Hầu hết những người đi làm đều trải qua áp lực và căng thẳng liên quan đến công việc. Dù được làm công việc mình yêu thích nhưng đôi lúc cũng sẽ có những mệt mỏi. Trong thời gian ngắn, áp lực có thể đến từ việc phải hoàn thành nhiều công việc hay giải quyết những vấn đề khó khăn. Nếu sự lo âu kéo dài, bạn có thể sẽ gặp vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Vậy quản lý, lãnh đạo nên làm gì để cải thiện tình trạng này và giúp nhân viên của mình hạnh phúc mỗi ngày. Cùng Gitiho tìm hiểu 8 cách tốt nhất giúp giảm stress tại nơi làm việc trong bài viết dưới đây!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Đây chắc chắn là những vấn đề mà bất kỳ nhân sự nào cũng đã từng gặp trong tổ chức của họ:
Một số nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng tại nơi làm việc bao gồm khối lượng công việc quá nhiều (46%); các vấn đề với đồng nghiệp, người giám sát hoặc khách hàng (28%); cân bằng giữa công việc và cuộc sống không hiệu quả (20%) và không cảm thấy an toàn về công việc (6%).
1. Áp lực công việc
Áp lực công việc là một trong những nguyên nhân chính gây ra stress tại nơi làm việc. Khi công việc quá tải, deadline gấp, hoặc yêu cầu kỹ thuật cao, nhân viên có thể cảm thấy áp lực và căng thẳng.
2. Không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, quản lý
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nơi làm việc căng thẳng đều có những điểm chung như:
Nhân viên phải đối mặt với khối lượng công việc quá nhiều khiến họ kiệt sức
Nhân viên bị kiểm soát bởi người quản lý
Các thành viên trong nhóm không hỗ trợ, giúp đỡ
Như vậy, việc thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp làm tăng mức độ lo âu của nhân viên. Thắc mắc của họ không được ai giải đáp, công việc không được ai hướng dẫn, cũng không ai chia sẻ kiến thức với họ khiến cho họ có nhiều suy nghĩ tiêu cực và có xu hướng nhận lỗi về mình. Lâu dần, nhưng suy nghĩ tiêu cực tạo nên stress và khiến họ không có động lực đi làm cũng như phát triển trong công việc.
3. Thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Nếu nhân viên phải làm việc quá nhiều hoặc không có thời gian nghỉ ngơi và giải trí, họ có thể bị stress do thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
4. Không được cấp trên công nhận và đánh giá công bằng
Bạn là người luôn có những đóng góp, cống hiến hết mình cho tổ chức nhưng cấp trên lại không công nhận và thậm chí là có những đánh giá không công bằng. Chắc chắn suy nghĩ đầu tiên là ngờ vực về bản thân mình. Sự tự tin và tinh thần làm việc của bạn dần giảm đi, bạn luôn lo lắng về khả năng của mình và không có động lực để phát triển bản thân.
Nếu cứ tiếp diễn, bất kỳ nhân viên nào cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề và stress. Thậm chí họ có thể rời đi bất cứ lúc nào và nguy cơ tổ chức mất đi nhân sự tiềm năng là rất cao.
5. Quản lý không hiệu quả
Quản lý không hiệu quả là một trong những lý do gây ra stress cho nhân viên. Sự thiếu rõ ràng về nhiệm vụ, thiếu hỗ trợ và phản hồi từ quản lý, hay sự thiếu công bằng trong việc phân công công việc cũng có thể gây ra căng thẳng và stress.
Xem thêm: Quản lý nhân sự là gì? 5 bước quản lý nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp thời 4.0
6. Môi trường làm việc không lành mạnh
Mỗi người dành thời gian 8 tiếng mỗi ngày cho công ty, tổ chức và thậm chí có những người ở công ty còn nhiều hơn là ở nhà của mình. Vì vậy môi trường làm việc là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo hứng thú cũng như cảm hứng để làm việc. Nếu tổ chức có môi trường toxic như thường xuyên nói xấu nhau, xảy ra xung đột, giám sát quá mức, cạnh tranh khốc liệt, sự giả tạo hay không gian làm việc không thoải mái có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của nhân viên.
Xem thêm: Làm thế nào để tạo ra một nền văn hóa làm việc tích cực?
7. Không có điều kiện và cơ hội phát triển bản thân
Khi nhân viên không thấy cơ hội phát triển và không có triển vọng trong công việc, họ có thể cảm thấy bế tắc và không có động lực để cố gắng.
Ngoài ra, không được tiếp cận với chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng, nhân viên phần đông cảm thấy bị bỏ lại phía sau và không nhận được sự quan tâm từ tổ chức. Điều này tạo ra sự căng thẳng và không hài lòng trong môi trường làm việc.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây ra stress cho nhân viên, từ áp lực công việc, thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đến môi trường làm việc không lành mạnh và sự thiếu hỗ trợ, công nhận từ quản lý và đồng nghiệp. Các tổ chức cần quan tâm và giải quyết các vấn đề trên để tạo môi trường làm việc tích cực, giảm lo âu cho đội ngũ nhân sự của mình.
Xem thêm: Đào tạo và phát triển nhân sự có vai trò và lợi ích gì?
Các nghiên cứu ước tính rằng căng thẳng tiêu tốn của các doanh nghiệp Hoa Kỳ khoảng 300 tỷ đô la hàng năm. Sự gia tăng của khối lượng công việc, sự thiếu an toàn trong công việc đẩy nhân viên vào tình trạng áp lực và mức độ hài lòng của họ giảm đi đáng kể. Trên thực tế, những hậu quả tiêu cực cho căng thẳng gây ra đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố là “Mối nguy hiểm toàn cầu”.
Lãnh đạo, quản lý nên nhận thức rõ ràng về việc này và thực hiện những biện pháp để đẩy lùi stress, tạo nên không khí làm việc thoải mái.
Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực và hỗ trợ là một biện pháp để giảm stress tại nơi làm việc cho nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ cân bằng công việc và cuộc sống, khuyến khích sự hợp tác và đồng đội, tạo điều kiện để học hỏi và phát triển nghề nghiệp.
Sức khỏe của nhân viên cũng là một trong những yếu tố mà lãnh đạo, quản lý nên quan tâm đến nhân viên của mình. Trong đó, học cách sống lành mạnh và tập thể dục là 2 trong số những vũ khí tốt nhất để bạn chống lại căng thẳng tại nơi làm việc.
Tập thể dục vừa giúp nhân viên rèn luyện sức khỏe, vừa là cách để thoát khỏi sự căng thẳng trong công việc để tập trung vào công việc trước mắt. Hơn nữa, nó cũng cải thiện tâm trạng con người bằng cách tăng sản xuất endorphin - một chất truyền thần kinh tạo cảm giác tốt cho não bộ.
Gợi ý một số hình thức quan tâm sức khỏe nhân viên như:
Khuyến khích nhân viên đi dạo trong giờ nghỉ trưa
Phát động cuộc thi chạy bộ trong tổ chức sau mỗi giờ tan làm hoặc cuối tuần và trao thưởng cho những người đạt được mục tiêu
Cung cấp đồ ăn nhẹ tại văn phòng
Tại Gitiho, thường xuyên có những “happy hour” trong những giờ làm việc để gắn kết và giảm căng thẳng cho nhân viên. Đây gọi là “một giờ hạnh phúc”, nhân viên sẽ tạm gác lại công việc để nghỉ ngơi, nói chuyện với mọi người, cùng ăn uống và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.
Ngoài “happy hour”, tại Gitiho còn có một khu vực quầy kẹo, cafe, trà… luôn có sẵn cho toàn bộ nhân viên. Điều này giúp nhân viên có thể “chống đói”, nạp năng lượng và lúc nào cũng tràn đầy sức khỏe, tinh thần cống hiến vì công việc.
Theo nhiều nghiên cứu, nhân viên cảm thấy có giá trị khi họ nghĩ rằng tổ chức đang quan tâm đến sức khỏe của họ. Theo một khảo sát của Peapod.com, báo cáo rằng 66% nhân viên cảm thấy cực kỳ hạnh phúc khi lãnh đạo thường xuyên cung cấp đồ ăn cho nhân viên, 83% nói rằng công ty luôn có sẵn đồ ăn nhẹ và tốt cho sức khỏe là một đặc quyền rất lớn.
Nhận biết các triệu chứng căng thẳng của nhân viên là rất quan trọng để tổ chức hỗ trợ và giúp họ giảm căng thẳng tại nơi làm việc. Dưới đây là một số triệu chứng căng thẳng thường gặp mà nhân viên có thể trải qua:
Sự mệt mỏi: Nhân viên trở nên mệt mỏi hơn bình thường và cảm thấy mệt suốt cả ngày dù đã có giấc ngủ đủ.
Khó tập trung và không tập trung: Căng thẳng làm giảm khả năng tập trung của nhân viên và làm họ khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày.
Thay đổi tâm trạng và cảm xúc: Nhân viên trở nên bất ổn về tâm trạng, dễ bị tổn thương, hay cảm thấy khó chịu và lo lắng hơn bình thường.
Giảm hiệu suất làm việc: Căng thẳng làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên, khiến họ hoàn thành công việc chậm hơn và không đạt được kết quả như mong đợi.
Tăng cảm giác lo lắng và bất an: Căng thẳng làm tăng cảm giác lo lắng, bất an và căng thẳng trong tâm hồn của nhân viên.
Tiếp xúc xã hội giảm: Nhân viên trở nên tránh tiếp xúc xã hội và cảm thấy xa lánh đồng nghiệp và đồng đội.
Triệu chứng thể chất: Căng thẳng gây ra các triệu chứng thể chất như đau đầu, mệt mỏi, đau cơ và cơ bắp, tiêu chảy, tăng huyết áp và giảm miễn dịch.
Tăng cảm giác cáu gắt và khó chịu: Nhân viên trở nên dễ cáu gắt và khó chịu hơn, thậm chí là trong những tình huống không đáng có.
Giảm động lực và đam mê công việc: Căng thẳng làm giảm động lực và đam mê công việc của nhân viên, khiến họ cảm thấy thiếu động lực và không còn yêu thích công việc hiện tại.
Nếu bạn là người quản lý hoặc đồng nghiệp của nhân viên, hãy quan sát và lắng nghe họ một cách tôn trọng để nhận biết các triệu chứng lo âu. Khi phát hiện ra các triệu chứng này, hãy cung cấp hỗ trợ, khích lệ họ nghỉ ngơi và giảm căng thẳng, hoặc đề xuất họ tìm đến chuyên gia tư vấn nếu cần thiết. Chăm sóc và hỗ trợ nhân viên giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và lành mạnh, từ đó giảm căng thẳng và nâng cao hiệu suất làm việc của tổ chức.
Ngoài căng thẳng trong công việc thì có rất nhiều căng thẳng đến từ môi trường làm việc. Ví dụ như môi trường làm việc bừa bộn, không có cây xanh, thiếu ánh sáng, cơ sở vật chất không đảm bảo… Chính những lý do đó cũng tạo nên sự chán nản, không có cảm hứng làm việc của nhân viên và lâu ngày dẫn đến stress.
Cho phép làm việc với giờ giấc linh hoạt và làm việc từ xa nên có trong quy định công ty bạn. Tuy nhiên, cần có sự rõ ràng trong việc này tránh sự lạm dụng quá mức của nhân viên. Ví dụ như trong 1 tháng bạn có thể cho phép nhân viên được đi làm muộn 1 - 2 tiếng mà không bị phạt chẳng hạn. Bên cạnh đó hỗ trợ nhân viên được làm online khi xảy ra điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc những hôm họ không muốn đến công ty.
Những hoạt động truyền thông nội bộ nếu được thực hiện đúng cách có tác động thành công đến môi trường làm việc và tinh thần của nhân viên. Thông qua đó nhân viên được cung cấp đầy đủ thông tin về tổ chức, tăng cường sự tương tác giữa các nhân viên, phòng ban với nhau và nâng cao tinh thần gắn kết nội bộ.
Nhân viên hầu như đều thích được khen ngợi khi họ hoàn thành tốt công việc và được lãnh đạo công nhận sự đóng góp của họ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Sự ghi nhận còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên, xây dựng môi trường làm việc tích cực, tăng sự gắn kết của nhân viên và thúc đẩy nhân viên phát triển trong công việc.
Xem thêm: Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả
Một trong những cách để bạn thực hiện việc ghi nhận nhân viên là:
Lời cảm ơn trực tiếp hoặc qua một tấm thiệp, email.
Thưởng tiền cho nhân viên hoặc tặng nhân viên phiếu ưu đãi, khóa học.
Tuyên dương cá nhân, đội nhóm xuất sắc lên fanpage, hội/nhóm chung của công ty.
Cảm ơn nhân viên thông qua ngày “Ngày hội cảm ơn nhân viên” do Cộng đồng Học làm sếp phát động.
Tại Gitiho, văn hóa ghi nhận được lãnh đạo và nhân viên hưởng ứng rất tích cực. Bằng cách nói lời cảm ơn, sự khen ngợi… mỗi nhân viên đều tạo nên những giá trị tích cực trong tổ chức.
Như đã đề cập ở trên, nhân viên không nhận được sự hỗ trợ trong công việc từ người quản lý hay đồng nghiệp là lý do lớn nhất dẫn đến căng thẳng tại nơi làm việc. Bạn cứ thử tưởng tượng rằng, khi bạn làm việc tại môi trường mới, có rất nhiều thứ mà bạn không biết, nhưng khi đi hỏi đồng nghiệp thì điều mà bạn nhận được là sự thờ ơ và hời hợt. Điều đó khiến cho bạn nghĩ rằng “có phải mọi người không thích mình không nhỉ?”, “có phải mình đã làm điều gì sai với mọi người không?”, và như thế khiến bạn rời xa tổ chức và thực hiện công việc không hiệu quả.
Vì vậy là một lãnh đạo hay bộ phận Hr, bạn nên khuyến khích việc hỗ trợ công việc lẫn nhau trong tổ chức mình thông qua việc thúc đẩy giao tiếp thường xuyên, tạo nên văn hóa hợp tác chứ không phải cạnh tranh…
Bằng cách thực hiện các biện pháp giảm stress tại nơi làm việc và tạo ra môi trường tích cực, nhân viên của bạn sẽ ngày càng hạnh phúc, tinh thần làm việc tốt hơn và có động lực hơn trong công việc. Những nhân viên hạnh phúc làm việc hiệu quả hơn nhiều so với những nhân viên hay gặp stress trong công việc, họ cũng thường xuyên có những ý tưởng đóng góp đầy sáng tạo đối với các chiến lực của tổ chức và hơn hết là tạo nên môi trường gắn kết, thân thiện và chân thành.
Theo một số nghiên cứu cho biết:
Những nhân viên hạnh phúc có năng suất cao hơn tới 20% so với những nhân viên thường xuyên stress. Đặc biệt, với nhân viên bán hàng, hạnh phúc thậm chí còn có tác động mạnh mẽ hơn, giúp tăng doanh số bán hàng lên 37%.
Căng thẳng quá mức tại nơi làm việc không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên mà còn đối với người lao động. Như đã đề cập như trên, stress trong công việc gây ra tổn thất khoảng 300 tỷ đô la bởi nhân viên vắng mặt, nghỉ việc, năng suất giảm. Vì vậy thực hiện 8 cách giảm stress cho nhân viên tại nơi làm việc giúp nhân viên trở nên hạnh phúc và gắn kết với tổ chức, từ đó tạo ra hiệu suất công việc cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!