Google - một trong những “gã khổng lồ” trên thế giới luôn tin rằng việc đào tạo và phát triển nhân viên là một phần thiết yếu để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và thành công. Tại đây, Google luôn khuyến khích nhân viên tự học và phát triển kỹ năng. Họ cung cấp nhiều cơ hội đào tạo như khóa học trực tuyến, tài liệu, cố vấn, tổ chức các buổi đào tạo nội bộ và sự kiện về công nghệ… để giúp nhân viên phát huy tiềm năng của mình.
Google cho phép nhân viên dành ra 20% thời gian trong tuần để thực hiện các dự án mà họ đang quan tâm hoặc họ có thể học bất cứ điều gì trong thời gian này. Chính sáng kiến này đã dẫn đến sự phát triển của một số sản phẩm thành công nhất của Google, chẳng hạn như Gmail hay Google Maps.
Google khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và học hỏi từ những thất bại của họ. Công ty coi thất bại là cơ hội để học hỏi và cải thiện chứ không phải lý do để từ bỏ.
Google đã tạo ra một số nền tảng để nhân viên chia sẻ kiến thức và học hỏi lẫn nhau. Ví dụ như “Google Group” cho phép nhân viên chia sẻ thông tin và cộng tác với nhau trong các dự án, trong khi Google Moderator cho phép nhân viên bình chọn các câu trả lời tốt nhất liên quan đến các chủ đề cụ thể.
Cho phép nhân viên được học tập và luôn khuyến khích năng lực tự học của nhân viên của Google đã được đền đáp. Google liên tục được xếp hạng là một trong những nơi làm việc tốt nhất và những sản phẩm, dịch vụ của Google do nhân viên tạo ra đang thay đổi cuộc sống và cách chúng ta làm việc.
Thông qua cách Google đào tạo nhân viên và một số nghiên cứu cho thấy rằng:
- Các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo toàn diện có tỷ suất lợi nhuận cao hơn 24%.
- Các doanh nghiệp có văn hóa học tập mạnh mẽ có tỷ lệ giữ nhân nhân viên tăng từ 30-50%.
Vậy ngay từ bây giờ, tổ chức nên nhận thức tầm quan trọng của việc đào tạo, đặc biệt là phát triển nhân viên bằng cách thúc đẩy năng lực tự học của họ.
Như vị tỷ phú người Anh Richard Branson đã từng nói: “Năng lực tự học không chỉ là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, mà còn là chìa khóa để mở cánh cửa đến những cơ hội vô hạn”.
Năng lực tự học của nhân viên là khả năng mà họ chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin, nắm bắt các kiến thức mới trong công việc và phát triển các kỹ năng mà không cần đến sự hướng dẫn trực tiếp từ của bất kỳ ai. Đây thực sự là một kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại, nơi mà kiến thức công nghệ thay đổi liên tục.
Khi nhân viên có khả năng tự học, họ sẽ phát triển rất nhanh chóng và có thể đáp ứng bất kỳ yêu cầu công việc nào. Sẵn sàng học hỏi và tự học mang lại nhiều lợi ích như:
Nhân viên khi đã phát huy được năng lực tự học của mình họ thường tự tin và luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong công việc bởi họ đã trang bị cho mình khả năng tìm hiểu và nắm bắt kiến thức mới. Khả năng tự học giúp họ không còn sự phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để nhận hướng dẫn. Thay vào đó, họ có thể tự mình đối mặt với vấn đề và sử dụng khả năng tư duy, phân tích tình huống và đưa ra quyết định thông minh.
Nhân viên có năng lực tự học thường có tư duy đổi mới và sáng tạo trong công việc bởi họ có khả năng liên tục nắm bắt kiến thức và phát triển kỹ năng mới mà không cần có sự hướng dẫn trực tiếp. Hơn nữa, năng lực tự học thúc đẩy nhân viên tìm tòi và khám phá mọi khía cạnh của một vấn đề để có thể tạo ra cách tiếp cận mới, ý tưởng mới không những khác biệt, hấp dẫn mà còn hiệu quả.
Năng suất là yếu tố quan trọng để đạt được lợi nhuận. Việc cung cấp cơ hội học tập và tạo điều kiện để nhân viên tự học là cách đơn giản nhất mà tổ chức có thể tăng năng suất làm việc của họ. Nhân viên tự học cách sử dụng công nghệ mới, áp dụng trí tuệ nhân tạo hay các kỹ năng mới có thể tối ưu hóa thời gian làm việc hàng ngày và làm việc năng suất hơn.
Khoảng cách về kỹ năng là vấn đề “không hồi kết” đối với các tổ chức và thậm chí nó còn trở nên nghiêm trọng hơn sau đại dịch Covid 19. Trên thực tế, McKinsey & Company đã phát hiện ra rằng 87% công ty đã xác định được khoảng cách kỹ năng và có thể sẽ gặp phải vấn đề này trong vài năm tới.
Để giải quyết những khoảng cách này thì cần thực hiện đào tạo nhân viên, nhân viên tự học, tự trau dồi kiến thức và kỹ năng để ngày càng phát triển và sở hữu đầy đủ kỹ năng đáp ứng công việc. Đây cũng là lý do tại sao hơn một nửa các nhà quản lý nói rằng họ ưu tiên việc nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng để nhanh chóng giải quyết khoảng cách kỹ năng trong tổ chức.
Nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc đào tạo nhân sự bởi vì số lượng nhân viên lớn và nhu cầu học tập đa dạng. Để đáp ứng điều này, tổ chức sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, ngân sách và nguồn lực để tổ chức các buổi đào tạo trực tiếp, thuê chuyên gia, cố vấn…đảm bảo rằng nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc.
Trước những thách thức này, một giải pháp tối ưu nhất là tạo cơ hội và môi trường để nhân viên tự học và tự phát triển. Tổ chức có thể cung cấp tài liệu học tập, khóa học trực tuyến, cơ hội tham gia các dự án và sự kiện liên quan đến công việc để giảm bớt chi phí và nguồn lực cho việc đào tạo theo phương pháp truyền thống. Hơn nữa, đây chính là cách để khuyến khích tinh thần tự học của nhân viên.
Xem thêm: 9 xu hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2023 và tương lai
Bạn không thể hô hào với nhân viên của mình là học cái này đi, học cái kia đi mà không cung cấp cho họ tài nguyên hay tài liệu để học tập. Dẫu biết năng lực tự học của nhân viên là sự chủ động mở rộng kiến thức nhưng để nó đạt hiệu quả và gắn với mục tiêu của tổ chức thì lãnh đạo, quản lý nên là người định hướng việc đào tạo cho nhân viên của mình.
Một công cụ giúp tổ chức thực hiện việc đào tạo và phát triển năng lực tự học của nhân viên một cách hiệu quả chính là hệ thống quản lý học tập LMS. Đây là một phần mềm được thiết kế cho phép người dùng tạo, tải lên các khóa học, phân phối và báo cáo dữ liệu học tập, quản lý khóa học và chương trình đào tạo.
Tại Gitiho - nền tảng giáo dục trực tuyến hàng đầu hiện nay đã ứng dụng LMS để thực hiện đào tạo và phát triển năng lực tự học của đội ngũ nhân sự.
Với lợi thế là công ty khóa học, hệ thống LMS của công ty có sẵn hơn 500+ khóa học đa dạng các lĩnh vực như tin học văn phòng, dữ liệu, thiết kế, kế toán, hành chính nhân sự, sale, lập trình, marketing… Mỗi nhân viên đều được truy cập vào hệ thống và có thể học khóa học nào mà họ có nhu cầu hoặc phù hợp với việc cải thiện hay nâng cao kỹ năng của họ.
Như vậy, thay vì thực hiện đào tạo theo phương pháp truyền thống là tổ chức các lớp đào tạo trực tiếp, mời chuyên gia… thì các doanh nghiệp có thể tích hợp e-learning và hệ thống LMS để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm ngân sách tối ưu.
Các khóa học e-learning được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn VAME, tức là có đầy đủ bài giảng trực tuyến, kiến thức chuyên môn, tài nguyên đính kèm, bài thi kiểm tra năng lực… giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Để biết nhân viên tự học có đạt hiệu quả hay không, có cải thiện hiệu suất làm việc không, có áp dụng kiến thức đã học vào công việc không hay các kỹ năng có tiến bộ, phát triển không thì bạn cần thực hiện đo lường năng lực tự học của nhân viên. Vậy đo lường như thế nào?
Điều này rất đơn giản với hệ thống quản lý học tập LMS, không chỉ có các chỉ số đo lường mà còn giúp bạn tạo báo cáo tự động. Từ đó bạn sẽ có những phân tích, đánh giá khách quan về tình hình học tập của đội ngũ nhân sự.
Ví dụ: Đo lường khả năng tự học của nhân viên tại Gitiho như sau:
Trên hệ thống LMS, đã có sẵn các chỉ số đo lường năng lực tự học của một nhân sự hoặc theo phòng/ban như:
Như vậy, bạn nhân sự thuộc bộ phận HR đã tự học các khóa liên quan đến chuyên môn để có thể củng cố thêm kỹ năng và mở rộng kiến thức về nghề, qua đó phục vụ công việc được tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng tự học của nhân sự trên không được đánh giá cao bởi việc học của bạn ấy diễn ra không thường xuyên.
Các khóa thường cách nhau khoảng gần 1 tháng như 26/11/2022 bạn ấy học khóa “Khóa học kỹ năng viết email hiệu quả và chuyên nghiệp” thì phải đến gần 1 tháng sau 28/12/2023 bạn ấy mới tiếp tục học thêm một khóa là “Khóa học định hướng cho nhân sự mới”. Sau đó 2 khóa tiếp theo bạn ấy học lại cách nhau 1.5 tháng.
Hơn nữa, các khóa học sau của bạn ấy lại có tỷ lệ hoàn thành không đạt, chỉ hơn 50%, tức là bộ phận LnD cần xem lại các khóa học đó cần cải thiện những gì hay kiến thức đó không phù hợp với bạn nhân sự đó.
Ví dụ trong báo cáo hoàn thành khóa học của một bạn khác, có thể thấy khả năng tự học của bạn ấy diễn ra thường xuyên hơn. Các khóa bạn ấy học thường chỉ cách nhau 1 tuần hoặc vài ngày.
Xem thêm: 3 công cụ giúp theo dõi tiến độ đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, để phát triển năng lực tự học của nhân viên thì rất cần sự định hướng của lãnh đạo, bộ phận nhân sự hay bộ phận LnD. Để thực hiện điều này, tại Gitiho đã xây dựng lộ trình học tập cho nhân viên và cho học viên dựa trên kỹ năng và ngành nghề. Nếu mất định hướng học tập và không biết học từ đâu, nhân viên có thể tự học dựa trên lộ trình học tập đã được thiết kế sẵn.
Xem thêm: Cách xây dựng lộ trình học tập cho doanh nghiệp với hệ thống LMS
THÚC ĐẨY NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA NHÂN VIÊN VỚI GITIHO FOR LEADING BUSINESS
Có thể thấy rằng, trong thời đại luôn luôn thay đổi như hiện nay, việc học tập liên tục và năng lực tự học là rất quan trọng. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ khi vừa khỏi ghế nhà trường. Một nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho thấy có 32% công việc hiện tại có khả năng thay đổi đáng kể trong tương lai, 14% công việc khác có thể hoàn toàn được tự động hóa. Tuy nhiên chỉ có ⅖ người trưởng thành (chiếm 41%) tham gia vào quá trình đào tạo. Và tất nhiên, những nhân viên không tự học, không phát triển kỹ năng có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
Với những giá trị và lợi ích của việc phát triển năng lực tự học của nhân viên trong tổ chức, không chỉ tạo nên môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà nó còn đặt nền móng cho sự thành công bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào.