Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về điều kiện FOB trong Incoterm 2020 bao gồm những cập nhật mới liên quan đến điều kiện của FOB cũng như trách nhiệm của người bán và người mua. Chúng ta bắt đầu nhé!
Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics
Incoterm mô tả các quy tắc thương mại. Nó chủ yếu xác định việc phân bổ tất cả các yếu tố, rủi ro và chi phí liên quan đến giao dịch giữa người bán và người mua. Incoterm đã có những thay đổi từ năm 2020. Trong Incoterm FOB là một trong những quy tắc được sử dụng thường xuyên nhất trong vận tải hàng hải.
Theo các điều khoản của FOB - Giao hàng lên tàu (viết tắt của Free on Board), người bán thông quan hàng hóa để xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và xếp lên tàu tại cảng khởi hành được chỉ định. Trong khi, người mua chịu rủi ro và chi phí, bao gồm cả thuế và thủ tục nhập khẩu ngay sau khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi. FOB chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và địa điểm được gọi tên cùng FOB luôn là tên một cảng (FOB + Tên cảng xếp hàng). Nó không áp dụng trong trường hợp vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ hoặc đường sắt.
Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước người bán bao gồm: chi phí vận chuyển ra cảng, chi phí làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có). Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển.
Xem thêm: Những thông tin và ví dụ của Incoterm trong xuất nhập khẩu
Quy tắc FOB chỉ được sử dụng và duy nhất trong vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa. Việc sử dụng FOB không được khuyến khích cho việc vận chuyển container mà khuyến khích sử dụng các điều kiện thay thế phù hợp hơn là FCA và CIP. Đó là sự khác biệt so với Incoterms 2000, nơi FOB cũng được sử dụng để vận chuyển container.
Điều kiện FOB, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng nhưng để tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng. Theo điều kiện này, hàng hóa được chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu. Như vậy đoạn rủi ro của người bán trong trường hợp này là từ kho người bán đến khi hàng hóa được lên tàu, trong khi rủi ro của người mua là từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Ta có thể thấy đoạn rủi ro của người mua dài và cao hơn hẳn người bán. Vì vậy, trong điều kiện FOB, người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
Người bán chịu chi phí: | Người mua chịu chi phí: |
Chi phí thông quan xuất khẩu | Chi phí thông quan nhập khẩu |
Chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải quốc tế | Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. |
Bất kỳ chi phí nào liên quan đến hư hỏng hàng hóa trước khi chất hàng lên tàu. | Chi phí có thể xảy ra liên quan đến hư hỏng hoặc mất cắp hàng hóa sau khi xếp hàng hóa lên máy bay. |
Chi phí dở hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa |
Xem thêm: Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm
Hai điều kiện này giống nhau ở chỗ điểm chuyển giao rủi ro của chúng đều là cảng xếp hàng. Tuy nhiên chúng có những điểm khác nhau nổi bật như:
FOB + Tên cảng xếp hàng | CIF + Tên cảng đích |
Giao hàng lên tàu | Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí |
Người bán không có nghĩa vụ thuê tàu, đây là nghĩa vụ của người mua. | Người bán thuê đơn vị vận chuyển. |
Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí: Tại cảng xếp | Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp Điểm chuyển giao chi phí: Tại cảng dỡ |
Trong bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn khám phá khái niệm của điều kiện FOB trong Incoterm 2020, cũng như trách nghiệm của người mua và người bán trong FOB Incoterm. Hy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!
Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.
Tài liệu kèm theo bài viết