Nhân viên tại các công ty ở Hoa Kỳ dành khoảng 2.8 giờ mỗi tuần để giải quyết các xung đột. Khoảng thời gian này tương đương với 359 tỷ đô la cho giờ làm việc bị lãng phí vào việc nhân viên, tổ chức mâu thuẫn. Con số này cũng tương đương với 385 triệu ngày làm việc chỉ để tranh cãi thay vì hợp tác.
Đây cũng là tình trạng xảy ra tại nhiều công ty Việt Nam, vậy làm thế nào để giải quyết xung đột trong doanh nghiệp một cách hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Gitiho.
Một số thống kê chỉ ra:
85% nhân viên gặp phải xung đột trong nơi làm việc
34% xung đột tại nơi làm việc xảy ra giữa các nhân viên tuyến đầu
49% xung đột tại nơi làm việc xảy ra do xung đột về tính cách và cái tôi
34% xung đột là do căng thẳng tại nơi làm việc
33% xung đột tại nơi làm việc là do khối lượng công việc quá lớn
Những con số này nói lên rằng xung đột không phải là hiện tượng hiếm gặp mà đây là một thách thức đối với các tổ chức hiện nay. Do đó, đào tạo lãnh đạo và nhân viên về giải quyết xung đột là rất quan trọng để duy trì môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả.
60% nhân viên chưa bao giờ tham gia các lớp quản lý xung đột cơ bản hoặc được đào tạo để giải quyết xung đột tại nơi làm việc. Trong đó những người từng tham gia, 95% nói rằng các khóa đào tạo giúp họ giải quyết được xung đột tại nơi làm việc một cách tích cực và đôi bên cùng có lợi.
Việc giải quyết xung đột tại nơi làm việc là một kỹ năng không thể thiếu đối với những ai làm lãnh đạo, quản lý hay kể cả với nhân viên nhằm tạo ra một môi trường hài hòa thông qua việc xử lý tranh chấp giữa các nhân viên và nhóm một cách hiệu quả để nâng cao năng suất và tinh thần làm việc của họ.
Chương trình đào tạo giải quyết xung đột nơi làm việc giúp cho các nhà lãnh đạo có khả năng quản lý xung đột nhóm một cách khéo léo, làm giảm đi sự nghiêm trọng trước khi chúng trở nên phức tạp và đảm bảo rằng nhân viên được quan tâm đầy đủ về nhu cầu của họ. Bằng cách ngăn ngừa xung đột ngay từ đầu, tổ chức có thể hạn chế thời gian và tiền bạc, tránh được những vụ kiện pháp lý hoặc sự rời đi của nhân viên.
Với nội dung “Giải quyết xung đột tại nơi làm việc”, tổ chức có thể tham khảo các khóa học online chất lượng từ nền tảng giáo dục hàng đầu Gitiho. Khóa học được giảng dạy bởi những chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, nội dung sát với thực tiễn giúp người học dễ dàng áp dụng vào thực tiễn, hình thành nên những cách giải quyết xung đột hiệu quả nhất.
Khóa học “Quản lý xung đột nhóm và gắn kết nhân viên” được rất nhiều nhà quản lý lựa chọn hiện nay. Khóa học sẽ tập trung vào việc làm thế nào để gắn kết nhân viên trong tổ chức, khiến cho nhân viên có động lực làm việc và luôn đồng hành cùng công ty. Đây chính là một trong những cách hạn chế xung đột giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo, không những thế còn làm tăng doanh thu và tăng hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, giảng viên sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý xung đột trong đội nhóm từ việc nhận biết dấu hiệu có mâu thuẫn, nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và đề xuất cách xử lý khéo léo nhất.
Khóa học “Kỹ năng giải quyết xung đột dành cho nhà quản lý” giúp bạn có những nhận thức cơ bản về xung đột trong công việc, cuộc sống và trong các mối quan hệ với người khác và với bản thân mình. Giảng viên sẽ đưa ra những phương pháp giải quyết xung đột hữu ích có thể áp dụng ngay lập tức sau khi bạn hoàn thành khóa học.
Xung đột tại nơi làm việc có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như mục tiêu làm việc có sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm… Dưới đây là một số loại xung đột phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải:
Giả sử bạn có 2 nhân viên có phong cách và quan điểm làm việc khác nhau. Khi có phải làm việc với nhau, có thể sẽ có xung đột về cách thực hiện công việc. Loại xung đột này được gọi là xung đột giữa cá nhân với cá nhân và có khả năng sẽ dẫn đến giảm năng suất hoặc thậm chí là bạo lực nếu như không được giải quyết một cách kịp thời.
Xung đột trong tổ chức xảy ra khi mục tiêu của nhóm hoặc của bộ phận đối lập với mục tiêu của nhân sự. Ví dụ như nếu 2 nhóm có các mục tiêu và cách tiếp cận trái ngược lại, điều đó có thể dẫn đến căng thẳng giữa họ và cản trở tiến độ công việc.
Xung đột văn hóa xảy ra khi các nhân viên có sự khác biệt về cách hành xử, giá trị, quan niệm sống khi nhân viên đến từ các vùng miền khác nhau. Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm, mâu thuẫn và khó khăn khi làm việc cùng nhau. Đây là điều khó có thể tránh khỏi trong bất kỳ tổ chức nào nhưng nếu tổ chức xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì chắc chắn vấn đề này sẽ được cải thiện.
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, chuẩn mực về hành vi, niềm tin, nhận thức, cách tư duy mà khi đứng trước một sự việc, các thành viên trong tổ chức sẽ đưa ra những quyết định, phản xạ giống nhau.
Tại Công ty giáo dục Gitiho có 6 giá trị cốt lõi (văn hóa doanh nghiệp) mà mỗi nhân viên đều phải tuân thủ theo là tập trung vào điều quan trọng, cùng nhau làm việc đúng, trân trọng lời nói, giao tiếp trọn vẹn, xem bản thân là nguồn gốc của sự việc, trải nghiệm wow…
Ví dụ như giá trị cốt lõi là Integrity có nghĩa là trân trọng lời nói, tất cả mọi người đều phải trân trọng lời nói của chính mình, nói gì làm nấy, lời nói đã nói ra là phải thực hiện, nếu không thực hiện được thì cần phải đưa ra lời cam kết mới.
Để giải quyết xung đột, bạn nên quan tâm đến nhân viên và tổ chức để có thể nhìn ra những dấu hiệu xung đột và đưa ra các cách giải quyết hợp lý nhất. Tham khảo ngay cách làm dưới đây:
Để có thể giải quyết xung đột, đem lại sự hài lòng cho cả 2 bên thì trước hết bạn phải nhận biết được các dấu hiệu xung đột như:
1. Nhân viên không hoàn thành công việc đúng hạn
Khi nhân viên cảm thấy mình bị mất động lực, chán nản thì rất khó để họ có thể tập trung và dành tâm huyết vào công việc. Như vậy, chất lượng công việc mà họ hoàn thành sẽ rất thấp. Có thể vẫn là công việc đó nhưng trước đó họ làm đạt 8-9/10 nhưng khi không còn hứng thú với công việc, đội nhóm nữa thì công việc đó chỉ đạt 4-5/10.
Xem thêm: 9 loại động lực nơi làm việc giúp bạn đạt được mục tiêu
2. Công ty, đội nhóm không có sự đoàn kết
Đội nhóm không thể hiện sự đoàn kết, làm việc đơn lẻ, không hỗ trợ nhau trong công việc chính là một trong số dấu hiệu của việc mâu thuẫn xảy ra.
Xem thêm: 7 chiến lược gắn kết nhân viên hiệu quả tại nơi làm việc
3. Nhân viên có hành vi phản ứng tiêu cực khi nhận được yêu cầu công việc hoặc bất cứ thông tin nào từ lãnh đạo
Sự phản ứng tiêu cực này có thể là sự phản đối, khó chịu, thậm chí từ chối thực hiện công việc hoặc chỉ làm cho có. Điều này xảy ra khi nhân viên không hài lòng về quyết định hoặc yêu cầu từ lãnh đạo.
4. Thành viên trong đội nhóm không sẵn sàng lắng nghe
Điều gì sẽ xảy ra nếu như các thành viên không sẵn sàng lắng nghe nhau hay đơn giản nhân viên của bạn không lắng nghe những gì bạn nói. Điều này sẽ tạo nên một không khí ngột ngạt tại nơi làm việc, sự căng thẳng bao trùm. Từ sự căng thẳng đó làm cho sự hợp tác hay tinh thần, sự gắn kết giữa các nhân viên giảm đi.
5. Nhân viên không tuân thủ các yêu cầu được đặt ra trong nhóm
Khi nhân viên không tuân thủ các quy tắc, văn hóa doanh nghiệp có thể làm mất lòng tin và gây ra xung đột. Điều này thường xảy ra khi các thành viên không đồng tình với quyết định hoặc yêu cầu của công ty, tức là văn hóa của nhân viên và văn hóa doanh nghiệp không có sự đồng nhất.
6. Luôn đổ lỗi hoặc trốn tránh trách nhiệm khi mắc lỗi
Đây là một trong các biểu hiện thường gặp để nhận biết dấu hiệu xung đột tại nơi làm việc. Nhân viên không dám đối diện với những việc mà họ làm sai, họ luôn bao biện cho mình bởi những lý do mà họ tự nghĩ ra thay vì nhận lỗi và sửa sai.
7. Tỷ lệ nghỉ việc cao
Nếu nhân viên thường xuyên nghỉ làm với lý do có việc bận hay tỷ lệ nghỉ việc đột ngột tăng cao, điều này có thể nói lên rằng nhân viên có sự không hài lòng hoặc họ đang stress, căng thẳng trong tổ chức. Đây chính là dấu hiệu của môi trường làm việc không tích cực hoặc xung đột vẫn chưa thật sự được giải quyết.
Sau khi nhận thấy dấu hiệu xung đột tại nơi làm việc, bạn nên nghĩ đến việc giải quyết chúng như thế nào.
Đầu tiên là cần tạo nên bầu không khí thoải mái và cởi mở, nơi mọi người cảm thấy có thể chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ hãi. Như vậy, quản lý và mọi người xung quanh nên thể hiện sự lắng nghe tích cực, không phán xét và tạo nên môi trường mà mỗi bên đều cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe.
Khi cả hai bên có thể bình tĩnh ngồi lại nói chuyện với nhau, đã đến lúc xác định nguyên nhân của sự xung đột và cùng đưa ra giải pháp. Hãy nhớ rằng không nhất thiết phải có giải pháp duy nhất, thay vào đó, tập trung vào việc tìm một giải pháp có lợi cho tất cả mọi người.
Cuối cùng, điều cần thiết là phải theo dõi mối quan hệ của cả 2 bên và đảm bảo rằng xung đột đã được giải quyết êm đẹp. Điều này được thể hiện qua những cuộc nói chuyện thân mật, cách làm việc cùng nhau.
Giải quyết xung đột là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có. Nó có thể giúp bạn quản lý những bất đồng giữa nhân viên và nhóm, cùng lúc thúc đẩy sự hợp tác và tạo ra môi trường làm việc lành mạnh.
Bằng cách giải quyết xung đột một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể tạo ra môi trường lành mạnh, nơi mà nhân viên cảm thấy thoải mái khi bày tỏ ý kiến của mình, từ đó giúp cải thiện mối quan hệ giữa thành viên trong nhóm và cuối cùng là tăng năng suất.
Khi mọi mâu thuẫn được hóa giải, 2 bên đều hiểu ra vấn đề và có những bài học cho riêng bản thân mình thì họ có thể quay trở lại làm việc với năng lượng và sự tập trung mới. Chính năng lượng này có thể làm giảm mức độ căng thẳng và nâng cao tinh thần làm việc.
Giải quyết xung đột cũng có những tác động tích cực đến văn hóa công ty. Những nhân viên cảm thấy ý tưởng và quan điểm của họ được đánh giá cao sẽ có nhiều khả năng họ gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Xung đột không được giải quyết hay cách giải quyết không làm thỏa mãn 2 bên rất có thể dẫn đến sự không hài lòng và căng thẳng trong công việc, khiến nhân viên phải nghỉ việc. Bằng cách giải quyết xung đột một cách hợp tình hợp lý, tỷ lệ nghỉ việc sẽ giảm xuống và tiết kiệm được chi phí tuyển nhân viên mới và đào tạo họ.
Trên đây là bài viết về cách nhận biết và giải quyết xung đột tại doanh nghiệp một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào tại nơi làm việc. Bằng cách trang bị cho đội ngũ lãnh đạo các chiến lược hiệu quả để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp một cách nhanh chóng và thành công, nhờ đó xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, nơi mà tất cả nhân viên đều được lắng nghe và tôn trọng thật sự.