Với nền tảng phát triển ứng dụng Appsheet, người dùng có thể tạo ra các ứng dụng tuyệt vời mà không cần viết mã. Và khả năng tùy chỉnh kiểu dữ liệu trong Appsheet là một trong những tính năng quan trọng giúp ứng dụng phù hợp và thân thiện với người dùng.
Hôm nay, Gitiho giới thiệu cho bạn các kiểu dữ liệu cơ bản cho ứng dụng trên Appsheet và cách cài đặt những kiểu dữ liệu này. Cùng Gitiho khám phá ngay nhé.
Khi xây dựng ứng dụng trên Appsheet, bạn cần phải cài đặt các kiểu dữ liệu phù hợp với nhu cầu cụ thể của ứng dụng. Sau đây là các bước làm:
Bước 1: Chọn bảng dữ liệu
Truy cập vào bảng dữ liệu mà bạn muốn thiết lập kiểu dữ liệu. Bạn có thể làm điều này bằng cách vào mục Data trong giao diện chỉnh sửa của Appsheet, sau đó chọn bảng dữ liệu từ danh sách các bảng hiển thị ở trình menu bên trái.
Bước 2: Chọn cột dữ liệu
Sau khi đã chọn bảng dữ liệu, bạn phải chọn cột dữ liệu muốn cài đặt kiểu dữ liệu. Để làm được điều này, bạn chọn cột muốn cài đặt trong danh sách các cột hiển thị trong mục Columns của bảng dữ liệu.
Bước 3: Chọn kiểu dữ liệu
Khi đã chọn cột dữ liệu, bạn sẽ chọn kiểu dữ liệu mà bạn muốn chỉnh cho cột đó. Có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau để bạn chọn trong Appsheet, bao gồm chuỗi số, văn bản, ngày, giờ, danh sách,...
Bước 4: Tùy chỉnh kiểu dữ liệu
Khi đã chọn được kiểu dữ liệu, bạn có thể tùy chỉnh kiểu dữ liệu với các ràng buộc và giới hạn. Bấm vào biểu tượng Edit (cái bút) ở đầu mỗi dòng để chỉnh sửa chi tiết kiểu dữ liệu. Ví dụ: với kiểu cài đặt dữ liệu số, bạn có thể tùy chỉnh giới hạn giá trị tối thiểu và tối đa cho cột dữ liệu.
Bước 5: Kiểm tra kiểu dữ liệu trước khi nhập liệu
Bạn nên kiểm tra kiểu dữ liệu của cột vừa cài đặt trước khi nhập thông tin vào để đảm bảo rằng dữ liệu nhập vào đúng định dạng mong muốn và hiển thị đầy đủ. Nếu quá trình nhập dữ liệu vào không đúng kiểu đã cài đặt thì Appsheet sẽ báo lỗi và bạn không thể thông tin mới vào.
Bước 6: Tùy chỉnh các thông báo lỗi
Bạn có muốn cài đặt hiển thị thông báo mỗi mỗi khi người dùng nhập dữ liệu không đúng kiểu đã định dạng không? Nếu có, bạn có thể cài đặt tính năng này trong mục Valid If của Appsheet để tạo ra các ràng buộc cho dữ liệu đảm bảo được nhập vào đúng kiểu và đầy đủ.
Google Appsheet cung cấp một loạt các kiểu dữ liệu đa dạng, từ văn bản đến số, ngày tháng, hình ảnh và nhiều hơn nữa. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mỗi kiểu dữ liệu, cùng với các lời khuyên sử dụng dưới đây nhé:
Kiểu dữ liệu này cho phép bạn nhập dữ liệu dưới dạng văn bản như tên, địa chỉ, mô tả, ghi chú, v.v. Trường này có thể chứa mọi ký tự, bao gồm cả ký tự đặc biệt như chấm câu, ký hiệu toán học, dấu ngoặc và dấu cách.
Có ba loại kiểu dữ liệu văn bản:
Kiểu dữ liệu Số cho phép bạn nhập dữ liệu dưới dạng số, bao gồm cả số nguyên và số thập phân. Trường này có thể chứa các số, dấu chấm và dấu phẩy để phân cách các chữ số. Appsheet hỗ trợ 4 loại kiểu dữ liệu số để đáp ứng các yêu cầu tính toán:
Kiểu dữ liệu này cho phép bạn nhập thông tin liên quan đến cả ngày và giờ. Trường này bao gồm ngày, tháng, năm và thời gian.
Thông tin này sẽ được hiển thị theo múi giờ và định dạng của thiết bị mà ứng dụng đang sử dụng, giúp người dùng dễ dàng quản lý thời gian. Ngoài ra, các kiểu dữ liệu này còn hỗ trợ tính toán và so sánh với nhau, tối ưu hóa việc xử lý dữ liệu.
Có tổng cộng 4 kiểu dữ liệu mà bạn có thể cài đặt:
Đây là kiểu dữ liệu ràng buộc trong AppSheet quy định các giá trị hợp lệ khi nhập liệu. Người dùng có thể chọn từ danh sách giá trị đã được xác định trước hoặc nhập giá trị từ danh sách cho phép.
Kiểu dữ liệu này cho phép bạn nhập thông tin dưới dạng địa chỉ và cung cấp tính năng định vị để hiển thị trên bản đồ. Trường này bao gồm địa chỉ, tên đường, tên thành phố, quận/huyện và tỉnh/thành phố.
Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn một trong ba kiểu thể hiện vị trí trong Appsheet như sau:
Để ghi lại thông tin liên hệ của một cá nhân hoặc tổ chức, AppSheet đã tạo ra kiểu dữ liệu riêng cho loại thông tin này, thay vì sử dụng kiểu dữ liệu chung như TEXT hay NUMBER.
Định dạng kiểu dữ liệu liên hệ cho phép bạn dễ dàng tạo các hành động hoặc tự động hóa liên quan, như tự động gửi báo cáo qua email hoặc tin nhắn.
Kiểu dữ liệu Content này cho phép bạn lưu trữ và hiển thị các dữ liệu liên quan đến nội dung, bao gồm:
Trong một số ứng dụng có tính năng tự động ghi lại thời gian hoặc tăng giá trị khi có thay đổi trong các cột khác, thậm chí cả giá trị bên trong các cột. Điều này được thực hiện bởi các kiểu dữ liệu thay đổi. Theo mặc định, chúng sẽ tự động cập nhật khi có bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong cột khác.
Tuy nhiên, có thể ràng buộc chúng để chỉ phản ứng với các thay đổi trong các cột cụ thể. Các kiểu dữ liệu thay đổi cũng có thể được ràng buộc để chỉ phản ứng với các thay đổi đối với các giá trị cụ thể.
Các loại kiểu dữ liệu thay đổi bao gồm:
Kiểu dữ liệu URL: được sử dụng để đại diện cho một địa chỉ web. Nó bao gồm hai phần: địa chỉ siêu liên kết như https://gitiho.com/ và tùy chọn văn bản siêu liên kết như "Nhấp vào đây để truy cập Wikipedia".
Nếu bạn muốn chỉ định văn bản hiển thị của trường URL, hãy đặt thuộc tính "Nội dung" của nó thành một URL đầy đủ trong tab "Cột".
Kiểu dữ liệu App: cho phép điều hướng đến một ứng dụng AppSheet khác hoặc điều hướng đến một chế độ xem khác trong ứng dụng hiện tại.
Virtual columns là các cột dữ liệu được tạo ra từ công thức tính toán hoặc kết hợp giữa các cột dữ liệu có sẵn. Trên AppSheet, bạn có thể sử dụng chúng để tạo các cột dữ liệu ảo.
Chức năng của virtual columns rất đa dạng, từ tính toán giá trị mới cho một cột dữ liệu đến tạo liên kết tới các bảng dữ liệu khác. Chúng giúp tùy chỉnh và cập nhật dữ liệu một cách dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời tăng sự hiệu quả trong quản lý dữ liệu.
Ngoài những lợi ích khi sử dụng Virtual columns ở trên, việc sử dụng virtual columns cũng đi kèm với một số hạn chế cần xem xét.
Chẳng hạn là khi ứng dụng của bạn có nhiều dữ liệu và cần tính toán nhiều cột ảo, điều này có thể làm giảm tốc độ tải ứng dụng. Lưu trữ toàn bộ thông tin về các cột ảo trên AppSheet cũng có thể gây khó khăn khi cần truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu để xử lý.
Nếu ứng dụng của bạn có ít dữ liệu và yêu cầu ít cột ảo, việc sử dụng chúng có thể là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều dữ liệu và cần tính toán nhiều cột ảo, bạn nên cân nhắc đến tốc độ tải ứng dụng.
Trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn khám phá các kiểu dữ liệu trong Appsheet và cách cài đặt chúng. Với các thông tin trên, bạn có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế trong việc xây dựng ứng dụng để đạt được hiệu quả cao nhất và giảm thiểu các lỗi phát sinh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khóa học Làm chủ Google Appsheet từ cơ bản tới nâng cao của Gitiho để nắm được mọi thông tin giúp bạn xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh như cách làm việc với dữ liệu trên Appsheet, tạo và tùy biến giao diện (view), hành động (action), quy trình tự động hóa (automation) trong Appsheet,...
Học Appsheet cơ bản
Lê Văn Hoà
Tất cả gói gọn trong 56 bài giảng và 12 giờ học tại Gitiho. Đăng ký và học thử ngay để nhận được ưu đãi 30% bạn nhé!
Gitiho đã cho ra mắt khóa học Google Sheets từ Cơ bản đến Nâng cao, công cụ thay thế Excel giúp bạn hoàn toàn có thể tự tin phân tích và xử lý dữ liệu trên Google Sheet, lập bảng biểu, báo cáo trực quan và hơn thế nữa. Bấm vào để học thử ngay!