Phân biệt hàng chỉ định và hàng freehand trong xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ kiến thức về hàng chỉ định và hàng freehand cũng như cách phân biệt 2 loại hàng này. Hãy cùng theo dõi để nắm bắt thêm kiến thức về xuất nhập khẩu nhé.

Thông thường, trong hầu hết các chuỗi cung ứng quốc tế thì mặt hàng thuộc nhóm điều kiện E,F sẽ do Cnee book tàu và thanh toán cước vận tải. Nếu mặt hàng thuộc nhóm điều kiện C, D thì Shipper sẽ làm phần việc này. Do vậy, hàng hóa vận tải quốc tế được chia làm 2 loại là hàng chỉ định và hàng freehand. 

Phân biệt hàng chỉ định và hàng freehand

Trước hết các bạn quan sát sơ đồ chuỗi cung ứng như sau:

Phân biệt hàng chỉ định và hàng freehand trong xuất nhập khẩu

Hàng chỉ định là gì?

Trong sơ đồ chuỗi cung ứng trên, các bạn có thể thấy được Forwarder 1 (FWD1) và Forwarder 2 (FWD2) là đại lý của nhau. Giả sử, Forwarder 2 đang bán dịch vụ cho Cnee nhập hàng từ Shipper từ Việt Nam sang Malaysia theo điều kiện loại FOB thì Cnee sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển quốc tế. Điều đó có nghĩa là Cnee sẽ chịu trách nhiệm thuê tàu và trả cước biển. Forwarder 2 sẽ đứng ra để book tàu cho Cnee và kết nối với các Forwarder ở Việt Nam rồi chọn được Forwarder 1 là bên cung cấp mức giá tốt nhất. Khi Forwarder 1 nhận yêu cầu từ Forwarder 2 về việc kết nối với Shipper để vận chuyển hàng hóa từ cảng Việt Nam đến cảng Malaysia thì có nghĩa là Forwarder 1 là bên bị chỉ định. 

Hoặc trong trường hợp ngược lại, Forwarder 1 tại đầu Việt Nam hỗ trợ Shipper trong việc làm thủ tục và vận chuyển hàng sang Malaysia. Khi đó, Forwarder 1 chọn được Forwarder 2 là đơn vị được ủy nhiệm để hỗ trợ Cnee trong các công việc như phát DO, làm thủ tục hải quan, làm trucking. Như vậy thì Forwarder 2 lại là đơn vị bị chỉ định bởi Forwarder 1.

Nói tóm lại, các bạn có thể hiểu là: Hàng chỉ định hay còn gọi là hàng nominated là loại mặt hàng mà bên mua sẽ chỉ định hãng tàu và thanh toán cước vận chuyển hàng hải quốc tế. Nếu bên mua không tự làm công việc này thì họ sẽ thuê dịch vụ của các Forwarder để được hỗ trợ từ việc book tàu đến làm các thủ tục vận chuyển quốc tế và nội địa còn họ chỉ thanh toán chi phí.

Phân biệt hàng chỉ định và hàng freehand trong xuất nhập khẩu

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam phần 1

Hàng freehand là gì?

Hàng freehand thì ngược lại với hàng chỉ định vì bên bán (Shipper) sẽ là bên chịu trách nhiệm book tàu và thanh toán cước vận tải đường biển quốc tế. Trong trường hợp này, nhiệm vụ của các Forwarder là bán được dịch vụ book tàu, làm các thủ tục xuất khẩu cho Shipper.

Ví dụ: Forwarder 1 bán được dịch vụ cho Shipper cho hàng xuất khẩu theo điều kiện CIF. Hàng đi từ kho của Shipper đến cảng biển tại Việt Nam, xếp hàng lên tàu rồi đến cảng biển ở bên phía Malaysia thì được gọi là hàng freehand. 

Hoặc nếu Forwarder 2 bán được dịch vụ cho Cnee nhập khẩu theo điều kiện EXW thì tức là Forwarder 2 thay Cnee làm rất nhiều công đoạn từ kho của Shipper đi đến cảng Việt Nam, vận tải bằng tàu qua đường biển quốc tế rồi đến kho của Cnee thì đó cũng được gọi là hàng freehand.

Ví dụ: 

  • Cnee B ở TP.HCM, nhập khẩu hàng quạt của shipper A ở Bangkok.
  • Điều kiện nhập khẩu: FOB (Bangkok)
  • Vol (lượng hàng): 2 x 40'

Các bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để hình dung rõ hơn:

Phân biệt hàng chỉ định và hàng freehand trong xuất nhập khẩu

Khi đó sẽ có một số chi phí mà FWD2 cần báo giá cho Cnee B như sau:

  • Chi phí book tàu (OF) 2 x 40' cho Cnee B từ Bangkok - HCM (Nhờ FWD1 book hộ).
  • Local charge tại cảng HCM, phí nâng hạ,…
  • Thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng tại HCM, thuế nhập khẩu, thuế VAT,..
  • Phí trucking về kho của Cnee B ở Bình Dương.

Đối với loại hàng freehand như thế này thì Forwarder sẽ có thể tăng doanh thu vì có thể tự chọn hãng tàu cho khách hàng của bạn. 

Xem thêm: Các loại công ty logistics và lợi thế cạnh tranh trong ngành

Kết luận

Hy vọng bài chia sẻ của chúng mình có thể giúp các bạn dễ dàng phân biệt được hàng chỉ định và hàng freehand. Đây là kiến thức quan trọng, nhất là vứi các bạn làm Sales Forwarder để có thể tìm kiếm khách hàng và bán dịch vụ hiệu quả hơn. Nếu các bạn muốn được học kiến thức, nghiệp vụ về Logistics Forwarder thì hãy đăng ký khóa học dưới đây:

Khóa học nghiệp vụ Logistics Forwarder Thực tế Online

Khóa học sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về thị trường thị trường logistics, forwader. Đồng thời bạn cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề sales như tìm kiếm, tiếp cận và phân tích khách hàng; các kỹ năng liên quan đến tư vấn, chốt sales và cách chăm sóc khách hàng hiệu quả, mang lại sự hài lòng và gắn bó lâu dài với công ty của bạn. 

Khóa học được giảng dạy bởi chuyên gia đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - logistics. Các bạn có thể vừa học vừa trao đổi qua mục Hỏi - Đáp ngay bên dưới video để hiểu rõ kiến thức hơn. Đặc biệt, Gitiho không giới hạn thời gian và số lượt học nên các bạn có thể thoải mái sắp xếp lịch học phù hợp cho bản thân. Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông