Cách lập kế hoạch đào tạo nhân sự chi tiết từ A->Z

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Các chương trình đào tạo nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân và phát triển đội ngũ nhân sự. Theo Báo cáo của TalentLyft, “90% nhân viên sẽ ở lại công ty lâu hơn nếu công ty đó đầu tư vào việc học”. Để hoạt động đào tạo trở thành một phần tự nhiên của doanh nghiệp, trước hết người làm LnD cần lập kế hoạch đào tạo nhân sự chuyên nghiệp và toàn diện. 

Chi tiết các bước lập kế hoạch từ A→Z sẽ có trong bài viết dưới đây của Gitiho!

Lập kế hoạch đào tạo nhân sự bao gồm những gì? 

Kế hoạch đào tạo nhân viên là một bản chi tiết gửi đến ban lãnh đạo mà bạn sẽ phải trình bày một cách chi tiết về chương trình đào tạo. Bản kế hoạch này sẽ bao gồm các mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, thời gian đào tạo, kết quả đào tạo… để thực hiện một chương trình đào tạo chuyên nghiệp trong toàn tổ chức. 

Cụ thể như sau:

Mục tiêu đào tạo

Loại hình đào tạo - trực tuyến hoặc trực tiếp

KPI và các thước đo để tính ROI

Thời gian đào tạo (ngày bắt đầu và ngày kết thúc)

Tài liệu đào tạo, giáo trình

Những ai sẽ tham gia đào tạo?

Ngân sách đào tạo bao nhiêu?

Cách xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên thành công

Để xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên phù hợp với doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây!

1. Phân tích doanh nghiệp

Trước khi lập kế hoạch đào tạo nhân sự người làm LnD cần ngồi lại với ban lãnh đạo để phân tích doanh nghiệp, từ đó hiểu rõ về tình hình và đặt ra những mục tiêu cụ thể. 

LnD sẽ cần phân tích về sứ mệnh, tầm nhìn, kinh doanh, con người, văn hóa doanh nghiệp ở thời điểm thực tế, vấn đề cần cải thiện và vạch ra nhiệm vụ của người làm LnD. 

Doanh nghiệp cũng cần xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua việc đào tạo nhân sự, có thể là nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu suất làm việc, chuyển hóa nhân viên cứng đầu…

Tiếp theo đó, người làm LnD cần đánh giá được tình hình, xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân sự và liệt kê được các vị trí trong công ty cần có những năng lực gì để đảm bảo việc hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Qua đó, sẽ có được khoảng cách kỹ năng, những lỗ hổng cụ thể của nhân viên. 

Xác định được năng lực cần có theo vị trí kết hợp với khoảng cách kỹ năng, tổ chức sẽ biết được cần ưu tiên đào tạo kỹ năng, chuyên môn gì cho nhân viên của mình. 

Bảng phân tích chi tiết tình hình doanh nghiệp
Bảng phân tích chi tiết tình hình doanh nghiệp

2. Đánh giá nhu cầu đào tạo

Việc đánh giá nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên mà bạn cần làm để biết được nhu cầu học tập của doanh nghiệp đang ở mức nào. Ngoài ra, bạn cũng sẽ xác định được ai cần được đào tạo, khoảng cách kỹ năng và loại hình đào tạo nào sẽ đáp ứng được nhu cầu đào tạo. 

Bạn có thể thông qua phỏng vấn, nghiên cứu, khảo sát nội bộ… để biết được chính xác tình hình. 

Một số câu hỏi có thể tham khảo như: 

1. Vai trò công việc hiện tại của bạn là gì?

2. Bạn đã làm việc ở công ty được bao lâu?

3. Bạn cảm thấy mình đang yếu về kỹ năng nào hoặc có lỗ hổng kiến thức nào cần được cải thiện? 

4. Hãy tự đánh giá những kỹ năng này của bản thân:

Cách lập kế hoạch đào tạo nhân sự chi tiết từ A->Z

5. Đánh giá mức độ tự tin của bạn trong việc thực hiện công việc từ thang điểm 1 đến 10, 1 là không tự tin và 10 là rất tự tin. 

6. Bạn có bao nhiêu thời thời gian trong tuần để tham gia đào tạo?

  • 1 giờ hoặc ít hơn
  • 1-2 giờ
  • 2-3 giờ
  • hơn 4 giờ

7. Bạn muốn được đào tạo theo hình thức nào? 

  • Khóa học online
  • Có người huấn luyện, cố vấn
  • Thuê chuyên gia

Xem thêm: Cách phân tích và xác định nhu cầu đào tạo tại doanh nghiệp

3. Đặt mục tiêu đào tạo gắn liền với mục tiêu kinh doanh

Khi đặt mục tiêu đào tạo, bạn nên gắn liền nó với mục tiêu kinh doanh. Cụ thể, mục tiêu đào tạo giúp cải thiện hiệu suất công việc, tăng trưởng doanh số bán hàng, thay đổi cách làm việc… Điều này giúp đảm bảo rằng đào tạo là hoạt động để phát triển con người và đóng góp mạnh mẽ vào sự thành công của tổ chức. 

Nguyên tắc SMART là điều mà bạn cần tuân theo khi đặt mục tiêu. Tức là phải dựa trên 5 yếu tố: mục tiêu đào tạo phải cụ thể, đo lường được, khả năng thực hiện, thực tế, đặt ra thời gian hoàn thành. 

Xem thêm: Mục tiêu SMART là gì? Bạn đã biết cách đặt mục tiêu đào tạo theo SMART?

4. Xác định phương pháp đào tạo

Bước tiếp theo trong kế hoạch đào tạo nhân viên là chọn phương pháp đào tạo sao cho phù hợp, tối ưu và tiết kiệm được ngân sách đào tạo. Để tìm ra phương pháp phù hợp, người làm đào tạo cần hiểu được phong cách học tập của nhân viên. 

Ví dụ như những công ty nhỏ khoảng vài chục người thì đào tạo trực tiếp sẽ tiết kiệm chi phí hơn, trong khi đó các công ty có nhiều chi nhánh, hàng trăm nhân sự thì việc đào tạo trực tuyến sẽ phù hợp và lý tưởng hơn cả. 

Xem thêm: 11 phương pháp đào tạo nhân sự chuẩn cho doanh nghiệp

5. Xác định hệ thống đào tạo

Đầu tư vào công nghệ, hệ thống đang là xu thế trong lĩnh vực đào tạo nhân sự hiện nay. Ví dụ như hệ thống quản lý học tập LMS, hệ thống quản lý tri thức… là những công cụ giúp bạn triển khai quá trình đào tạo một cách thành công.  

Phổ biến nhất là việc sử dụng hệ thống hệ thống quản lý học tập LMS, công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp triển khai đào tạo một cách chuyên nghiệp, tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm. 

Nếu bạn đang tìm kiếm hệ thống LMS đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, LMS Gitiho for Leading Business sẽ là một cái tên triển vọng. Với kinh nghiệm triển khai LMS cho 200+ doanh nghiệp, đội ngũ LnD sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đào tạo của mình. 

Đăng ký dùng thử hệ thống LMS miễn phí tại đây: 

Cách lập kế hoạch đào tạo nhân sự chi tiết từ A->Z
Hệ thống đào tạo của Gitiho for Leading Business
Hệ thống đào tạo của Gitiho for Leading Business

6. Xác định ngân sách đào tạo

Ngân sách đào tạo được phân bổ để thực hiện chương trình LnD dựa trên nhu cầu đào tạo và phương pháp đào tạo. Ngân sách bao gồm tiền mua các khóa học cho nhân viên, công cụ học tập, chi phí khen thưởng… 

Bài viết dành cho bạn: Cách lập ngân sách đào tạo doanh nghiệp đầy đủ và chi tiết

7. Đánh giá hiệu quả đào tạo

Để biết được liệu kế hoạch đào tạo có hiệu quả hay không, bạn hãy xác định xem các mục tiêu học tập đạt được bao nhiêu phần trăm khi kết thúc khóa đào tạo. Bạn có thể xem xét một số phương pháp sau để đo lường hiệu quả như:

Thu thập phản hồi của nhân viên sau đào tạo

Tiến hành thực hiện các bài kiểm tra hoặc câu hỏi để đánh giá kiến thức của người học sau đào tạo

Dựa vào phân tích dữ liệu trên hệ thống quản lý học tập LMS như số giờ học, số khóa học, tỷ lệ hoàn thành khóa học, điểm kiểm tra… 

Sau một tháng hoặc một quý, hãy phân tích kết quả đào tạo bằng cách dựa trên doanh thu, lợi nhuận, năng suất nhân viên, chất lượng công việc… 

Thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm được các lập kế hoạch đào tạo thành công cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo 10+ biểu mẫu kế hoạch đào tạo chuẩn, chi tiết của Gitiho tại đây!

Việc lập kế hoạch đào tạo nhân sự sẽ mang lại kết quả lâu dài, giúp nhân viên và doanh nghiệp đi đúng hướng trên con đường đạt được mục tiêu thông qua hoạt động học tập. Tại Gitiho, chúng tôi tin rằng việc phân tích nhân sự và cung cấp các chương trình đúng nhu cầu sẽ giải quyết được vấn đề khoảng cách kỹ năng ở hiện tại và tương lai. Từ đó, doanh nghiệp sẽ sớm hình thành văn hóa học tập - chìa khóa để đạt được mục tiêu và bứt phá trong tương lai. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông