Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh. Hãy cùng theo dõi nhé.

Trước đây, hộ kinh doanh không bị bắt buộc phải quản lý hàng tồn kho theo hệ thống và sổ sách. Nhưng kể từ khi có Thông tư 88/2021/TT-BTC về chế độ kế toán cho hộ, cá nhân kinh doanh thì việc quản lý hàng tồn kho, lập sổ sách và báo cáo cho cơ quan thuế là việc bắt buộc phải làm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn dưới đây.

Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho

Trước hết, các bạn hãy ghi nhớ công thức sau:

Trị giá tồn cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá xuất trong kỳ

Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh

Trong đó, trị giá tồn đầu kỳ sẽ được kiểm tra vào đầu mỗi năm, mỗi quý hoặc mỗi tháng. Trước khi hộ kinh doanh bắt đầu các nghiệp vụ mua bán hàng hóa mỗi kỳ mà kiểm tra ra được trị giá là bao nhiêu thì đây sẽ là trị giá tồn đầu kỳ. 

Ví dụ: Hết tháng 6 năm 2022, hộ kinh doanh kiểm đếm hàng trong kho có tất cả 100 sản phẩm thì đây sẽ là trị giá tồn đầu kỳ của tháng 7 năm 2022. 

Sau đó, trong kỳ sẽ phát sinh các nghiệp vụ như là nhập trong kỳ 100 sản phẩm nữa hoặc bán ra hay còn gọi là xuất trong kỳ 50 sản phẩm nữa. Như vậy, đến cuối tháng 7 thì trị giá tồn cuối kỳ sẽ là 150 sản phẩm. Đây sẽ là trị giá tồn đầu kỳ của tháng 8 năm 2022. Với các tháng tiếp theo chỉ cần áp dụng đúng công thức này là sẽ ra kết quả chính xác.

Các bạn cần biết là khi kiểm tra hàng tồn kho thì nó phải trùng với số được theo dõi trên sổ sách. Tức là khi các bạn dùng công thức trên để tính toán và điền vào sổ là con số bao nhiêu thì số lượng trong kho cũng phải đúng như vậy. Nếu hai giá trị này không khớp nhau thì có nghĩa là các bạn theo dõi hàng tồn kho chưa chính xác, cần tính toán lại hoặc kiểm đếm lại hàng hóa. 

Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh

Xem thêm: Những điều cần biết về thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh

Các phương pháp quản lý hàng tồn kho

Theo Thông tư 88/2021/TT-BTC thì có 2 phương pháp quản lý hàng tồn kho được đề cập là:

  1. Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
  2. Nhập trước xuất trước

Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Đơn giá xuất kho được tính theo công thức trong hình ảnh dưới đây:

Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh

Ví dụ: Cho số liệu xuất nhập tồn mặt hàng A của Hộ kinh doanh M:

- Tồn đầu tháng 11: 400kg, đơn giá 10.000đ/kg.

- Tình hình nhập kho trong tháng 11 như sau:

  • Ngày 05/11: Nhập kho 100kg, đơn giá nhập 10.500đ/kg
  • Ngày 09/11: Xuất bán hàng 350kg
  • Ngày 18/11: Nhập kho 300kg, đơn giá nhập 11.050đ/kg
  • Ngày 25/11: Xuất bán hàng 250kg

Yêu cầu: Tính giá xuất kho hàng hóa.

Đơn giá xuất kho tháng 11 = (400x10000 + 100 x 10500 + 300 x 11050)/(400 + 100 + 300).

Kết quả là: 10.456đ

Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh

Như vậy, với phương pháp này chúng ta chỉ tính được đơn giá xuất kho sau khi kết thúc cả một kỳ. Ví dụ như các bạn sẽ tính vào cuối tháng sau khi các bạn không nhập kho bất kỳ mặt hàng nào nữa nhé. 

Bây giờ chúng ta sẽ tính giá vốn xuất kho như sau:

  • Giá vốn xuất kho ngày 09/11: 350 x 10456 = 3.659.600đ
  • Giá vốn xuất kho ngày 25/11: 250 x 10456 = 2.614.000đ

Xem thêm: Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp này được ấp dụng dựa trên giả định là giá trị tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.

Cách tính giá xuất kho: Xuất kho lần lượt từ tồn đầu kì đến ngày xuất kho - Lô nào nhập vào trước thì xuất ra trước.

Quay lại với đề bài tính giá xuất kho như đã làm với phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, bây giờ chúng ta cũng tính giá xuất kho nhưng sẽ dựa trên phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).

Đề bài như sau:

Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh

Cách tính như sau:

  • Tồn đầu tháng 11: 400kg, đơn giá 10.000đ/kg

Ngày 05/11: Nhập kho 100kg, đơn giá nhập 10.500đ/kg.

Giá xuất kho 350kg ngày 09/11 sẽ được tính như sau:

Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh
  • Sau ngày 09/11, tồn kho còn 50kg hàng hóa đơn giá 10.000đ/kg và 100kg, đơn giá 10.500đ/kg.

Ngày 18/11, nhập kho 300kg, đơn giá nhập 11.050đ/kg.

Giá xuất kho 250kg ngày 25/11 sẽ được tính như sau:

Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho đối với hộ kinh doanh

Xem thêm: Hướng cách dẫn kê khai thuế TNCN và tạm nộp theo quý

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này thì các bạn đã biết được cách để quản lý hàng tồn kho trên sổ sách dành cho hộ kinh doanh. 

Chúc các bạn thành công!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông