Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần biết đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay các bạn nhé.

Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai. Đối với các hộ kinh doanh thuế theo phương pháp kê khai thì doanh thu được tính theo tình hình kinh doanh thực tế. Nhưng đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì doanh thu sẽ được xác định trước khi bắt đầu năm tính thuế.

“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

“Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nahf nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Xem thêm: Hướng dẫn cách nộp tiền thuế qua mạng chi tiết nhất

Tính thuế đối với cá nhân khai thuế theo phương pháp khoán

Đối với cá nhân khai thuế theo phương pháp khoán thì sẽ tính thuế như sau:

  • Không phải thực hiện chế độ kế toán.
  • Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình hco cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi để nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
  • Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Ví dụ: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2022 và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, ông A thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng.

Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Xem thêm: Giới thiệu các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ xác định thuế khoán

  • Hồ sơ khai thếu của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
  • Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
  • Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
  • Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
  • Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bản; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử ngành Thuế.
Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo thông tư 80 chi tiết nhất

Hồ sơ khai thuế

  • Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán.
  • Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ là Tờ khia thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhâ kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC đồng thời xuất trình, nộp kèm hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:
  • Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
  • Bản sao biên bản nghiệm thu, thành lý hợp đồng;
  • Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;…
  • Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chỉnh để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Xem thêm: Hướng cách dẫn kê khai thuế TNCN và tạm nộp theo quý

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
  • Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Xác định doanh thu tính thuế khoản

1.  Doanh thu và mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và ổn định trong một năm.

2. Hộ khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo TT40/2021/TT-BTC. Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thfi cơ quant huế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

3. Căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế,

Nội dung Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 các bạn tham khảo trong hình ảnh dưới đây nhé:

Kiến thức cần biết với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Xem thêm: 03 cách tính thuế thu nhập trên Excel dễ nhất

Kết luận

Hy vọng bài chia sẻ của chúng mình đã giúp các bạn nắm được kiến thức cần biết về nộp thuế theo phương pháp khoán dành cho hộ kinh doanh. 

Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông