Chế độ kế toán theo thông tư 200 và thông tư 133 có gì khác nhau? Trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt chế độ kế toán chi tiết, dễ hiểu. Hãy cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!
Bộ Tài Chính đã chia ra các loại hình doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa & nhỏ và doanh nghiệp lớn. Đồng thời, Bộ cũng ban hành các thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán theo loại hình doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, có các thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán là:
Được ban hành để thay thế cho chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư này được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn.
Được ban hành để hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông tư này thay thế cho quyết định 48/2016/QĐ-BTC.
Chúng mình đã để nội dung 2 thông tư này ở mục "Tài liệu đính kèm" ở ngay đầu bài viết, các bạn hãy tải về để tham khảo nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT chính xác cho kế toán
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn chuyển đổi trở lại theo TT133/2016/TT/BTC thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo cho cơ quan thế quản lý trước khi năm tài chính bắt đầu.
Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc loại áp dụng chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC thì các bạn vẫn được phép chuyển đổi TT133/2016/TT/BTC. Nếu muốn chuyển đổi thì các bạn nộp công văn yêu cầu chuyển đổi chế độ kế toán. Tương tự như tường hợp ở trên, các bạn cũng phải nộp trước khi niên độ kế toán bắt đầu.
Trong trường hợp khi đã bắt đầu năm tài chính thì doanh nghiệp mới có nhu cầu chuyển đổi thì bạn vẫn nộp công văn như bình thường. Nếu thời điểm đó vào đầu năm tài chính thì khả năng được duyệt chuyển đổi sẽ khá cao các bạn nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra hóa đơn hợp lệ và quản lý danh mục đối tác
Để phân biệt được chế độ kế toán thì bạn phải xác định được loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là bảng tiêu chỉ xác định loại hình doanh nghiệp dựa theo lĩnh vực kinh doanh:
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn được học những kiến thức hay về kế toán thì hãy tham gia khóa học kế toán dưới đây:
Khóa học dành cho tất cả các bạn có nhu cầu học kiến thức và kỹ năng để trở thành một kế toán tổng hợp. Các bài giảng chi tiết được sắp xếp đi từ cơ bản đến nâng cao để mọi người đều có thể học được. Đăng ký ngay nhé!
Trong bảng hệ thống tài khoản của 2 thông tư sẽ có sự khác nhau như sau: Thông tư 133/2016/TT/BTC được áp dụng doanh nghiệp vừa & nhỏ, siêu nhỏ nên hệ thống tài khoản được lược bớt một số phần. Còn các doanh nghiệp áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC thì hệ thống tài khoản đầy đủ và chi tiết hơn.
Lưu ý: Trên thực tế, có trường hợp doanh nghiệp thuộc loại hình mà sẽ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT/BTC nhưng trong quá trình làm việc bạn lại cần phải quản lý chi tiết về hệ thống tài khoản. Ví dụ: Bạn làm việc trong doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp hay sản xuất thì các bạn nên chuyển đổi sang chế độ kế toán của thông tư 200/2014/TT-BTC để hạch toán chi tiết.
Khi bạn sử dụng chế độ kế toán nào thì phải nhìn theo các tài khoản của chế độ đó để việc hạch toán được chính xác.
Ví dụ: Các chi phí trực tiếp như nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp hoặc các chi phí sản xuất chung trong Thông tư 200/2014/TT-BTC thì vẫn có các tài khoản đầu 621, 622, 627 nhưng ở Thông tư 133/2016/TT/BTC thì không có. Vì vậy, bạn sẽ hạch toán toàn bộ vào tài khoản 154.
Sự khác biệt trong tài sản cố định thì có thể thấy rõ rằng doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT/BTC thì sẽ sử dụng các tài khoản 2111, 2112, 2113. Trong Thông tư 200/2014/TT-BTC thì vẫn theo chế độ kế toán cũ là vẫn sử dụng chi tiết các tài khoản 2111, 2112, 2113, 2114, 2115, 2118,... bạn có thể tham khảo thêm trong hình ảnh dưới đây:
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sổ kế toán chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá trên Excel
Trong Thông tư 200/2014/TT-BTC vẫn có tài khoản giảm giá như Thông tư 133/2016/TT/BTC. Tuy nhiên khi giảm giá hàng bán thì chúng ta sẽ giảm trực tiếp trên tài khoàn 511 từ doanh thu bán hàng.
Xem hình ảnh dưới đây bạn có thể thấy bên thông tư 133 không có các tài khoản chi tiết như bên thông tư 200:
Doanh nghiệp sẽ cần có:
Doanh nghiệp sẽ cần có:
Xem thêm: Một vài thuật ngữ quan trọng trong kế toán cho người mới bắt đầu
Như vậy, bài viết này chúng mình đã trình bày những điểm khác nhau của Thông tư 133/2016/TT/BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC để các bạn biết cách phân biệt chế độ kế toán dựa theo quy định hiện hành. Chúc các bạn học tập hiệu quả!
Tài liệu kèm theo bài viết
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!