Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Incoterm (viết tắt của International Commercial Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là kiến thức mà các bạn làm Sale Logistics cần biết. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Trước hết, chúng ta sẽ đi vào một ví dụ để các bạn có thể nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn.

Ví dụ: Bạn mua một món quần áo tại TP.HCM với mức giá là 500.000 đồng. Shop quần áo này muốn bán sản phẩm ra thị trường Hà Nội với mức giá là 520.000 đồng và bán tại Hải Phòng là 550.000 đồng. Đây là mức giá được đặt ra khi shop tự vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng có thể tự đặt vận chuyển và được mức giá bao gồm của hàng và tiền phí giao hàng là 535.000 đồng. Qua đó chúng ta có thể rút ra được, cùng món hàng, cùng một địa điểm nhưng mức giá có thể khác nhau tùy vào phí vận chuyển.

Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Quay trở lại với vấn đề về Incoterm thì trước hết các bạn tham khảo sơ đồ sau:

Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết nhé.

Incoterm là gì?

Khái niệm

Incoterm là một giao dịch về thương mại quốc tế giữa 2 đơn vị là shipper và cnee. Trong thỏa thuận thương mại này, shipper và cnee sẽ thống nhất và ký kết với nhau về các hạng mục sauL

  • Địa điểm giao hàng
  • Giá trị hàng hóa
  • Trách nhiệm của mỗi bên

Nói tóm gọn là thì Incoterm liên quan đến giá cả và trách nhiệm trong giao dịch mua bán quốc tế của shipper và cnee.

Trong hình ảnh trên các bạn có thể thấy shipper ở cảng Bangkok (Thái Lan), còn cnee ở cảng Hải Phòng (Việt Nam). Sản phẩm ban đầu do shipper sản xuất ra được định giá là 2 triệu đồng. Việc mua bán giữa cnee và shipper sẽ xảy ra một số tình huống được phân tích trong các ví dụ ngay dưới đây.

Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Xem thêm: Những thay đổi mới trong Incoterm 2020 đến ngành xuất nhập khẩu

Ví dụ

Tình huống 1: Cnee có kinh nghiệm về thương mại quốc tế, có thể đến Thái Lan để mua trực tiếp tại kho thì giá sẽ là 2 triệu đồng/sản phẩm như shipper định giá.

Tình huống 2: Cnee không có nhiều kinh nghiệm về thương mại quốc tế, không rõ các thủ tục mua bán đúng quy định pháp luật của Thái Lan mà chỉ có kinh nghiệm với hàng hóa được xuất đi từ cảng Bangkok. Khi đó cnee sẽ thỏa thuận để shipper đưa hàng ra cảng Bangkok và thực hiện mua bán tại đây. Sau đó cnee sẽ vận chuyển từ Thái Lan về đế kho Việt Nam. Khi đó giá trị sản phẩm không chỉ là 2 triệu đồng nữa bởi vì có thể shipper phải trả các chi phí như booking tàu hàng, vận chuyển nội địa, thủ tục hải quan,… nên giá được nâng lên 2,4 triệu đồng/sản phẩm.

Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Tình huống 3: Cnee không có bất kỳ kinh nghiệm nào về thương mại quốc tế nên thỏa thuận với shipper là đưa hàng hóa về đến cảng Hải Phòng. Khi đó, shipper sẽ phải chi trả các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa theo đường biển quốc tế nữa nên mức giá sẽ nâng lên thành 2,9 triệu đồng.

Tình huống 4: Cnee không có kinh nghiệm hay nghiệp vụ về xuất nhập khẩu nhưng vẫn muốn mua hàng quốc tế từ shipper. Khi đó cnee thỏa thuận để shipper đưa hàng về đến tận kho tại Hải Phòng cho cnee. Khi đó shipper sẽ chi trả rất nhiều chi phí bắt đầu từ việc vận chuyển nội địa lên cảng tại Bangkok => làm thủ tục xuất khẩu => vận chuyển hàng hải quốc tế => làm thủ tục nhập khẩu tại cảng Hải Phòng => vận chuyển nội địa từ cảng Hải Phòng về kho của cnee. Do đó mức giá của sản phẩm là 3,1 triệu đồng.

Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Qua 4 tình huống này các bạn có thể thấy được cứ địa điểm khác nhau thì mức giá sẽ khác nhau.

Xem thêm: Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm

Một số lưu ý về trả trước, trả sau trong Incoterms

Trước hết các bạn xem hình ảnh ví dụ sau:

Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Tình huống trong hình ảnh trên là bạn đang cần gửi một phong bì thư từ Hải Phòng đến Hà Nội.

Nếu bạn trả tiền cước vận chuyển từ đầu Hải Phòng thì người nhận ở đầu Hà Nội sẽ không cần thanh toán khoản tiền này nữa. Đó gọi là Prepaid (Trả trước).

Nếu bạn không trả tiền cước vận chuyển từ đầu Hải Phòng thì người nhận ở đầu Hà Nội phải thanh toán phần chi phí này mới có thể lấy được hàng. Đó gọi là Collect (Trả sau).

Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng như vậy, nếu bên phía đơn vị xuất khẩu (shipper) trả tiền cước vận chuyển hàng hải quốc tế thì được gọi là Prepaid. Còn nếu bên phía đơn vị nhập khẩu (cnee) chi trả phần tiền này thì được gọi là Collect.

Có 4 nhóm điều kiện trong Incoterm là E, F, C, D. Tùy vào nhóm điều kiện mà sẽ phân chia thành trả trước hay trả sau. Cụ thể là:

  • Điều kiện nhóm E, F thì CNEE thuê tàu => trả sau (Collect)
  • Điều kiện nhóm C, D thì SHIPPER thuê tàu => trả trước (Prepaid)
  • Hải quan bên đất của ai thì bên đó sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục (trừ hai điều kiện EXW, DDP).
Kiến thức về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics

Xem thêm: Điều kiện CIF (Chi phí, Bảo hiểm và Cước phí) trong Incoterm 2020

Kết luận

Qua bài viết này, các bạn mới vào làm hoặc đang có ý định chuyển sang ngành Sale Logistics đã biết thêm được kiến thức cơ bản về Incoterm. Nếu các bạn muốn học chi tiết hơn về các điều kiện trong Incoterm thì hãy đăng ký khóa học xuất nhập khẩu của Gitiho:

Khóa học Thực hành Xuất nhập khẩu Logistic Thực tế từ A - Z

Khóa học được xây dựng với hệ thống bài giảng đi từ cơ bản đến nâng cao. Các bạn sẽ được học ngay về các nghiệp vụ thực tế trong ngành xuất nhập khẩu - logistic để có thể ứng dụng kiến thức vào công việc một cách dễ dàng. Giảng viên của khóa học đã có trên 10 năm kinh nghiệm và luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Khóa học tại Gitiho có giá trị sử dụng trọn đời nên bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi và đặt câu hỏi cho giảng viên ở dưới video bài giảng ngay cả khi đã hoàn thành việc học. Chúc các bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông