Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân giúp bạn giàu có và thịnh vượng

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ cá nhân nào, dù bạn giàu hay nghèo. Việc lập ngân sách, theo dõi thu chi, tiết kiệm và đầu tư có kế hoạch sẽ giúp bạn không vướng vào vòng xoáy nợ nần và hướng tới tự do tài chính.

Vậy những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân mà chúng ta cần trang bị cho mình là gì? Cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là gì?

Đây là tập hợp các kỹ năng và kiến thức tài chính cá nhân cơ bản để quản lý, theo dõi và sử dụng tiền thông minh, hiệu quả. Nếu bạn có thể áp dụng tốt kỹ năng này, bạn sẽ nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính của mình và có một cuộc sống ổn định.

Cũng nhờ nó, bạn có thể quản lý dòng tiền của mình hiệu quả, tiết kiệm cho mình được một khoản và tích lũy đầu tư gia tăng tài sản. Do đó, dù bạn đang ở độ tuổi nào hay mức thu nhập là bao nhiêu thì cũng cần phải rèn luyện kỹ năng này.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là gì?

Những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân khôn ngoan

Một số kỹ năng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của bạn như:

  • Xây dựng kế hoạch tài chính
  • Theo dõi, quản lý thu nhập và chi tiêu
  • Kỹ năng phân tích tài chính
  • Đầu tư và quản lý rủi ro
  • Hiểu biết về thuế
  • Hiểu về tín dụng và vay nợ
  • Kỹ năng tính toán số liệu
  • Biết dùng công cụ quản lý tài chính

Xây dựng kế hoạch tài chính

Để quản lý tài chính hiệu quả, điều quan trọng mà chúng ta không thể thiếu chính là một bản kế hoạch bám sát mục tiêu tài chính mà bạn mong muốn. Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp chúng ta định hình và kiểm soát nguồn thu chi rõ ràng, lên các phương án tiết kiệm và đầu tư để ổn định và phát triển tài sản bền vững.

Bản kế hoạch của bạn có thể bao gồm các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chúng giúp bạn thực hiện được các mong muốn của như giải trí, mua xe, mua nhà, đi du lịch, nghỉ hưu sớm,... 

Bạn nên phân bổ thu nhập trong kế hoạch tài chính thành nhiều nguồn, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến động, tiết kiệm, đầu tư,... Bạn có thể tham khảo các quy tắc phổ biến như 6 chiếc lọ tài chính, quy tắc 50/30/20,... đã được nhiều người áp dụng trong quản lý tài chính thành công.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

Điều quan trọng cần lưu ý, dù có thể hiện tại bạn đã đi làm, nhưng hãy tiết kiệm một khoản hàng tháng để đầu tư vào học tập và phát triển bản thân. Điều này sẽ giúp bạn luôn tự tin và chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống và cơ hội trong tương lai.

Tại Gitiho, chúng tôi cung cấp hơn 500+ khóa học dành cho người đi làm, bạn có thể đăng ký Gói hội viên và học tất cả chỉ từ 199k/ tháng để phát triển bản thân mỗi ngày.

Theo dõi, quản lý thu nhập và chi tiêu

Thực tế, hiện nay có rất nhiều bạn không kiểm soát chi tiêu của mình, dẫn đến tình trạng tiêu vượt mức thu nhập, vay nợ vào cuối tháng. Nếu như bạn đã xây dựng kế hoạch tài chính, bạn cần ghi lại thường xuyên các khoản chi tiêu của mình, kể cả những thứ nhỏ nhặt nhất.

Việc theo dõi sát sao thu chi sẽ giúp bạn nhìn rõ được dòng tiền của bạn đang vận hành như nào, có đi đúng kế hoạch hay không. Nếu chi vượt thu thì nên cân nhắc cắt giảm những khoản không cần thiết hay điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp và ngược lại.

Kỹ năng phân tích tài chính

Đây là kỹ năng giúp bạn hiểu được tổng quan được tình hình tài chính hiện tại của bản thân, cũng như là nền tảng để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả. 

