Phân loại các chứng từ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Lê Nguyễn Nhật Phương

Chứng từ bảo hiểm là một thủ tục vô cùng quan trọng được rất nhiều doanh nghiệp để tâm đến khi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy chứng từ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? Phân biệt các loại chứng từ bảo hiểm như thế nào? Gitiho sẽ cùng bạn khám phá trong bài viết dưới đây nhé! 

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Chứng từ bảo hiểm hàng hóa có vai trò hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và đảm bảo quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.  Trong đó quy định người bảo hiểm bồi thường cho những tổn thất, rủi ro xảy ra theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng bảo hiểm, bên cạnh đó người được bảo hiểm phải nộp cho tổ chức bảo hiểm phí bảo hiểm theo thỏa thuận. Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm

Hai bên thực hiện cam kết trên tinh thần tự nguyện, không có sự can thiệp của pháp luật hay một bên thứ ba. Trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

Phân loại các chứng từ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Chức năng của chứng từ bảo hiểm

- Chứng từ bảo hiểm là văn bản chứng nhận hàng hóa đã được bảo hiểm theo thỏa thuận giữa 2 bên là tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.

- Chứng từ bảo hiểm có vai trò giải quyết thiệt hại, rủi ro không mong muốn trên đường cận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Chứng từ bảo hiểm làm căn cứ giải quyết tranh chấp, khiếu nại và nhận bồi thường từ hãng bảo hiểm.

Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu về Packing List trong xuất nhập khẩu

Phân loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1. Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): Do tổ chức bảo hiểm cấp, quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của người bảo hiểm, người được bảo hiểm và các điều khoản về hàng hóa bảo hiểm, việc tính toán giá trị bảo hiểm. 

Nội dung trên một đơn bảo hiểm bao gồm:

- Ngày cấp, nơi kí kết hợp đồng

- Tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm

- Thông tin lô hàng: Tên, số lượng, trọng lượng

- Quy cách đóng gói, loại bao bì và kí hiệu hàng hóa

- Tên phương tiện vận chuyển

- Cảng xếp, dỡ hàng hóa

- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm

- Địa chỉ giám định viên bảo hiểm

- Phương thức và địa điểm trả tiền bồi thường

Phân loại các chứng từ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Xem thêm: Tìm hiểu về Master Bill of Lading (MBL) và House Bill of Lading (HBL) trong Xuất nhập khẩu

2. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm thông tin về hàng hóa được bảo hiểm và việc tính toán chi phí bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

Phân biệt đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm:

 

Đơn bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm

Nội dung

Nội dung của đơn bảo hiểm bao gồm đầy đủ các điều khoản như một hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm như các nguyên tắc, điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hiệu, khấu trừ, …

Các điều khoản không chi tiết, đầy đủ như đơn bảo hiểm. Nội dung trên giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ là các thỏa thuận bảo hiểm như thời hiệu, hình thức, giá trị bảo hiểm, … mà không có thông tin chi tiết về các thỏa thuận.

Tính chuyển nhượng

Đơn bảo hiểm bản gốc sẽ có chức năng chuyển nhượng. Người xuất khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa, thực hiện ký hậu và gửi cho người nhập khẩu, bây giờ người nhập khẩu sẽ trở thành người được hưởng bồi thường. 

Không có giá trị chuyển nhượng

Giá trị pháp lý

Có giá trị pháp lý trong việc tranh chấp, bồi thường trước pháp luật. 

Có giá trị pháp lý trước pháp luật. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận bảo hiểm không đầy đủ và chặt chẽ bằng đơn bảo hiểm.

Thời điểm phát hành

 

 

Trong trường hợp hàng hóa được giao chuyến một, người được bảo hiểm có xu hướng yêu cầu tổ chức bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm vì nó mang lại nhiều quyền lợi hơn về tính chuyển nhượng, giá trị pháp lý.

Trong trường hợp lô hàng được giao nhiều lần, giao từng phần, công ty bảo hiểm thường cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Những để đảm bảo quyền lợi cho mình, người được bảo hiểm nên yêu cầu chứng nhận bảo hiểm được cấp phải bao gồm đầy đủ nội dung như một đơn bảo hiểm.

 

3. Phiếu bảo hiểm (Insurance Cover Note): Chỉ mang tính chất tạm thời khoảng 1 tháng do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm vì vậy nó không có giá trị lưu thông và không có giá trị giải quyết tranh chấp.

Một số lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm

- Người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể khác nhau vì vậy trong trường hợp xảy ra rủi ro, người mua bảo hiểm phải ký hậu lên đơn bảo hiểm và chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho người nhận bảo hiểm. Đối với giấy chứng nhận bảo hiểm không thể chuyển nhượng, người được bảo hiểm phải nhờ người mua bảo hiểm bồi thường thay cho mình, người được bảo hiểm có đòi được bồi thường hay không phụ thuộc rất lớn vào thiện chí của người mua bảo hiểm.

- Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 110% trị giá hóa đơn hoặc lớn hơn phụ thuộc vào hợp đồng và thỏa thuận của 2 bên. Số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao.

- Bạn vẫn có thể mua chứng từ bảo hiểm cho hàng hóa ngay cả khi lô hàng đã giao, chỉ cần trên chứng từ bảo hiểm quy định “hiệu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng”.

Kết luận

Trong bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn khám phá về chứng từ bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu, cách phân biệt và một số lưu ý về chứng từ bảo hiểmHy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về xuất nhập khẩu và các kĩ năng chuyên ngành khác nhé!

Nằm lòng kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu với tệp "Kiến thức nền về Logistics" đính kèm.

Xem thêm: Tìm hiểu về các loại Invoice (hóa đơn) trong Xuất nhập khẩu

Tài liệu kèm theo bài viết

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông