Như chúng ta đã biết, trong một bản chứng từ L/C sẽ chứa rất nhiều các thông tin quan trọng về CNEE lẫn Shipper nhằm đảm bảo tính chính xác khi cả hai bên giao thương. Nhưng để đọc được một chứng từ L/C và nắm được thông tin từ các cụm từ, con số trong chứng từ L/C thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về cách dịch chứng từ L/C trong xuất nhập khẩu một cách chính xác nhất.
Đọc thêm: Tìm hiểu về quá trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu
Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics
Nội dung chính
Chúng ta sẽ có một bản L/C mẫu gồm các thông tin như sau:
- Applicant: Người làm đơn là công ty "Shito...." đến từ Nhật Bản
- Beneficiary: Đơn vị thụ hưởng ở đây là Shipper là hãng tàu "HT Sol Vietnam..."
- Send to: Ngân hàng nhận giao dịch cho Shipper là VIB, còn ngân hàng làm ra đơn L/C này (tức ngân hàng của CNEE là Mizuho Bank được ghi ngay trên đầu vận đơn L/C
Đọc thêm: Những thành phần xuất hiện trong một hợp đồng xuất nhập khẩu
Bên dưới phần L/C chứa những con số nằm ở giữa văn bản, mỗi con số sẽ có nghĩa như sau:
27: Tổng số phát hành (1 bản)
40A: Chứng từ không hủy ngang. Trong trường hợp cần hủy hoặc sửa L/C thì sẽ cần 4 bên gồm CNEE, ngân hàng CNEE, Shipper và ngân hàng Shipper đồng ý
20: Số của chứng từ L/C
[31c]: Ngày mở L/C
40E: Luật được áp dụng trên L/C (Ở đây là UCP bản mới nhất)
31C: Ngày chứng từ L/C hết hạn và yêu cầu Shipper xuất trình chứng từ trước ngày hết hạn
50: Thông tin của CNEE
59: Thông tin của người thụ hưởng - Shipper
32B: Giá trị của hàng hóa
41B: Có hiệu lực với mọi ngân hàng
42C: Hối phiếu trả ngay
42A: Hối phiếu ngân hàng phát hành
43P: Được vận chuyển từng phần (Ví dụ: CNEE yêu cầu Shipper chuyển 1000 chiếc TV thì Shipper có quyền vận chuyển 500 cái/chuyến tàu)
43T: Được phép chuyển tải
44E: Cảng đích (POL)
44D: Cảng đích (POD). Trong bản chứng từ minh họa này cảng POD không ghi rõ ràng là cảng nào mà chỉ ghi Japan Port. Vì tính chất quan trọng của chứng từ L/C, vậy nên mọi thông tin trong chứng từ cần phải minh bạch nhất có thể
44C: Ngày cuối cùng hàng phải lên tàu
45A: Miêu tả hàng hóa
Bên cạnh đó, mục 46A sẽ yêu cầu thêm một số chứng từ khác gồm
46A: Những chứng từ yêu cầu, bao gồm:
+ 3 bản Invoice được ký
+ 1 bản B/L gốc
+ Chứng thư bảo hiểm loại A được đền bù 110% kèm theo điều khoản phụ về chiến tranh và đình công
Đọc thêm: Packing và hóa đơn thương mại Invoice trong Logistics là gì?
Như vậy có thể thấy L/C là một chứng thư quan trọng và tất cả các chứng từ khác phải làm giống như L/C thì ngân hàng mới thanh toán cho Shipper. Còn nếu như Shipper mà làm sai yêu cầu của L/C thì Shipper sẽ không nhận được tiền thanh toán từ CNEE
Đọc thêm:
Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết
Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu
Tài liệu kèm theo bài viết