Chấm công tính lương là một nội dung quan trọng của kế toán hay hành chính nhân sự, cần được theo dõi và tính toán chính xác để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vì vậy, việc chấm công theo mẫu bảng chấm công quy định là một điều cần thiết. Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng các bạn tìm hiểu về mẫu bảng chấm công được quy định theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cách thức chấm công tính lương trên bảng chấm công này trên Excel. Cùng theo dõi nhé!
Xem ngay: Thành thạo cách chấm tính lương trên Excel nhờ khóa học này
Chấm công tính lương bằng bảng chấm công giúp doanh nghiệp theo dõi ngày công làm việc thực tế, ngày nghỉ, thời gian nghỉ việc, thời gian hưởng bảo hiểm xã hội....., từ đó có căn cứ để tính lương thưởng, bảo hiểm xã hội....cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Mỗi bộ phận (Phòng, ban, tổ chức...) đều có trách nhiệm lập bảng chấm công hàng tháng.
Các nội dung cột cần lưu ý trong bảng chấm công:
Cột A, B: Số thứ tự, họ tên từng nhân viên trong bộ phận
Cột C: Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc của từng nhân viên
Cột 1-31: Các ngày trong tháng (từ ngày 01 tới ngày cuối cùng của tháng)
Cột 32: Tổng công hưởng lương sản phẩm từng nhân viên trong tháng
Cột 33: Tổng công hưởng lương thời gian từng nhân viên trong tháng
Cột 34: Tổng công nghỉ/ngừng việc hưởng 100% lương từng nhân viên trong tháng
Cột 35: Tổng công nghỉ việc/ ngừng việc hưởng các % lương khác của từng nhân viên trong tháng
Cột 36: Tổng công nghỉ hưởng BHXH của từng nhân viên trong tháng
Hàng ngày, người theo dõi chấm công sẽ theo dõi từng nhân viên và chấm công theo quy định. Mỗi ngày sẽ được ghi tương ứng vào từng cột từ 1 tới 31 theo các ký hiệu quy định. Cuối tháng, người theo dõi chấm công và Trưởng bộ phận hoặc người phụ trách bộ phận sẽ ký xác nhận vào bảng chấm công. Sau đó, gửi bảng chấm công và các giấy tờ, chứng từ liên quan về phòng kế toán để kiểm tra, đối chiếu và xác nhận, từ đó quy ra công để tính lương, thưởng và bảo hiểm.
Lưu ý: Ngày công theo đúng quy đinh là 8h. Nếu tổng công cuối cùng bị lẻ giờ, thì ghi số giờ lẻ bên cạnh và đánh dấu phẩy ở giữa.
Ví dụ: 21 công 3 giờ thì ghi 21,3
Tùy thuộc vào tình hình và điều kiện của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn một trong những cách chấm công sau:
Mỗi ngày nhân viên làm các công việc khác nhau như đi hội nghị, họp, làm việc tại văn phòng....thì dùng một loại ký hiệu khác nhau cho mỗi công việc để chấm công cho ngày đó
Lưu ý:
Trong một ngày, nhân viên làm những việc gì, dành bao nhiêu thời gian để làm công việc đó thì chấm công bằng cách ghi lại các công việc theo ký hiệu đã quy định và ghi số giờ thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu.
Chấm công nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp nhân viên làm thêm giờ, hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm. Vì vậy, để chấm công nghỉ bù, thì khi nhân viên nghỉ bù, người chấm công sẽ ghi ký hiệu NB và vẫn tính trả lương thời gian
Như vậy, trong bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về bảng chấm công theo thông tư 133 cũng như cách chấm công tính lương theo bảng chấm công. Bạn có thể tải mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 ở tệp đính kèm bên dưới.
Đừng quên cập nhật những kiến thức thú vị khác trên blog Gitiho.com nhé!
Tài liệu kèm theo bài viết
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!
1 thảo luận