khách hàng. Khi đã xác định rõ chân dung khách hàng, xác định đúng nhu cầu cụ thể và vấn đề bạn sẽ dễ dàng xây dựng bộ các giá trị đề xuất.
Trong một thời điểm ngắn hạn, có thể chúng ta không thể đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu. Nhưng hãy chọn ra những điểm hoặc vấn đề bạn cho là lợi thế nhất để thiết kế bộ giá trị chủ chốt.
Như vậy một danh sách giá trị từ sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ được thành hình. Trong đó sẽ có giá trị ưu tiên, một số mang tính chất bổ sung.
Đến đây bạn cần xác định những kênh truyền thông nào có thể tác động mạnh mẽ nhất đến người dùng. Bao gồm từ khâu tiếp cận, tạo nhận thức cho tới hình thành tương tác, chuyển đổi hành động mua hàng. Kết hợp với đó là hoạt động giao hàng, hỗ trợ sau bán hàng.
Hiểu đơn giản, nhà quản trị phải cân nhắc lựa chọn các kênh để thực hiện nghiệp vụ liên quan tới tiếp thị, bán hàng, hậu mãi. Ví dụ: Khi Oppo ra mắt dòng điện thoại mới, bên cạnh kênh báo chí, mạng xã hội, hãng còn tận dụng sức ảnh hưởng của các KOL, KOC, Tiktoker. Nhờ vậy, mạng lưới khách hàng tiếp cận được với sản phẩm mở rộng đến đa dạng tầng lớp, lứa tuổi.
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng cần dựa trên mối quan hệ giữa người với người. Dù khách hàng của bạn là tổ chức hay cá nhân họ cũng sẽ đại diện cho một hoặc một nhóm người cụ thể.
Trong mối quan hệ này, bạn phải đảm bảo thực hiện 3 mục tiêu: Xây dựng – phát triển – duy trì quan hệ khách hàng. Chúng ta có thể áp dụng các chiến lược chi tiết tương ứng hành vi, thói quen của người tiêu dùng.
Nhưng quan trọng hơn hết, khách hàng nên nằm trong hoặc liên quan mật tới với một phân khúc cụ thể. Như vậy thông điệp truyền thống về giá trị sẽ truyền tải hiệu quả hơn.
Dù quy mô công ty bạn lớn hay nhỏ, thậm chí là doanh nghiệp startup, luồng doanh thu cũng cần được làm chi tiết, rạch ròi. Doanh thu riêng lẻ sẽ được tạo ra từ những giá trị đề xuất tương ứng mỗi phân khúc khách hàng.
Điều đó chứng tỏ mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều luồng doanh thu khác nhau. Câu chuyện ở đây người quản trị phải tối ưu hóa từng luồng và tối đa hóa giá trị lợi nhuận dựa trên giá trị đề xuất cũng như vòng đời sản phẩm, dịch vụ.
Đây chính là tài nguyên doanh nghiệp sở hữu, đại diện cho tài sản chiến lược quan trọng nhất. Trong phạm vi thị trường cụ thể, bạn phải đảm bảo nguồn lực chính vượt qua đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, phạm vi thị trường, cơ sở hạ tầng.
Nhà quản trị cần xây dựng các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp từ phân khúc khách hàng trọng điểm. Với nguồn lực này, bạn mới dễ dàng đạt doanh thu như mong đợi.
Mạng lưới đối tác chính được thiết lập tùy thuộc quy mô doanh nghiệp. Đây là những người hoặc tổ chức sẽ giúp đỡ, hỗ trợ chúng ta tại một khung giá trị nào đó trong Business Model Canvas. Như vậy mới tạo nên sức mạnh tập thể vượt qua mọi sóng gió, cạnh tranh thị trường.
Rất thành công trong phần này chính là Apple. Hãng có mối quan hệ đối tác lâu dài với các nhà cung cấp âm nhạc thông qua thỏa thuận thương lượng. Vì thế khi ra mắt iPod cùng iTunes, Apple có thể bán nhạc của họ trên cửa hàng tiện ích đối tác một cách hiệu quả.
Đây là các hoạt động phát triển, cung cấp dịch vụ, sản phẩm tới nhóm khách hàng tiềm năng. Chúng bao gồm nhiều nhiệm vụ như: Xây dựng, quản lý hệ thống phân phối, nghiên cứu, nâng cấp phát triển sản phẩm.
Những hoạt động này nên dựa trên năng lực làm việc thực tế của đội ngũ nhân sự và máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên nhà quản lý cần quy hoạch để tập trung vào hoạt động tạo ra giá trị thay vì lan man vào công việc không liên quan.
Khung giá trị cuối cùng trong mô hình Canvas chính là cơ cấu chi phí. Chúng xuất phát từ các hoạt động chính của doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị phải hoạch định chính xác, kiểm soát chi phí tối ưu.
Hơn hết, doanh nghiệp cần rạch ròi giữa các khoản chi phí và đầu tư. Thông qua sơ đồ cấu trúc chi phí gồm các hạn mức, kế hoạch, quy trình bạn sẽ dễ dàng đảm bảo an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, nếu biết khai thác mô hình Business Model Canvas hoạt động kinh doanh của bạn sớm đạt hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, muốn thành công chúng ta phải nghiên cứu kỹ tình trạng doanh nghiệp cũng như thực tế thị trường hiện tại.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu Business Model Canvas là gì, được tạo thành từ những trụ cột nào. Nếu cần tìm hiểu chuyên sâu hơn cách thức thực hiện, bạn đừng ngại kết nối tới Gitiho ngay hôm nay.