Thông qua nhìn nhận và phân tích, bạn có thể dự đoán các bài toán tài chính cá nhân có thể xảy ra trong tương lai, để rồi thiết lập mục tiêu sao cho phù hợp tình hình hiện tại.

Kỹ năng này cũng giúp ích rất nhiều cho ý định tiết kiệm tiền và đầu tư của bạn, nó đảm bảo nguồn lực tài chính sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững.

Đầu tư và quản lý rủi ro

Trước khi đầu tư vào bất kỳ hạng mục gì hay kênh nào, bạn cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực đó và khả năng dự đoán, kiểm soát rủi ro. Kỹ năng này giúp bạn bảo vệ tài sản mà mình phải rất vất vả mới kiếm ra được, tránh việc “ném tiền qua cửa sổ”.

Đồng thời, bạn cũng cần biết phân bổ nguồn quỹ đầu tư của mình đa dạng nhiều kênh, phù hợp với tình hình tài chính, và không nên bỏ tất cả số trứng vào cùng một giỏ. Bạn có thể cân nhắc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,... để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.

Để kiểm soát được rủi ro, bạn hãy xác định mục tiêu đầu tư, ngưỡng rủi ro thất thoát tài sản mà bạn có thể chấp nhận được, đánh giá và tìm cách giảm thiểu rủi ro từ các nguồn đầu tư khác, hoặc có thể sử dụng bảo hiểm hay chiến lược quản trị rủi ro khác.

Để hình thành tư duy tài chính, đầu tư tích lũy và gia tăng tài sản, mời bạn đọc tham khảo và học thử khóa học sau tại Gitiho:

Hiểu biết về thuế

Nếu hiện tại kế hoạch tài chính của bạn chỉ đơn giản có thu - chi và tiết kiệm thì cũng không phải quan tâm nhiều lắm đến các kiến thức về thuế. Nhưng khi bạn đã bắt đầu bỏ vốn để kinh doanh, đầu tư sinh lời thì bạn cần hiểu biết về thuế để tối ưu tài chính của bản thân, cũng như tuân thủ đúng pháp luật.

Hiểu về tín dụng và vay nợ

Cho dù chúng ta quản lý tài chính cá nhân tốt đến đâu cũng không thể đảm bảo việc cả đời không cần vay nợ. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể gặp biến cố hoặc thực hiện những dự định cần phải vay vốn.

Lúc này, chúng ta phải hiểu được kiến thức về tín dụng để có thể đưa ra các quyết định thông minh khi sử dụng các nguồn vốn tài chính. Bên cạnh đó, khi bạn hiểu hệ thống đánh giá tín dụng, bạn sẽ biết cách xây dựng và duy trì một hồ sơ tín dụng tốt. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến khả năng vay vốn của bạn sau này.

Còn khi vay nợ, bạn phải nắm được cách thức hoạt động của khoản vay, cách tính toán lãi suất và đáo hạn nợ như nào,... Sau đó bạn có thể quản lý và lên kế hoạch trả nợ đảm bảo không vi phạm các cam kết đã đưa ra.

Hiểu về tín dụng và vay nợ

Kỹ năng tính toán số liệu

Biết tính toán các số liệu cơ bản như lãi lỗ, tỷ suất sinh lời, chi phí, nguồn vốn và tỷ lệ tăng trưởng,... sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình quản lý tài chính. Bạn sẽ biết cách biến những con số khô khan thành dữ liệu biết nói để đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn và đưa ra những dự đoán trong tương lai với độ chính xác tương đối cao.

Biết dùng công cụ quản lý tài chính

Ngày nay, các nhà phát triển đã tạo ra rất nhiều công cụ để hỗ trợ người dùng quản lý tài chính hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp để theo dõi, quản lý tài khoản, ngân sách, ghi chép chi tiêu định kỳ và lập kế hoạch tài chính,... từ đó đưa ra những hành động tương ứng.

Kết luận

Trong bài viết này, Gitiho đã giúp bạn tổng hợp những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cần thiết đối với mỗi chúng ta. Tùy theo thu nhập, kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và mục tiêu tài chính mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn và rèn luyện các kỹ năng phù hợp. Chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

5/5 - (2 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông