Mẫu bảng chấm công chuẩn thông tư 133 mới nhất năm 2022

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Chấm công là công việc thường xuyên và quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn. Để ghi nhận công của nhân viên, doanh nghiệp sẽ sử dụng bảng chấm công. Vậy, xây dựng bảng chấm công thế nào là phù hợp nhất? Trong bài viết này, Gitiho sẽ chia sẻ với bạn mẫu bảng chấm công chuẩn theo thông tư 133/2016/TT-BTC và cách điền vào bảng chấm công nhé!

Bảng chấm công là gì?

Khái niệm bảng chấm công

Bảng chấm công là căn cứ để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Bảng chấm công không chỉ giúp bộ phận quản lý có thể đánh giá được sự chuyên cần, tích cực, hiệu quả công việc và tần suất vắng mặt của từng nhân viên, từ đó có sự khích lệ động viên hoặc nhắc nhở kịp thời; mà còn là chứng từ quan trọng để tính lương thưởng mỗi tháng cho nhân viên. 

Hiện nay ở một số doanh nghiệp, việc chấm công không diễn ra quá khắt khe hoặc không cần chấm công. Tuy nhiên, chấm công vẫn là công việc diễn ra thường xuyên và quan trọng ở hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn. 

Các hình thức chấm công

Tùy thuộc vào tính chất công việc, mô hình hoạt động của mình mà doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn hình thức chấm công khác nhau. Tuy nhiên, có hai hình thức chấm công phổ biến mà các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thường sử dụng:

Chấm công theo ngày

  • Nhân viên thực hiện chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ngày làm việc. 
  • Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thường áp dụng hình thức chấm công này: Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có nhân viên làm việc theo giờ hành chính (thường là 7,5 - 8 tiếng/ngày)
  • Dựa vào bảng chấm công theo ngày, người phụ trách việc chấm công sẽ tập hợp lại và tính ra bảng chấm công theo tháng.

Chấm công theo ca (hoặc theo giờ)

  • Người lao động chấm công theo quy định về số ca và số giờ làm bên cạnh theo ký hiệu tương ứng.  
  • Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức chấm công này: Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có nhân viên làm theo ca, làm bán thời gian (part time), khối lượng công việc được tính theo giờ, có chia ngày làm việc thành nhiều ca làm khác nhau.

Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Có mấy mẫu bảng chấm công?

Phụ thuộc vào hình thức chấm công mà doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị lựa chọn mà sử dụng bảng chấm công sao cho phù hợp. Một số mẫu bảng chấm công thường gặp là: 

  1. Bảng chấm công theo ngày
  2. Bảng chấm công làm thêm giờ: Ghi nhận giờ làm thêm của người lao động, là căn cứ để tính thời gian nghỉ bù hoặc quy thành tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
  3. Bảng chấm công sản xuất: Ghi nhận công của nhân viên, công nhân trong các phân xưởng sản xuất, làm cơ sở tính lương. 
bang-cham-cong
Bảng chấm công làm thêm giờ theo Mẫu 01b-LĐTL, Thông tư 133/2016/TT-BTC

Trong bài viết này, Gitiho sẽ chia sẻ với bạn bảng chấm công đính kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Xem thêm: Hướng dẫn lập bảng chấm công theo ca và làm thêm giờ trên Excel

Một số quy ước trong bảng chấm công

  • X: Công trong giờ ngày thường (8 tiếng). Nếu ít hơn 8 giờ thì ghi rõ số giờ
  • P: Nghỉ phép hưởng lương
  • L: Nghỉ lễ hưởng lương
  • TC: Tăng ca ngày chủ nhật (đối với tăng ca đủ 8 tiếng). Nếu ít hơn 8 tiếng thì ghi số giờ
  • TCL: Tăng ca ngày lễ (đối với tăng ca đủ 8 tiếng). Nếu ít hơn 8 tiếng thì ghi số giờ
  • NB: Nghỉ bù hưởng lương
  • TB: Nghỉ bù không tính lương
  • KL: Nghỉ không lương
  • TS: Nghỉ thai sản
  • Nghỉ nửa ngày không lương: 1/2K
  • Nghỉ nửa ngày tính phép: 1/2P
  • T: Nghỉ tai nạn
  • Cô: Nghỉ con ốm
  • Ô: Nghỉ ốm, điều dưỡng
  • NN: Làm nửa ngày công
  • N: Ngừng việc
  • SP: Lương sản phẩm
  • Ngày công quy định: 8 giờ/ngày

Xem thêm: Chia sẻ file mẫu bảng tính lương Excel theo thông tư 133

Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133

Bạn có thể tải mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133 ở cuối bài viết nhé!

bang-cham-cong
Mẫu bảng chấm công 01a-LĐTL theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Cách điền bảng chấm công theo Thông tư 133

Cách ghi bảng chấm công như sau:

  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên của từng nhân viên trong bộ phận
  • Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ 
  • Cột 1 đến 31: Ghi các ngày trong tháng chấm công (từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng)
  • Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng nhân viên
  • Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương tương ứng của từng nhân viên
  • Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng nhân viên trong tháng. 

Người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công sau đó chuyển bảng chấm công cùng chứng từ liên quan sang bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu để quy ra công thực tế cuối cùng và tính lương, bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân (nếu có) vào cuối mỗi tháng.

Xem thêm: Cách sử dụng Excel để xử lý dữ liệu của máy chấm công

Tổng kết

Theo dõi, ghi chép đúng bảng chấm công là căn cứ quan trọng để đánh giá nhân viên và tính lương, thưởng chính xác cho nhân viên. Vì vậy, bộ phận quản lý việc chấm công cần đặc biệt lưu ý thiết kế và sử dụng bảng chấm công sao cho phù hợp, tiện lợi với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và đảm bảo tính chi tiết, chính xác.

Chúc bạn học tốt!

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông