Kiến thức cần biết về hợp đồng lao động dành cho kế toán

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Làm công việc kế toán thì các bạn cũng cần nắm rõ về hình thức hợp đồng lao động để có thể xử lý các công việc hàng ngày. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán

Tuy rằng các công việc liên quan đến hợp đồng lao động thường sẽ do bộ phận nhân sự xử lý, nhưng cũng có công việc sẽ do kế toán xử lý. Hợp đồng lao động được xem là chứng từ cần thiết khi các bạn kẹp chứng từ kế toán. Nếu như cơ quan thuế kiểm tra thì họ cũng căn cứ vào hợp đồng lao động để xem chi phí lương cho nhân viên mà bạn đã hạch toán là đúng hay sai. Do đó, các bạn làm công việc kế toán thì cũng nên trang bị kiến thức cơ bản về các hình thức hợp đồng lao động. 

Kiến thức cần biết về hợp đồng lao động

Các hình thức hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:

  1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ phù hợp với nhân viên đã làm lâu năm, có khả năng gắn bó lâu dài. Hợp đồng lao động xác định thời hạn thường sẽ dành cho nhân viên mới hoặc nhân viên mà doanh nghiệp chỉ dự định thuê trong một khoảng thời gian cụ thể.

Theo quy định hiện tại thì sẽ không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ nữa các bạn nhé.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một số thông tin chi tiết hơn về các hình thức hợp đồng này.

Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn kết thúc mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
  • Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nói cách khác, với mỗi người lao động thì doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 2 lần.
Kiến thức kế toán cần biết về các hình thức hợp đồng lao động

Xem thêm: Hướng dẫn quy trình chấm dứt hợp đồng lao động chi tiết nhất

Cách hình thức giao kết hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động 2019, chúng ta có 3 hình thức giao kết hợp đồng lao động bao gồm:

1. Hợp đồng lao động bằng văn bản

2. Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu

3. Được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói, áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Kiến thức cần biết về hợp đồng lao động dành cho kế toán

Xem thêm: Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 2)

Kết luận

Qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ được về hợp đồng lao động, các hình thức của hợp đồng lao động và các cách giao kết loại hợp đồng này theo đúng quy định của pháp luật. Nếu các bạn muốn được học kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ phục vụ cho công việc kế toán thì hãy đăng ký học Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z tại Gitiho. Chương trình học được giảng dạy bởi giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và luôn sẵn lòng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của học viên. Hãy cứ đặt câu hỏi nếu bạn chưa hiểu bài để được giải đáp nhanh chóng trong vòng 8h làm việc nhé. Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả nhé!

 

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông