“Điều gì sẽ xảy ra nếu công ty có nhân viên làm việc không hiệu quả, không có sự cải tiến trong công việc, chắc chắn rằng công ty sẽ tốn kém rất nhiều hơn thế”, sếp Gitiho Nguyễn Xuân Bách đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình.
Anh Nguyễn Xuân Bách là CEO & Founder của Gitiho Việt Nam hiện đang kinh doanh 2 lĩnh vực là cung cấp 500+ khóa học cho người đi làm và cung cấp giải pháp đào tạo dành cho các doanh nghiệp như hệ thống LMS, số hóa nội dung, đào tạo inhouse…
Gitiho được thành lập vào cuối tháng 1/2020 với mục tiêu ban đầu là trở thành một nền tảng cung cấp khóa học chất lượng cho người đi làm. Đến tháng 4/2022, Gitiho đã chính thức cho ra đời giải pháp chuyển đổi số hoạt động đào tạo nội bộ doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kỹ năng cho nhân sự có tên là Gitiho for Leading Business.
Nói về bối cảnh ra đời, anh Nguyễn Xuân Bách chia sẻ rằng: “Hầu hết các công ty ở Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc đào tạo nhân sự. Có đến 800,000 doanh nghiệp ở Việt Nam và 14 triệu lao động đang thiếu các chương trình đào tạo hiệu quả trong quá trình làm việc, bản thân Bách cũng là một trong 14 triệu lao động đó, đó là lý do Bách đã cùng với những người đồng sáng lập thành lập ra Gitiho Việt Nam.
Tâm huyết của chúng tôi là tập trung xây dựng mô hình học tập "học ngay làm luôn", tức là khi nhân viên không đủ kỹ năng để hoàn thành công việc thì họ hoàn toàn có thể dành ra 2 tiếng để học tập sau đó áp dụng ngay kiến thức đã học vào công việc để tạo ra kết quả làm việc, việc học đó chúng tôi gọi là "thực học".
Gitiho Việt Nam tin rằng, với những nỗ lực này, chúng tôi không chỉ giúp cho người học phát triển trở thành các phiên bản tốt hơn mà còn đóng góp vào sự thành công của các doanh nghiệp tại Việt Nam."
Từ khi chuyển sang lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp, anh Nguyễn Xuân Bách cùng đội ngũ nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc đào tạo, quản lý con người, nổi bật trong số đó là “Nếu đào tạo nhân viên quá xuất sắc thì có sợ họ nghỉ việc làm cho công ty khác không?”. Trước câu hỏi này, anh đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình đó là vậy điều gì sẽ xảy ra nếu công ty có nhân viên làm việc không hiệu quả và không cải tiến trong công việc. Có phải là chúng ta đang kìm hãm sự phát triển con người hay không?”.
Chúng ta nên đầu tư vào phát triển nhân viên, bởi thứ nhất, vai trò đầu tiên của người lãnh đạo chính là phát triển nhân viên và khi nhân viên phát triển, đóng góp vào sự thành công của tổ chức, đó không chỉ là thành công trong lĩnh vực kinh doanh mà còn là một thành công lớn liên quan đến việc phát triển con người.
Thứ hai, khi người nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tạo ra giá trị cho tổ chức, họ tự cảm nhận được rằng mình là một phần quan trọng của thành công tổng thể. Như vậy nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó hơn với doanh nghiệp và ít có khả năng nghỉ việc vì nhiều trường hợp, nhân viên không rời bỏ doanh nghiệp, họ chỉ rời bỏ sếp. CEO Gitiho Việt Nam chia sẻ.
Xem thêm: Đào tạo và phát triển nhân sự có vai trò và lợi ích gì?
Đồng quan điểm về việc chúng ta nên coi đào tạo nhân viên là một khoản đầu tư chứ không phải chi phí, rất nhiều anh/chị đã được đưa ra ý kiến của mình trong Group HPLO (High Performance Learning Organization).
Chị Jenny Huynh chia sẻ quan điểm của mình đó là: “Cho đi và nhận lại. Bạn hãy luôn đặt mình trong tâm thế đó là hãy luôn cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy sự thành công của người khác. Trong đào tạo thì song song với các khóa đào tạo về kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp, không bao giờ thiếu được những khóa đào tạo về tư duy. Một công ty mạnh khi nhân sự có tư duy đúng với các giá trị đạo đức. Nhân viên sẽ luôn biết ơn những người đã giúp mình thành công”.
Hay một chia sẻ khác đó là: “Nếu như doanh nghiệp đào tạo được nhân viên quá xuất sắc thì bạn thừa khả năng nhân bản và đóng gói tới những người khác. Nên hãy quay lại xem năng lực và giá trị cốt lõi của công ty bạn đã đủ tốt hay chưa để giữ chân họ ở lại. Bạn chỉ có thể xây dựng được 1 vườn hoa đẹp, chứ không thể bắt chim chóc hoa bướm ở lại mãi được…”.
Như Giám đốc điều hành Sandler Training, ông Shaun Thomson đã từng khẳng định: “Đào tạo nên được coi là một khoản đầu tư chứ không phải là chi phí - doanh nghiệp cần đặt ra kỳ vọng về ROI ngay từ đầu để có câu trả lời chính xác cho việc lợi nhuận tạo ra từ đào tạo sẽ lớn hơn khoản đầu tư ban đầu”.
Xem thêm: Chi phí đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp bao nhiêu là đủ?