Chuyên gia Đàm Thế Ngọc bật mí cách lựa chọn kết quả kinh doanh được giải quyết bằng đào tạo cực hay

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Trong khóa học Đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ kết quả kinh doanh trên Gitiho dành cho CEO, chuyên gia LnD, Hr, Chuyên gia Đàm Thế Ngọc có chia sẻ bí quyết lựa chọn kết quả kinh doanh được giải quyết bằng đào tạo rất giá trị. Đây không chỉ là một chủ đề quan trọng mà còn là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. 

Cùng theo dõi và lắng nghe những quan điểm của anh Ngọc trong bài viết dưới đây nhé! 

Xác định 3 nhóm chương trình đào tạo trong doanh nghiệp

Dưới đây là 3 nhóm chương trình đào tạo có tác động đến kết quả kinh doanh:

Nhóm chương trình 1: Thu hẹp khoảng cách năng lực

Để thu hẹp khoảng cách năng lực (lỗ hổng kiến thức) và đảm bảo rằng nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức, sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong công việc thì chương trình đào tạo nên tập trung vào việc nâng cao kỹ năng chuyên môn liên quan đến vị trí làm việc. 

Ví dụ như HR sẽ chuyên đảm nhận vai trò tuyển dụng và đào tạo có thể được huấn luyện về quy trình phỏng vấn, thiết kế bài giảng, thiết kế slide, đánh giá ứng viên. Như vậy họ sẽ trở nên đa nhiệm và linh hoạt trong công việc. 

Hay ví dụ có 1 nhân sự được bổ nhiệm lên vị trí trưởng phòng, phó phòng và để làm tốt công việc này thì công ty cần tạo điều kiện để họ được học thêm về kỹ năng quản lý, cách giao việc, cách trao quyền, tạo động lực cho nhân viên. 

Từ đó hướng đến việc giúp nhân sự thu hẹp khoảng cách năng lực, phát triển năng lực mà công ty đặt ra. 

Nhóm chương trình 2: Đào tạo để giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp

Đây là chương trình “Đào tạo để giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp”, mục tiêu chính là tập trung vào việc phân tích cũng như giải quyết những thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt. Vậy các bước thực hiện như thế nào? 

1. Đánh giá tổng thể doanh nghiệp của bạn

  • Ngồi lại với lãnh đạo phòng ban để xác định các vấn đề lớn và tổng thể của doanh nghiệp
  • Phân tích các yếu tố như nhu cầu thị trường, xu hướng ngành nghề để xác định đúng gỗ rễ của vấn đề

2. Xác định các phòng ban đang gặp những thách thức gì? 

  • Tìm hiểu về những khía cạnh cụ thể của mỗi phòng ban cũng như công việc hiện tại của họ
  • Xác định những vấn đề mà từng nhóm, từng bộ phận đang phải đối mặt trong quá trình làm việc

3. Xác định các vấn đề cần giải quyết

  • Tổng hợp và phân loại các vấn đề theo mức độ ảnh hưởng, ưu tiên
  • Xác định được vấn đề nào cần giải quyết ngay lập tức và vấn đề nào giải quyết sau đó. 

4. Chọn phương pháp giải quyết

  • Những vấn đề đó có thể cải thiện bằng cách đào tạo nào: cung cấp khóa học, thuê chuyên gia, huấn luyện 1:1… 

5. Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả

  • Thiết lập các chỉ số hiệu suất để đo lường hiệu quả của các chương trình đào tạo. 
  • Theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng nhân viên đang áp dụng những gì và áp dụng như thế nào vào công việc thực tế của họ. 

Nhóm chương trình 3: Đào tạo chuẩn bị cho tương lai

Chương trình hướng đến việc trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi nhân sự đáp ứng yêu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng, thành thạo các công cụ AI để làm chủ trí tuệ nhân tạo. Ví dụ như đào tạo đổi mới sáng tạo, quản trị sự thay đổi, ứng dụng chat gpt… 

Vậy, sau khi xác định được nhóm chương trình đào tạo thì đo lường và đánh giá như thế nào?

Đo lường và đánh giá đào tạo sẽ theo mô hình Kirkpatrick và từng nhóm thì việc đánh giá hiệu quả sẽ khác nhau như nhóm 1 sẽ đánh giá ở cấp độ 2, 3; nhóm 2 đánh giá ở cấp độ 4 và nhóm 3 ở cấp độ 3,4. 

Đánh giá đào tạo theo mô hình Kirkpatrick
Đánh giá đào tạo theo mô hình Kirkpatrick 

Xem thêm: Mô hình Kirkpatrick 4 cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo

Để thực hiện thành công những điều này rất cần ban lãnh đạo có cùng tư duy, sự đồng thuận khi lựa chọn phát triển kinh doanh nhờ vào hoạt động đào tạo. Bởi một đội ngũ lãnh đạo có cùng tư duy thì khả năng đồng thuận sẽ cao hơn, đặt nền tảng thành công trong quá trình triển khai các chương trình đào tạo. 

Giống như nguyên tắc 2 bàn tay, được hiểu như sau: Chúng ta chỉ đóng vai trò là bàn tay phải. Để tạo ra tiếng vỗ, ta cần thêm một bàn tay trái, tức là nếu chúng ta muốn tăng trưởng các kết quả nào đó cho doanh nghiệp hay bộ phận thì ta cần có sự đồng thuận tham gia vào của ban lãnh đạo và bộ phận phòng ban đó. 

Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá không phải là hoạt động theo kỳ mà nó là một quá trình xuyên suốt, vừa triển khai vừa cải tiến, thay đổi, theo dõi, đo lường và có những hoạt động liên tiếp. 

Quy trình triển khai dự án đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ kết quả kinh doanh

Về cơ bản, quy trình sẽ là nhận yêu cầu => làm rõ kết quả có thể lượng hóa được. Quan trọng nhất là trong quá trình thực hiện chúng ta sẽ làm như thế nào. Ví dụ như:

Bạn muốn tăng trưởng dự án kinh doanh thì bạn cần để bộ phận kinh doanh là người trực tiếp lãnh đạo, dẫn dắt bởi nếu kết quả được trả ra thì họ là người được hưởng lợi nhiều nhất. Bằng cách nào đó, họ phải là người đồng hành, chúng ta đóng vai trò bàn tay phải, họ là bàn tay trái, như vậy mới cùng nhau tạo được tiếng vỗ. 

Thêm nữa, trong trường hợp bạn đã lôi cuốn được những người trong phòng ban và họ cũng rất muốn giải quyết vấn đề thì đâu là một số câu hỏi trọng tâm cần ngồi lại để tạo nên sự đồng thuận, đi đến thống nhất và lúc đó mới triển khai. 

Lúc này, bạn có thể áp dụng một số câu hỏi dưới đây!

1. Đâu là vấn đề mà doanh nghiệp đang muốn giải quyết nhờ hoạt động đào tạo? 

Có thể vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp đang muốn giải quyết là tăng tỷ lệ số lượng sale ra đơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng chất lượng dịch vụ khách hàng hay giảm chi phí, tăng hiệu suất làm việc… Khi đã xác định được vấn đề sẽ giúp bộ phận LnD tập trung vào giải pháp và có những chiến lược phù hợp. 

2. Thực trạng đang như thế nào và mục tiêu là gì? 

Để hiểu rõ tình hình hiện tại và xác định mục tiêu một cách cụ thể, việc đo lường là rất quan trọng. Thông qua đó, sẽ thiết lập được những chỉ số đo lường cũng như xác định được hướng đi chính xác để đạt được kết quả kỳ vọng. 

3. Vấn đề này có được giải quyết bằng việc thay đổi hành vi của đội ngũ không? 

Vấn đề doanh nghiệp có thể được giải quyết bằng cách thay đổi hành vi của đội ngũ. Nếu nhân viên thay đổi cách làm việc, có thể kết quả sẽ được cải thiện. Câu hỏi này quan trọng vì nó giúp xác định liệu vấn đề có liên quan đến cơ chế, quy trình, thiết bị hay công cụ không. 

Nếu như quy trình đã được xây dựng đầy đủ nhưng nhân viên không áp dụng một cách hiệu quả hoặc công cụ có sẵn nhưng không biết sử dụng đúng cách thì đây chính là cơ hội của phòng LnD. Vì rất cơ thể đội ngũ thay đổi, được học tập thì công việc sẽ tốt lên, hành vi sẽ thay đổi. 

Cách lựa chọn kết quả kinh doanh được giải quyết bằng đào tạo chỉ là một phần của quá trình đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó bạn cần hiểu rõ một số nội dung chính như:

Cách đo lường kết quả đào tạo bằng mô hình The New Work Kirkpatrick Model

Quy trình triển khai dự án đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ kết quả kinh doanh

Xác định những hoạt động học viên cần thay đổi để đạt mục tiêu kết quả kinh doanh

Cách thức đồng hành với học viên sau đào tạo để tạo kết quả đột phá

Để hiểu rõ và dễ dàng áp dụng vào doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo khóa học tại đây nhé!

Xem thêm: 

Giáo sư Phan Văn Trường với quan điểm 3 văn hóa tạo nên một doanh nghiệp hùng mạnh

Anh Trần Hoàng: “Đổi mới học tập chỉ đơn giản là thay đổi tư duy đào tạo, làm khác trước đi”

Trên đây là cách để lựa chọn kết quả kinh doanh được giải quyết bằng đào tạo do chuyên gia Đàm Thế Ngọc chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Điều quan trọng chính là áp dụng những kinh nghiệm này vào doanh nghiệp của bạn để tạo ra sự tác động tích cực cũng như đẩy mạnh hiệu suất của nhân viên. 

Hiện gói hội viên đang được ưu đãi giảm 200K. Chỉ với 182K/ tháng - Học hơn 500 khóa bất kỳ tại Gitiho! Nhấn vào banner bên dưới để tìm hiểu thêm!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông